FUNiX – bệ phóng vững chắc để bước vào lĩnh vực công nghệ
Là một du học sinh Mỹ ngành Quản trị Kinh doanh, Nguyễn Đỗ Phương Uyên có cũ rẽ chuyển ngành ngoạn mục sang Khoa học máy tính. Chia sẻ với xTer tại chương trình xTalk ngày 28/8, Uyên khẳng định FUNiX là bệ phóng tuyệt vời giúp cô bước vào lĩnh vực công nghệ vững chắc hơn.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Xtalk 176: Nữ sinh trở thành cử nhân công nghệ sớm nhờ học trực tuyến
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
Với vốn nền tảng IT bằng 0, Nguyễn Đỗ Phương Uyên đã làm gì để có thể chinh phục hướng đi mới của mình? Câu trả lời chính là bằng sự nỗ lực tới 200% khả năng của bản thân. Và trong hành trình đó, Uyên tiết lộ, kiến thức nền tảng về Data Science – khóa học thuộc xSeries FUNiX đã làm bệ phóng quan trọng để Uyên tiếp tục đón nhận những cơ hội lớn hơn trong ngành.
Tháng 6/2020, Phương Uyên giành được học bổng toàn phần Kalapa cho khoá học Data Science tại FUNiX. Cô đã tận dụng mọi kiến thức nền tảng, cơ hội từ FUNiX để biến đây trở thành bệ phóng vững chắc, giúp mình gia nhập lĩnh vực mới.
Theo Phương Uyên, các kiến thức nền tảng về Data Science ở FUNiX đã giúp cô chinh phục cuộc thi “Datathon Women in Data Science 2021” trên Kaggle và vào Top 140 đội thế giới, cũng như trở thành thực tập sinh Data Science tại tập đoàn tài chính lớn của Mỹ, dù lúc đó cô mới chỉ là sinh viên năm cuối. Theo đó, giai đoạn học FUNiX cũng là lúc Uyên phải nghỉ học tại Mỹ do ảnh hưởng của Covid. Cũng nhờ vậy, Uyên có thể học FUNiX vào bất cứ khi nào có thời gian rảnh rỗi.
“Bản thân mình xác định theo đuổi Data Science là một thử thách, nhưng cũng là một hướng đi đúng. Bản thân mình khi biết đây là đam mê của bản thân, cộng với mong muốn khám phá kiến thức mới, khám phá khả năng của bản thân trong vùng kiến thức này mà có thêm động lực học” – Uyên nói.
Để có thể hoàn thành cả hai chương trình, Uyên có một số tip nho nhỏ như: Viết lên giấy to-do-list và chọn ra 3 đầu việc lớn nhất trong ngày, bằng mọi giá phải hoàn thành. Từ đó tiếp tục hoàn thành các việc tiếp theo. Cuối ngày, cô bạn sẽ kiểm tra lại một loạt to-do-list để biết mình còn cần làm gì, cố gắng gì.
Nói về hành trình học FUNiX, Uyên cho biết, không với riêng cô mà có thể với nhiều người, đó là một thử thách.
“Điểm hay của FUNiX là bên cạnh kiến thức còn có rất nhiều bài tập như lab, assignment giúp mình luyện tập kiến thức, kĩ năng… Nhưng học FUNiX cũng là thử thách vì bạn phải dành time và làm liên tục nếu không bạn sẽ quên mất kiến thức. Việc sắp xếp thời gian là một điều khó nhưng có thể làm được. Ngoài ra FUNiX có mentor và Hannah rất tận tậm hỗ trợ và truyền động lực cho học viên rất nhiều” – Uyên chia sẻ.
Uyên cho rằng, FUNiX là một môi trường nơi mà nếu bạn sẵn sàng muốn học, dành nhiều thời gian của bản thân để trau dồi kiến, thức, chuyên môn cho mình và nghiêm túc theo đuổi ngành công nghệ… thì sẽ luôn có sự hỗ trợ từ FUNiX để giúp bạn luôn hứng thú khi học. Đó là các sự kiện, cuộc thi, cơ hội kết nối với mentor, Hanah, cơ hội học nhóm với những người cùng chí hướng… Bản thân Uyên đều đã trải nghiệm và tận dụng những cơ hội, giá trị này để hoàn thành việc học của mình, mở rộng hướng đi sự nghiệp.
Quỳnh Anh
Nguyễn Đỗ Phương Uyên – sinh năm 2000 tại Hải Phòng – là nữ sinh Việt Nam duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại Hackathon Mỹ năm 2020 và nằm trong Top 140 cuộc thi Datathon cho nữ giới đầu 2021. Lẽ ra, Uyên sẽ theo học Quản trị kinh doanh, nhưng sau khi giành giải Á quân cuộc thi khởi nghiệp “Earlham Prize for Creative Capitalism” vào cuối năm nhất nhiều cơ duyên đưa đẩy đã khiến Uyên đã quyết định chuyển hướng. Cụ thể, ý tưởng của nhóm là xây dựng một ứng dụng gợi ý thực đơn nấu ăn dựa trên những nguyên liệu còn trong tủ lạnh, giúp mọi người sử dụng hết thực phẩm còn dư, tiết kiệm thời gian và tiền bạc đi siêu thị. Muốn biến ý tưởng ứng dụng nấu ăn thành hiện thực, Uyên phải hiểu về công nghệ và có kết nối với cộng đồng làm công nghệ. Tháng 5/2020, Uyên nhận được học bổng toàn phần của GHC. Đến tháng 10, trong hội thảo do AnitaB.org tổ chức, cô gặp gỡ và được truyền cảm hứng từ nhiều nhân vật nữ nổi tiếng làm việc trong các tập đoàn công nghệ lớn, như Google, Facebook… Lúc này, cô quyết định chuyển ngành sang Khoa học máy tính, học song song ngành Kinh tế lượng tại ĐH Earlham. Uyên giờ chỉ còn 3 năm để hoàn thành việc học, trong khi các bạn khác đã học trước hơn một năm. Trong khi đó, Uyên gần như không biết gì về công nghệ, lập trình. Bước sang năm 3 đại học, Phương Uyên chính thức trở thành trợ giảng các lớp công nghệ của Giáo sư trong trường. Học kỳ xuân năm 2021, Uyên cùng ba sinh viên đại diện trường tham dự vòng thi vùng miền cuộc thi “Association for Supply Chain Management” (ASCM) – Quản lý dữ liệu chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp – do Deloitte, một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới tổ chức. Tại ASCM, nữ sinh Hải Phòng và đồng đội được xếp top 64 thế giới và top 8 khu vực Trung Tây Mỹ. Tháng 2/2021, Uyên cùng hai Thạc sĩ tại Mỹ tham gia cuộc thi “Datathon Women in Data Science 2021” trên Kaggle và vào Top 140 đội thế giới. Cô cũng đang cùng các học viên FUNiX Việt Nam tham gia cuộc thi FPT Education Hackathon 2021 và giành giải Triển vọng với ý tưởng dùng AI để trích xuất thông tin trên hoá đơn và lưu trữ dữ liệu cho các công ty. |
- Lễ trao học bổng FUNiX AI connect with Kalapa
- Nguyễn Đỗ Phương Uyên: “Cô gái vàng” của xSeries
- Những “bóng hồng” của FUNiX trong cuộc chinh phục FPT Edu Hackathon
- xTalk 53: Nguyễn Đỗ Phương Uyên: Hành trình trưởng thành cùng FUNiX
Bình luận (0
)