25 năm – 25 câu chuyện về FPT – Phần 2
Founder Nguyễn Thành Nam chia sẻ 25 câu chuyện về FPT.
“Tên một công ty tin học thành công là phải có 3 chữ cái. Nên chúng ta cũng phải thế”. Các nhà sáng lập ra FPT đã tranh luận với nhau như vậy trong những ngày đầu. Công ty mà họ nói đến là công ty nào vậy? Người tình trong mộng của họ là ai vậy?
Đó là International Business Machine hay nói ngắn gọn IBM. Một trong top 50 những công ty vĩ đại nhất thế giới. Năm 1994, ngay sau khi tổng thống Clinton bãi bỏ lệnh cấm vận, IBM trở thành công ty Mỹ đầu tiên mở văn phòng đại diện tại Việt nam cùng với CocaCola. Cùng ngày, IBM công bố FPT trở thành đối tác Việt Nam đầu tiên của mình. Kể từ đó IBM đã luôn song hành cùng mọi thành công với FPT. Từ phần cứng hệ thống máy chủ cho ngân hàng đến giới thiệu khách hàng cho xuất khẩu phần mềm. Từ việc nhỏ như bản mẫu check-point cho nhân viên, đến đại sự như cải tổ hệ thống quản lý tài chính công Việt nam.
“An Elephant Can Dance”: IBM truyền cho chúng tôi niềm tin là bạn vừa có thể là một công ty lớn mà vẫn tràn đầy khát khao và năng lực đổi mới để trường tồn.
Hè năm 1995, sau một thời gian dài phân tán nhiều địa điểm, FPT lại tụ tập ở 1A Yết kiêu. Như cá gặp nước, các loại thơ ca,hò vè, văn vẻ ra như suối. Anh Bình gọi Vũ Thanh Hải, lúc đó là tiến sĩ kinh tế mới tốt nghiệp ở Nga về đến bảo: anh muốn làm một tờ báo nội bộ. Thang Đức Thắng, cũng dân MGU cũ, được mời đến làm cố vấn. Trong 1 quán café trên đường Yết Kiêu, chúng tôi đặt tên cho báo là Chúng ta. Anh Bình nói: FPT sẽ lớn mạnh và Chúng ta sẽ là sợi dây tình kết nối tất cả các thành viên FPT.
Và thế là tờ báo nội bộ chắc là lâu đời và uy tín nhất Việt nam được khai sinh ngày 31/12/1995. Có nhiều công ty, tổ chức giàu có hơn, quyền lực hơn đã thử nghiệm nhưng không duy trì được hoặc duy trì một cách hình thức.
“Chúng ta” đã sống khỏe nhờ đội ngũ cộng tác viên nhiệt tình, đam mê và nhờ sự nhẫn nại, kiên định, sẵn sàng vượt qua mọi dèm pha để duy trì sự sống cho “đứa con tinh thần” của chị Vũ Thanh Hải, tổng biên tập đầu tiên.
Chúng ta sẽ mãi đồng hành cùng với FPT!
Sau Vietnam Airlines, ngành ngân hàng bắt buộc phải hội nhập. Năm 1994, ngân hàng nhà nước ra chủ trương Hiện đại hóa ngành ngân hàng thông qua sử dụng công nghệ thông tin. Năm 1995, Anh Vũ Viết Ngoạn, khi đó là tổng giám đốc VietcomBank đã quyết định VietcomBank phải là ngân hàng thương mại lĩnh ấn tiên phong trong việc triển khai CoreBanking. Anh tin tưởng FPT sẽ giúp mình thực hiện được quyết tâm đó. Biết chúng tôi còn bỡ ngỡ, anh đã sử dụng tối đa lợi thế của bên A để yêu cầu các đối tác công nghệ phải hỗ trợ FPT. Anh và Đào Minh Tuấn đã dẫn chúng tôi bay sang New York thăm hầm vàng của cục dự trữ liên bang Mỹ, đến tận Rochester để ngắm những chiếc máy AS/400 đang xuất xưởng cho Việt nam. Với hệ thống công nghệ tiên tiến, VietcomBank đã liên tiếp tung ra những sản phẩm hết sức mới lúc đó như: quản lý tiền mặt tập trung cho doanh nghiệp, quản lý tài khoản động, thẻ ATM…. khởi đầu cho một ngành dịch vụ tài chính dựa vào công nghệ. VietcomBank đã đặt nền tảng cho mảng Dịch vụ ngân hàng của FPT.
Ở Việt Nam, công nghệ thông tin tự thân nó không có nhiều ý nghĩa. CNTT chỉ phát triển khi nó song hành góp phần làm thay đổi căn bản chất lượng dịch vụ và năng suất lao động của các ngành kinh tế khác.
Trong dịp kỷ niệm 5 năm thành lập FPT, có một đoàn sinh viên Đại học Harvard đến FPT, hỏi han, ghi chép. Chẳng ai biết họ làm gì, ai đưa họ về?
Năm 1996, có một phụ nữ Việt nam tốt nghiệp Harvard, đến thuyết phục FPT làm đối tác phân phối điện thoại di động cho Motorola. Cái gì? Điện thoại di động to như cục gạch, đắt lòi mắt thế này ai mà dùng? Mà nếu có phổ cập thì nhà mạng họ sẽ tự bán đâu đến lượt mình. Cô gái vẫn nhẹ nhàng: các anh cứ tin em, giao cho em một bạn trẻ thật năng động, em sẽ tự tổ chức. Ngành phân phối điện thoại di động đã ra đời như vậy đấy.
Người phụ nữ Việt Nam lúc đó là chị Đinh Thị Hoa, hiện là chủ tịch HĐQT công ty Thiên Ngân. Chị cũng chính là người đã đưa nhóm sinh viên Mỹ về Việt nam thực tập năm 1993. Còn cậu thanh niên đi theo chị Hoa bây giờ đã là chủ tịch của FTG, anh Trần Quốc Hoài. Hoài đã cùng các đồng đội như Bùi Ngọc Khánh, Lê Hoàng Hải, Tạ Xuân Thủy… đã đặt những viên gạch đầu tiên để ngành này trở thành một trong những đơn vị mang lại lợi nhuận lớn nhất cho FPT đến tận năm 2007. Hôm nay họ lại là những người tiên phong mở mang thị trường tại Myanmar.
Tháng 4-1994, Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nhận được một yêu cầu từ Văn phòng Thủ tướng Thụy Điển về việc thiết lập một hệ thống email để Thủ tướng Carl Bildt có thể trực tiếp liên lạc, trao đổi công việc với Thủ tướng Việt Nam lúc ấy là ông Võ Văn Kiệt. Với chiếc máy tính xách tay gọn nhẹ, KS Trần Bá Thái cùng vài đồng nghiệp đã đến Văn phòng Thủ tướng lắp đặt email cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ trong 30 phút, với địa chỉ vvk@badinh.ac.vn. Và thế là Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Carl Bildt trở thành cặp nguyên thủ quốc gia thứ hai trên thế giới trao đổi công việc qua Internet.
Năm 1996, FPT đưa vào hoạt động mạng công cộng có tên là Trí tuệ Việt nam. Tuy chưa kết nối được ra nước ngoài, TTVN đã mang lại cho các thanh niên Việt nam một môi trường mới đầy hứng khởi. Năm 1997, Việt nam kết nối hạ tầng với mạng Internet toàn cầu và FPT được lựa chọn là nhà cung cấp thiết bị, đồng thời là Nhà cung cấp kết nối (ISP). Là ISP duy nhất không thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông, FPT đã là chất xúc tác để Internet Việt nam phát triển như vũ bão. Trên những kinh nghiệm thu được khi điều hành mạng TTVN, Trương Đình Anh và các bạn trẻ Chu Thanh Hà, Nguyễn Văn Khoa, Lã Hồng Nguyên, Nguyễn Thu Huệ… đã góp phần to lớn đưa Việt Nam thành 1 trong những nước có hạ tầng truy nhập Internet tốt nhất thế giới.
Nguồn: Facebook Nguyễn Thành Nam
TS. Nguyễn Thành Nam – Founder FUNiX được biết đến là một trong 13 thành viên sáng lập Tập đoàn FPT, ông Nguyễn Thành Nam có những đóng góp to lớn cho tập đoàn này trước khi tham gia vào lĩnh vực giáo dục. Năm 2015, ở tuổi năm mươi tư, ông là người sáng lập FUNiX – đơn vị tiên phong trong đào tạo trực tuyến của Việt Nam. Sau 6 năm thành lập (13/10/2015), hiện FUNiX có trên 13.000 học viên, trên 5.000 mentor môn là các chuyên gia/cố vấn đang sinh sống ở Việt Nam và 34 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là một mô hình giáo dục chưa từng có ở Việt Nam, mang đến cơ hội học tập lập nghiệp trong lĩnh vực CNTT cho tất cả mọi người quan tâm đến công nghệ. |
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX
Bài liên quan
Founder FUNiX: Bố mẹ thờ ơ, đừng mơ giúp con hướng nghiệp
Founder FUNiX TS. Nguyễn Thành Nam nhận định phụ huynh cần coi việc đồng hành cùng con trong hành trình hướng nghiệp là một ưu tiên.
Thế mạnh để Việt Nam độc lập trong cách mạng công nghệ
Founder FUNiX Nguyễn Thành Nam trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ về câu chuyện làm công nghệ xuyên qua lịch sử, FUNiX và lựa chọn của người Việt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Ngôi sao trên chiếc MiG 17
VnExpress - Hơn 10 năm trước, chúng tôi - những lập trình viên Việt Nam - tìm mọi cách thuyết phục hãng Boeing để tham gia vào dự án Digital Aviation của họ. Một dự án đầy thách thức.
'Make thing'
VnExpress - Tôi có nhiều duyên nợ với Bách khoa Hà Nội. Bố mẹ tôi là sinh viên khóa một. Vợ tôi là giảng viên từ khi đi làm đến lúc về hưu. Nhiều đồng đội của tôi ở Fsoft...
Làm việc với người Mỹ
VnExpress - Năm 2000, chúng tôi bắt đầu chiến dịch xuất khẩu phần mềm; thị trường nhắm đến không nơi nào khác, là Mỹ.
Phản biện
VnExpress - Khái niệm phản biện xã hội rất hay được nhắc đến gần đây và được coi là một thước đo để đánh giá mức độ dân chủ của xã hội.
Đài ABC News (Mỹ) phỏng vấn Founder FUNiX
Nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Việt Nam, PV của ABC News Live (https://abcnews.go.com/Live) đã phỏng vấn Founder FUNiX Nguyễn Thành Nam với mong muốn cho khán giả Mỹ thấy được một Việt Nam mà phần...
Founder FUNiX: ChatGPT là "mưa rào giữa nắng trưa" với giáo dục
Founder FUNiX viết về con chát-bốp (ChatGPT Bot) đang làm các thầy cô và các nhà quản lý giáo dục sợ hãi nhưng ở FUNiX lại giúp cho sinh viên bớt sợ!
Bình luận (0
)