5 lợi ích của việc nghe nhạc khi lập trình giúp bạn thư giãn
Có vẻ như rất nhiều người có suy nghĩ rằng âm nhạc có thể gây mất tập trung khi bạn làm việc, đặc biệt là việc lập trình - một công việc cần sự tập trung cao. Hoặc không chỉ âm nhạc mà bất kể những âm thanh và giọng nói khác nhau lọt vào tai cũng có thể gây xao nhãng.Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai. Nghe có vẻ không hợp lý, nhưng thực tế đã được kiểm chứng, có rất nhiều lợi ích mà âm nhạc đem lại cho bạn khi lập trình. Trong bài viết này hãy tìm hiểu những lợi ích đáng ngạc nhiên mà âm nhạc đem lại.
Table of Contents
Có vẻ như rất nhiều người có suy nghĩ rằng âm nhạc có thể gây mất tập trung khi bạn làm việc, đặc biệt là việc lập trình – một công việc cần sự tập trung cao. Hoặc không chỉ âm nhạc mà bất kể những âm thanh và giọng nói khác nhau lọt vào tai cũng có thể gây xao nhãng.Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai. Nghe có vẻ không hợp lý, nhưng thực tế đã được kiểm chứng, có rất nhiều lợi ích mà âm nhạc đem lại cho bạn khi lập trình. Trong bài viết này hãy tìm hiểu những lợi ích đáng ngạc nhiên mà âm nhạc đem lại.
1. Lợi ích của việc nghe nhạc trong khi lập trình
Dưới đây là 5 lợi ích của việc nghe nhạc trong khi lập trình:
1.1 Âm nhạc giúp bạn tập trung
Khi bạn nghe nhạc, bạn sẽ ở trong một “vùng tập trung” mà không bị ảnh hưởng bởi những thứ xung quanh. Bạn sẽ chỉ tập trung vào công việc của mình là viết mã chẳng hạn. Không một thứ gì khác xung quanh có thể phân tán sự tập trung của bạn. Khi bạn đeo tai nghe, mọi người cũng ít có khả năng nói chuyện với bạn hơn. Bởi việc đeo tai nghe giống như một dấu hiệu khiến họ tự ý thức được rằng bạn đang cần sự yên lặng. Hoặc thậm chí mọi người nói chuyện xung quanh bạn, âm nhạc cũng giúp giảm thiểu tiếng ồn.
1.2 Âm nhạc có thể thúc đẩy quá trình lập trình
Âm nhạc khiến tâm trạng của bạn trở nên vui vẻ và tích cực. Khi bạn vui vẻ, có nghĩa là bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn. Hơn nữa, các phần kết của bản nhạc hay những thay đổi trong nhịp điệu có thể thúc đẩy quá trình tiếp thu và xử lý thông tin của não bộ. Do vậy, âm nhạc rất hữu ích cho việc lập trình.
1.3 Âm nhạc có thể giúp não bộ tỉnh táo
Các bài hát có những nhịp điệu, âm thanh khác nhau được thay đổi liên tục trong danh sách phát. Bộ não của bạn sẽ nhận thấy nhịp điệu thay đổi và theo dõi cho đến khi kết thúc. Với sự khác biệt về âm thanh này, não của bạn sẽ tỉnh táo và giảm thiểu mệt mỏi.
1.4 Âm nhạc làm giảm căng thẳng và lo lắng
Khi nghe nhạc, bạn có thể giảm thiểu các yếu tố gây căng thẳng cho cơ thể. Não cũng kích thích sự hình thành dopamine – một thành phần đem tới cho bạn cảm giác vui vẻ và phấn chấn. Khi bạn nghe bài hát yêu thích của mình, quá trình sản sinh dopamine sẽ được kích thích hoạt động. Bằng cách này, âm nhạc giúp giảm căng thẳng và đầu óc cũng trở nên minh mẫn khi bạn nghe nhạc. Đầu óc minh mẫn sẽ giúp bạn xóa tan lo lắng. Bạn quên đi tất cả các muộn phiền và áp lực công việc bởi đầu óc bạn sẽ minh mẫn hơn vì âm nhạc giúp máu lưu thông. Bằng cách này, nhiều oxy hơn sẽ đến não của bạn. Với lượng oxy bổ sung, bạn sẽ có ít suy nghĩ phân tâm hơn.
1.5 Âm nhạc làm tăng khả năng thu thập suy nghĩ
Khi bạn nghe một bản nhạc nào đó, não của bạn sẽ kết nối nó với một bộ nhớ được lưu trong não và giúp bạn thư giãn. Bằng cách này, bạn có thể kết hợp suy nghĩ của mình với nhau.
2. Nên nghe loại nhạc nào khi lập trình?
Dưới đây là một số lời khuyên lựa chọn âm nhạc để nghe trong lúc thực hiện việc lập trình.
2.1 Hạn chế giọng hát
Bộ não của bạn có xu hướng tập trung vào những từ đang được hát. Khi không có giọng hát, sẽ chỉ có âm thanh giai điệu. Bằng cách này, bạn sẽ tập trung cao độ nhưng vẫn cảm thấy thư giãn. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn để giải quyết một công việc lập trình cần được giải quyết.
2.2 Nghe nhạc quen thuộc
Nếu bạn nghe những bản nhạc mới lạ, bạn có xu hướng tập trung vào bản nhạc hơn là làm việc. Điều này sẽ phản tác dụng vì vô tình khiến tâm trí của bạn sẽ đi lang thang trong bản nhạc. Khi bạn nghe những bản nhạc quen thuộc, não của bạn sẽ nhận ra bản nhạc đó. Khi đó, sự tập sẽ không dồn vào bản nhạc nữa mà được chuyển sang công việc của bạn.
2.3 Nghe nhạc với nhịp điệu và nhịp độ vừa phải
Nếu bạn nghe những bản nhạc có giai điệu chậm rãi, não của bạn cũng sẽ chuyển động chậm lại. Điều tương tự cũng áp dụng với những bản nhạc nhanh. Khi giai điệu quá nhanh, não của bạn sẽ cảm thấy gấp gáp và gây áp lực cho người nghe. Vậy nên, nhịp độ nhạc vừa phải là hoàn hảo để nghe. Khi đó, bộ não của bạn sẽ vẫn hoạt động đủ để giải quyết các vấn đề về lập trình, nhưng cũng không quá gấp gáp và căng thẳng.
3. Một số gợi ý
Dưới đây là một ví dụ điển hình về danh sách phát mà bạn có thể nghe trong khi lập trình:
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
- Tất cả những điều bạn cần biết về khóa học lập trình tại FUNiX FPT
- 5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX
- Từ A-Z chương trình học FUNiX – Mô hình đào tạo lập trình trực tuyến số 1 Việt Nam
- Lý do phổ biến khiến học viên nước ngoài chọn FUNiX
- Lưu ý để học blockchain trực tuyến hiệu quả cao tại FUNiX
- Lý do nữ giới nên chọn FUNiX để học chuyển nghề IT
- FUNiX trở thành đối tác của Liên minh Blockchain Việt Nam
- 3 lý do bạn trẻ nên học blockchain trực tuyến ở FUNiX
Lương Thuận – dịch từ Nextacademy
Bình luận (0
)