Kỹ sư Điện tử viễn thông chuyển hướng theo lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo
Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Tp.HCM với bằng kỹ sư điện tử - viễn thông của khoa Điện, Đặng Quang Minh (SN 1998) từ chối lời mời làm việc hấp dẫn từ một công ty của Úc để theo đuổi ngành Trí tuệ nhân tạo. Đây là niềm đam mê mà cậu chỉ mới “bén duyên” khi học năm cuối, và được khóa học Machine Learning của FUNiX dẫn đường.
Table of Contents
Thay vì trở thành kỹ sư điện tử viễn thông của doanh nghiệp “ngoại”, Minh đã theo học gần 5 tháng ở FUNiX, để vào làm vị trí Kỹ sư Trí tuệ nhân tạo tại Trung tâm QAI – FPT Software. Minh bảo, việc chuyển ngành là một quyết định chóng vánh. Bởi mãi đến đầu năm 2021, cậu vẫn cứ nghĩ mình sẽ theo ngành mà mình được đào tạo suốt 4 năm.
1. Ngã rẽ từ luận văn tốt nghiệp của Kỹ sư điện tử Viễn thông trót mê AI
“Ngã rẽ bắt đầu từ khi nhận đề tài luận văn tốt nghiệp, mình được thầy hướng dẫn gợi ý và thuyết phục mình thực hiện một đề tài theo hướng xử lý ảnh và AI – hoàn toàn không dính dáng chút gì về Điện tử – Viễn thông. Máu liều khiến mình bắt tay vào làm, dù kiến thức về Python, AI, xử lý ảnh bằng… không” – Minh kể lại.
Thứ thu hút Minh nhiều nhất ở AI là lĩnh vực này cho cậu cơ hội được khám phá và nhận thức được tầm quan trọng của dữ liệu. Trước đó khi làm thêm công việc marketing cho các nhãn hàng khá lớn tại thị trường Việt Nam, Minh đã phải thực hiện nhiệm vụ phân tích các dữ liệu trên nền tảng digital để tìm các giải pháp cạnh tranh và thu hút khách hàng. Từ lúc đó em đã dần hình thành niềm yêu thích làm việc với dữ liệu. Tuy nhiên, việc học chương trình kỹ sư điện tử – viễn thông không cho cậu nhiều cơ hội để có thể thỏa thích đam mê này.
“Được thầy hướng dẫn luận văn giới thiệu về lĩnh vực AI này trong đề tài luận văn thực sự là một may mắn của mình khi ở đó em vừa có thể dung hòa được yêu cầu thực hiện đề tài kỹ thuật của nhà trường vừa thỏa thích với đam mê khám phá dữ liệu” – Minh khẳng định.
Suốt mấy tháng làm đồ án “Phát hiện và nhận diện danh tính gương mặt người đeo khẩu trang”, Minh bị cuốn hút đến mê say bởi các phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá dữ liệu… Một chân trời mới rộng mở khiến cậu không còn hứng thú với Điện tử – Viễn thông. Biết đến khóa học Machine Learning của FUNiX và chương trình đào tạo Kỹ sư AI tại Trung tâm QAI – FPT Software, vừa được học ngành yêu thích, vừa đảm bảo việc làm hấp dẫn, Minh đã đăng ký học.
Chưa có bất cứ nền tảng gì về AI và CNTT nói chung, lại vướng hoàn thành đề tài luận văn, nên theo học trực tuyến khóa Machine Learning ở FUNiX thực sự là thử thách với Minh. Tuy nhiên, vì mục tiêu dài hạn và muốn tranh thủ từng phút giây tuổi trẻ, cậu đã chấp nhận thách thức.
“Mình có nhiều công việc, bài vở, deadline phải xử lý, nhưng nhờ việc học linh hoạt nên vẫn có thể cân bằng: Ban ngày lên lab ở trường để thực hiện luận văn, từ tối đến 2 giờ sáng hôm sau thì dành để học FUNiX. Thuận lợi là kiến thức ở FUNiX rất sát sao với đề tài luận văn, nên mình hoàn toàn không cảm thấy áp lực khi “kham” hai việc cùng lúc. Có đôi khi cũng hơi “khó thở” vì các kỳ kiểm tra, đánh giá của khóa học FUNiX khá dồn dập, nhưng khó khăn nào rồi cũng vượt qua” – Minh chia sẻ.
2. Tiếc nuối vì không học online sớm hơn
Đặc biệt, từ khi làm quen với cách học online ở FUNiX, Minh cảm thấy tiếc nuối vì không học tập tại các nền tảng online như FUNiX sớm hơn. Việc học online giúp cậu đi rất nhanh với các kiến thức mà mình cảm thấy dễ hiểu và nắm vững mà không phải chờ đợi. Song song, cậu cũng có nhiều thời gian để ngẫm nghĩ và chiêm nghiệm với các phần kiến thức khó mà không có cảm giác như phải “bơi” khi thấy các bạn chung lớp đi học nhanh hơn mình.
Hơn thế, FUNiX có Hannah, mentor đồng hành, hỗ trợ rất nhiều cho hành trình học tập của Minh. Mentor không chỉ dạy kiến thức môn học, mà còn dạy các kỹ năng học sao cho đúng. Thấy các học viên trong lớp không gắn kết, mentor, Hannah cùng tạo điều kiện để các bạn giao lưu nhiều hơn… Đó là những trải nghiệm mà Minh chưa từng gặp được trên giảng đường đại học.
“Mentor Hải Nam với Hannah Bùi Mai, Hannah Ngô Như còn sốt sắng tới quá trình học tập hơn cả học viên. Mình liên tục được hỏi han, đôn đốc để học tập theo kịp tiến độ. Các anh chị còn soạn cả đề cương, tổ chức các buổi ôn tập cho học viên, có buổi còn ôn tập với mình tới tận 1 giờ sáng” – Minh kể.
Sau gần 5 tháng học FUNiX, Minh đã chính thức vào làm việc tại Trung tâm QAI ngày 16/7 Cậu được bắt tay vào thực hiện các dự án mà thị trường thực sự có nhu cầu, tìm hiểu các bài toán mà đơn vị đang làm. Đến nay, Minh tự đánh giá mình đã được trải nghiệm cơ bản hầu hết quy trình làm việc của một kỹ sư AI: Từ nghiên cứu các bài báo khoa học; thực hiện thu thập phân loại, phân tích, đánh giá dữ liệu thực tế; Huấn luyện và tinh chỉnh model; Đánh giá và deploy model… Minh tâm sự, khó khăn và cũng là thách thức thú vị nhất khi làm việc ở QAI là tiêu chuẩn đặt ra cho các nhiệm vụ mà mình phải đảm nhiệm rất là cao, chứ không đơn giản ở mức làm để học và làm cho biết như khi cậu làm luận văn tốt nghiệp.
Tuy nhiên nhờ hoàn thành các khóa học ở FUNiX, kiến thức làm việc của Minh vững vàng hơn, giúp cậu có cái nhìn rộng mở khi tìm hướng giải quyết các vấn đề. Năng suất làm việc của Minh cũng được cải thiện hơn rất nhiều.
Đặng Quang Minh chia sẻ, trong tương lai, cậu muốn hoàn thiện các kỹ năng để trở thành một kỹ sư AI vững vàng trong mảng Computer Vision. Xa hơn nữa Minh muốn trở thành một Data Scientist chuyên nghiệp để quay lại giải các bài toán marketing cho doanh nghiệp mà thời sinh viên, cậu chưa có lời giải.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
- Tất cả những điều bạn cần biết về khóa học lập trình tại FUNiX FPT
- 5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX
- Từ A-Z chương trình học FUNiX – Mô hình đào tạo lập trình trực tuyến số 1 Việt Nam
- Lý do phổ biến khiến học viên nước ngoài chọn FUNiX
- Lưu ý để học blockchain trực tuyến hiệu quả cao tại FUNiX
- Lý do nữ giới nên chọn FUNiX để học chuyển nghề IT
- FUNiX trở thành đối tác của Liên minh Blockchain Việt Nam
- 3 lý do bạn trẻ nên học blockchain trực tuyến ở FUNiX
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)