Gặp thủ lĩnh team xSeries tại FPT Edu Hackathon
Là đội trưởng của team xSeries dự thi FPT Edu Hackathon, Mai Trọng Nghĩa (sinh năm 1998) gây ấn tượng với profile của một người đầy đam mê, máu lửa với lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo.
- Nữ giới theo nghề IT có “thua thiệt” hơn nam giới?
- Nhóm học sinh lớp 12 tại Hà Nội ứng dụng AI làm sản phẩm hỗ trợ điều trị Covid 19
- Sinh viên trực tuyến xây dựng phần mềm hỗ trợ chụp và sử dụng MRI
- Những khoảnh khắc tình bạn khó quên tại Chung kết FPT Edu Hackathon của sinh viên FUNiX
- Bản tin lúc nửa đêm về FPT Edu Hackathon 2021
- Sinh viên FUNiX xây dựng hệ thống trích xuất thông tin hóa đơn tại FPT Edu Hackathon
- FPT Edu Hackathon: Các chiến binh FUNiX trước “giờ G” vòng sơ loại
- Nữ sinh Hải Phòng và bảng vàng thành tích công nghệ
Hiện là sinh viên năm cuối ngành An ninh mạng – Học viện Kỹ thuật Mật Mã, Mai Trọng Nghĩa đã có hai năm bén duyên với AI. Ở năm cuối đại học, Nghĩa vừa tận dụng thời gian để hoàn thành sớm khóa học Data Science của FUNiX, vừa chạy nước rút để hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Cậu đồng thời còn tham gia nghiên cứu và viết paper cùng với giảng viên tại trường về áp dụng học máy vào mạng bảo mật và an ninh mạng, làm thêm một số dự án về học máy và là tác giả của blog công nghệ Maitrongnghia.com – chủ yếu chia sẻ về học máy.
Dự thi FPT Edu Hackathon, Nghĩa bị hấp dẫn bởi chủ đề năm nay là “Dùng AI nhận diện hình ảnh” với tổng giải thưởng lên tới 150 triệu đồng.
“Cùng với 3 thành viên khác đều là sinh viên FUNiX ở Hà Nội và Tp.HCM, tụi mình đặt mục tiêu sẽ chinh phục giải thưởng cao nhất của cuộc thi” – Mai Trọng Nghĩa chia sẻ.
Vốn là dân chuyên Toán nên Nghĩa luôn ấp ủ tìm hướng đi có thể vừa kết hợp hai niềm đam mê là Toán và lập trình. Chàng trai quê Sơn La tình cờ biết đến AI thông qua một đề tài nghiên cứu khoa học ở trường đại học khi đang là sinh viên năm thứ hai: Ứng dụng deep learning vào phát hiện mã độc trên hệ thống Android.
“Lúc đọc đề tài, mình chẳng hiểu gì so với các đề tài còn lại nên mình đã đăng kí tham gia nghiên cứu đề tài này và… không đoạt giải gì. Năm sau, mình tiếp tục chọn đề tài này để nghiên cứu, thì đạt giải Nhì nghiên cứu khoa học cấp học viện với kết quả chỉ kém giải nhất một chút thôi” – Nghĩa nhớ lại.
Sau đó, cậu đi làm thêm ở một công ty công nghệ, tiếp tục được tiếp xúc với những người làm AI. Nhờ vậy Nghĩa càng thêm nung nấu ý định theo đuổi lĩnh vực này.
Tháng 6/2020, chàng sinh viên apply thành công thuyết phục nhà tài trợ Kalapa trao học bổng toàn phần khóa học Data Science của FUNiX nhờ quyết tâm và sự thành thực của bản thân.
“Đây có thể coi là một “bước ngoặt” đối với mình, bởi trước đó, kiến thức về AI chủ yếu mình học qua mạng, đọc sách…Lần đầu tiên mình được tham gia một khóa học bài bản về AI” – Nghĩa nói.
Bảy tháng ở FUNiX, Nghĩa miệt mài học tập, mỗi ngày đều dành khoảng một tiếng để học online và nửa giờ tiếp theo để ghi chép và xem thêm tài liệu. Cậu còn dành thời gian viết blog chủ yếu xoay quanh deep learning dựa trên những gì học được – vừa để hệ thống kiến thức, vừa để chia sẻ với những người chưa có điều kiện học tập như chính mình trước đó.
“FUNiX cung cấp cho mình mindset rõ ràng về Data Science, trong chương trình được học về học máy, học sâu và thực hành rất nhiều với một số thư viện học máy. Nhờ FUNiX, kiến thức của mình hoàn thiện rất nhiều, thành thạo hơn khi thao tác với các thuật toán và thư viện học máy. Đặc biệt điều mình tâm đắc nhất là được hỏi đáp và gặp gỡ nhiều mentor giỏi và tâm huyết chỉ ra thiếu sót, giải thích những vấn đề đó cho mình – điều mà tự học một mình khó có được” – Nghĩa nhận xét.
Mai Trọng Nghĩa ấn tượng nhất bởi cách truyền đạt kiến thức dễ hiểu của mentor Nguyễn Quý, và học được nhiều từ lối tư duy cực kỳ chủ động của mentor Nguyễn Hải Nam. Cậu học được từ hai mentor ruột của mình rằng, làm việc là đào sâu và hiểu rõ vấn đề, khi gặp vấn đề khó thì mạnh dạn trao đổi để giải quyết thay vì lảng tránh, ngần ngại…
Ngoài mentor, Hannah FUNiX cũng hỗ trợ cậu rất nhiều trong suốt quá trình học.
“Hannah với mình như một người chị vậy. Nhớ có lần tài khoản học của mình bị lỗi, Hannah Vân đã sốt sắng “kêu cứu” và trao đổi liên tục để giúp mình khắc phục nhanh chóng nhất, kịp tiến độ học. Còn Hannah Quỳnh Mai thì thường xuyên trò chuyện, hỗ trợ cho mình bất cứ lúc nào dù là đêm muộn hay mới rạng sáng, hễ cần là mình có thể gọi Hannah bất cứ lúc nào” – Nghĩa cảm động nhớ lại.
Theo Mai Trọng Nghĩa, học online nói chung và ở FUNiX nói riêng, người học cần tinh thần tự học và tính kỷ luật rất cao, bởi chỉ cần xao nhãng, bỏ học khoảng hai – ba ngày cũng rất mất thời gian để lấy lại được đà học.
Riêng Nghĩa, khi làm bất cứ điều gì cũng như khi học FUNiX, cậu luôn đặt mục tiêu rõ ràng và không bao giờ có suy nghĩ bỏ cuộc. Tinh thần “làm được mới thôi” đã giúp chàng sinh viên thực hiện kế hoạch đã đề ra và chinh phục giấc mơ của mình.
Tại FPT Edu Hackathon năm nay, tinh thần ấy cũng giúp Nghĩa kiên định cùng các đồng đội vượt nhiều khó khăn thử thách: Sự cách biệt địa lý, sự thách thức về mặt kiến thức, áp lực thời gian khi vừa dự thi vừa “kham” nhiều việc quan trọng. Đặc biệt, các đối thủ tại FPT Edu Hackathon cũng là những đội “nặng ký”. Dù vậy, Nghĩa luôn khích lệ các thành viên của đội mình cố gắng hết sức. Ở chặng đua đầu tiên – vòng loại Ý tưởng, cả nhóm đã giành vị trí thứ 4, một kết quả khá tốt ở lần dự thi đầu tiên. Nhóm đặt mục tiêu sẽ tiếp tục cố gắng làm tốt hơn nữa ở các vòng sau.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)