Công nghệ Cloud điện toán đám mây trong kỷ nguyên số 2023

Công nghệ Cloud điện toán đám mây trong kỷ nguyên số 2023

Chia sẻ kiến thức 03/08/2022

Công nghệ Cloud điện toán đám mây được hình thành hơn 60 năm nay và đã chứng minh được tầm quan trọng trong việc chia sẻ, quản lý, lưu trữ dữ liệu. Những ứng dụng của Cloud điển hình như Microsoft 365, Google Drive, Zoom, phần mềm SaaS,...

Công nghệ Cloud điện toán đám mây
Công nghệ Cloud điện toán đám mây

1. Công nghệ Cloud điện toán đám mây là gì

Công nghệ điện toán đám mây là công nghệ cho phép người dùng truy cập vào bộ nhớ, phần mềm và máy chủ thông qua các thiết bị được kết nối internet: máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng và thiết bị đeo được. Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lưu trữ và xử lý dữ liệu ở một vị trí tách biệt với người dùng cuối.

Về cơ bản điện toán đám mây có khả năng lưu trữ và truy cập dữ liệu và chương trình qua internet thay vì trên ổ cứng. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp ở mọi quy mô đều có thể khai thác phần mềm và cơ sở hạ tầng CNTT mạnh mẽ để trở nên lớn hơn, gọn gàng hơn và nhanh nhẹn hơn, cũng như cạnh tranh với các công ty lớn hơn nhiều. Không giống như phần cứng và phần mềm truyền thống, điện toán đám mây giúp các doanh nghiệp luôn dẫn đầu về công nghệ mà không cần phải đầu tư lớn vào việc tự mua, bảo trì và bảo dưỡng thiết bị.

>>> Xem thêm bài viết:  Điện toán đám mây là gì? Công nghệ Cloud được hoạt động như thế nào?

2. Lịch sử ra đời của công nghệ điện toán đám mây

Công nghệ Cloud điện toán đám mây
Lịch sử ra đời của công nghệ điện toán đám mây

Lịch sử cùng sự phát triển của công nghệ cloud điện toán đám mây bắt đầu từ những năm 1950 và 1960. Vào năm 1950, các công ty bắt đầu sử dụng máy tính nhiều hơn nhưng chi phí để mua máy tính lại quá đắt để mỗi người dùng sử dụng. Vì vậy, vào đầu những năm 1960 một giải pháp công nghệ nhằm chia sẻ thời gian truy cập dữ liệu hiệu quả.

Chia sẻ thời gian cho phép người dùng truy cập đồng thời nhiều phiên bản máy tính, tối đa hóa sức mạnh xử lý và giảm thiểu thời gian chết trong tổ chức. Ý tưởng này đại diện cho việc sử dụng tài nguyên điện toán chia sẻ đầu tiên – nền tảng của điện toán đám mây hiện đại.

Bằng cách sử dụng mạng toàn cầu bắt nguồn từ năm 1969 khi nhà khoa học máy tính người Mỹ JCR Licklider giúp tạo ra mạng nghiên cứu nâng cao – gọi là tiền thân của Internet. Licklider có mục tiêu kết nối các máy tính trên toàn cầu theo cách cho phép người dùng truy cập các chương trình và thông tin từ bất kỳ vị trí nào.

Vào những năm 1970 công nghệ cloud điện toán đám mây bắt đầu có hình dạng hữu hình hơn với sự ra đời của máy ảo đầu tiên cho phép người dùng chạy nhiều hơn một hệ thống điện toán trong một thiết bị vật lý. Chức năng của các máy ảo này đã dẫn đến khái niệm ảo hóa ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của điện toán đám mây.

Trong những năm 1970 và 1980 một số công ty như: Microsoft, Apple và IBM đã phát triển các công nghệ đám mây và nâng cao việc sử dụng máy chủ đám mây và máy chủ lưu trữ. Sau đó, vào năm 1999, Salesforce trở thành công ty đầu tiên cung cấp các ứng dụng kinh doanh từ một trang web.

Đến năm 2006, Amazon ra mắt AWS – cung cấp các dịch vụ như điện toán và lưu trữ trên đám mây. Sau đó, các công ty công nghệ lớn khác, bao gồm Microsoft và Google đã tung ra các dịch vụ đám mây của riêng họ để cạnh tranh với AWS.

>>> Đọc thêm: Từ A-Z về công nghệ điện toán đám mây Cloud

3. Yêu cầu bảo mật công nghệ điện toán đám mây

Điện toán đám mây là gì
Yêu cầu bảo mật công nghệ điện toán đám mây

Bảo mật vẫn là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp đang dự tính áp dụng đám mây đặc biệt là việc áp dụng đám mây công cộng. Các đơn vị cung cấp cloud công khai chia sẻ cơ sở hạ tầng phần cứng cơ bản của họ giữa nhiều khách hàng. Vì đám mây công cộng là một môi trường nhiều người sử dụng do đó đòi hỏi sự cô lập giữa các tài nguyên. Đồng thời, quyền truy cập vào kho lưu trữ đám mây công cộng và tài nguyên tính toán cần được bảo vệ bởi thông tin đăng nhập tài khoản.

4. Các ví dụ về điện toán đám mây

Điện toán đám mây được hoạt động như thế nào
Công nghệ cloud điện toán đám mây so với lưu trữ truyền thống

Điện toán đám mây đã phát triển và đa dạng như một loạt dịch vụ được thiết kế để phù hợp với hầu hết mọi nhu cầu kinh doanh có thể hình dung được. Ví dụ:

  • Google Docs, Microsoft 365. Người dùng có thể truy cập Google Docs và Microsoft 365 thông qua internet. Người dùng có thể làm việc hiệu quả hơn vì họ có thể truy cập các bản trình bày công việc và bảng tính được lưu trữ trên đám mây mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị.
  • Email, Calendar, WhatsApp, Skype: Email, Calendar, Skype và WhatsApp sử dụng công nghệ cloud điện toán đám mây để cung cấp cho người dùng quyền truy cập dữ liệu từ xa để họ có thể truy cập dữ liệu cá nhân của mình trên mọi thiết bị và bất cứ khi nào.
  • Zoom: Là một nền tảng phần mềm dựa trên đám mây dành cho họp trực tuyến bao gồm: video và âm thanh, ghi lại cuộc họp và lưu chúng vào đám mây. Zoom cho phép người dùng truy cập ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Một nền tảng giao tiếp và cộng tác phổ biến khác có thể nhắc tới như Microsoft Teams.

5. Công nghệ cloud điện toán đám mây so với lưu trữ truyền thống

Công nghệ cloud điện toán đám mây
Công nghệ cloud điện toán đám mây so với lưu trữ truyền thống

Dịch vụ cloud điện toán đám mây có ba đặc điểm khác biệt để phân biệt với dịch vụ lưu trữ web truyền thống:

  • Nhiều người dùng có thể truy cập vào nền tảng cùng lúc, dữ liệu cập nhật liên tục và có tính real-time.
  • Người dùng có thể sử dụng một phân hệ, một tính năng bất kỳ không phù thuộc vào các tính năng khác.
  • Dịch vụ được quản lý hoàn toàn bởi nhà cung cấp do vậy người tiêu dùng không cần gì ngoài máy tính cá nhân và truy cập internet.

>>> Đọc ngay: 5 xu hướng công nghệ thúc đẩy AI, Cloud và Phân tích dữ liệu năm 2022

6. Tương lai của Công nghệ cloud điện toán đám mây

Hơn 30% các nhà ra quyết định về CNTT của doanh nghiệp đã xác định công nghệ Cloud điện toán đám mây là ưu tiên hàng đầu của họ trong năm 2019, theo “RightScale 2019 State of the Cloud Report”.

Tương lai của Công nghệ cloud điện toán đám mây
Tương lai của Công nghệ cloud điện toán đám mây

Các nhà cung cấp đám mây như IBM và VMware, Amazon đang tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu CNTT của doanh nghiệp bằng cách loại bỏ các rào cản đối với việc áp dụng đám mây công cộng như: lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, nâng cấp, gia hạn, bảo mật. Điều này đã khiến các doanh nghiệp hoàn toàn bị thuyết phục để sử dụng cloud trong những năm tới vào tất cả các lĩnh vực.

Ngoài ra, đối với điện toán không máy chủ các nhà phát triển chỉ cần tạo mã và nhà cung cấp đám mây sử dụng mã đó trong các ứng dụng, phần mềm có kết nối mạng. Người dùng chỉ phải trả cho số lượng giao dịch mã đó đã thực hiện. AWS Lambda, Google Cloud Functions và Azure Functions là những ví dụ về các dịch vụ điện toán không máy chủ.

>> Đọc ngay chuỗi bài viết liên quan:

Từ A-Z về công nghệ điện toán đám mây Cloud

Điện toán đám mây là gì? Công nghệ Cloud được hoạt động như thế nào?

Ứng dụng Công nghệ Cloud điện toán đám mây trong kỷ nguyên số 2022

Top 5 Công dụng điện toán đám mây Cloud trong Giáo dục

9 Lợi ích của điện toán đám mây thay thế các phần mềm on-premise

Nguyễn Cúc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!