10 lý do bạn nên ẩn địa chỉ IP | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

10 lý do bạn nên ẩn địa chỉ IP

Chia sẻ kiến thức 20/12/2021

Quyền riêng tư trực tuyến đã trở thành một vấn đề lớn hơn trong những năm gần đây. Dưới đây là 10 lý do bạn nên ẩn địa chỉ IP để bảo vệ quyền riêng tư của mình. 

Quyền riêng tư trực tuyến đã trở thành một vấn đề lớn hơn trong những năm gần đây. Dưới đây là 10 lý do bạn nên ẩn địa chỉ IP để bảo vệ quyền riêng tư của mình. 

Địa chỉ IP là một phần thông tin quan trọng được trao đổi trong mọi tương tác giữa thiết bị của bạn và mạng internet.

Tương tự như địa chỉ cư trú của bạn, địa chỉ IP giúp xác định các thiết bị được kết nối với internet, bao gồm máy tính, điện thoại thông minh và máy chủ.

Từ trang web bạn truy cập cho đến dịch vụ phát trực tuyến mà bạn sử dụng đều thu thập địa chỉ IP của bạn. Vậy bạn có nên tiết lộ địa chỉ IP thực của mình không? Có lý do gì để che giấu nó? Hãy cùng FUNiX tìm hiểu sâu hơn.

Đây là lý do tại sao bạn nên ẩn địa chỉ IP

Lưu ý rằng không phải ai cũng cần ẩn địa chỉ IP, nhưng nếu bạn nghĩ rằng một số lý do được đề cập bên dưới đảm bảo cho trường hợp sử dụng của chính mình, bạn có thể thử!

1. Ngăn chặn các trang web theo dõi bạn

Bất kể bạn truy cập vào trang web nào, chúng đều theo dõi hoặc thu thập địa chỉ IP của bạn theo cách này hay cách khác. Trong nhiều trường hợp, trang web không trực tiếp thu thập dữ liệu của bạn, nhưng một số dịch vụ họ sử dụng thì lại có. 

Đối với một trang web hiện đại với nhiều chức năng, có nhiều trình theo dõi được thực thi để giúp họ phân tích khách truy cập. Họ không nhất thiết sẽ bán dữ liệu của bạn cho bên thứ ba mà có thể chỉ sử dụng chúng để cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang web. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn để lộ địa chỉ IP của mình với một trang web, bạn nên ẩn nó đi.

Về mặt kỹ thuật, bạn sẽ cần một số tiện ích mở rộng trình duyệt tập trung vào quyền riêng tư (browser extension), trình duyệt riêng tư và các công cụ khác để giảm thiểu việc theo dõi này. Tuy nhiên, ẩn địa chỉ IP là một trong những kỹ thuật đơn giản nhất để bảo vệ quyền riêng tư của bạn.

2. Mở khóa quyền truy cập

Nhiều dịch vụ web thực thi tính năng chặn địa lý, qua đó giới hạn IP từ một số quốc gia nhất định. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn truy cập vào nội dung bị hạn chế, bạn có thể ẩn địa chỉ IP của mình và sử dụng IP giả để vượt qua giới hạn này.

3. Ngăn chặn các nhà tiếp thị kỹ thuật số theo dõi bạn

Cần lưu ý rằng việc ẩn địa chỉ IP sẽ không ngăn cản các nhà tiếp thị (marketer) theo dõi bạn. Một số phương pháp bao gồm theo dõi email, liên kết ngắn, khảo sát và quảng cáo nhằm giúp các nhà tiếp thị kỹ thuật số biết bạn thích gì/không thích gì.

Tuy nhiên, việc ẩn địa chỉ IP sẽ gây khó khăn cho việc tạo một hồ sơ hoàn chỉnh về sở thích của bạn. Nếu bạn không sử dụng địa chỉ IP giả, họ có thể dễ dàng tổng hợp tất cả dữ liệu được liên kết với địa chỉ IP của bạn trong khi cải thiện số liệu thống kê của họ.

4. Ẩn danh hoàn toàn khi duyệt web

Chế độ duyệt web riêng tư hoặc chế độ ẩn danh trong trình duyệt giúp bạn lướt web mà không cần lo lắng về việc xóa cookie, lịch sử và theo dõi ở mức cơ bản.

Tuy nhiên, bạn vẫn để lộ địa chỉ IP của mình nếu không ẩn nó. Nói cách khác, hoạt động duyệt web của bạn không thực sự riêng tư và địa chỉ IP của bạn vẫn bị tiết lộ qua các hoạt động duyệt web ở chế độ ẩn danh.

Vì vậy, với địa chỉ IP bị ẩn, quyền riêng tư của bạn sẽ được nâng cao.

5. Giải quyết các hạn chế của chính phủ

Nếu một dịch vụ hoặc trang web bị cấm/hạn chế ở quốc gia của bạn, bạn có thể dễ dàng bỏ chặn bằng cách ẩn địa chỉ IP của mình.

Điều này cũng tương tự như bỏ qua chặn địa lý nhắc đến ở trên, nhưng điểm khác biệt là giới hạn này chỉ áp dụng ở một quốc gia. Bạn có thể sử dụng VPN để ẩn địa chỉ IP thực của mình và truy cập trang web bị hạn chế.

6. Vượt qua tường lửa mạng (network firewall)

Nếu bạn đang duyệt web tại nơi làm việc, thư viện hoặc trường học, bạn có thể gặp phải một số tường lửa được thiết lập bởi mạng internet tại nơi đó. 

Tuy nhiên, bạn có thể vượt qua tường lửa bằng cách sử dụng một địa chỉ IP giả. Lưu ý rằng có thể có nhiều loại tường lửa phức tạp và việc vượt qua tất cả tường lửa có thể không hề đơn giản.

7. Ngăn Nhà cung cấp Dịch vụ Internet theo dõi bạn

Nếu bạn không thực hiện bất kỳ biện pháp đặc biệt nào, nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) sẽ theo dõi hoạt động duyệt web của bạn. Tất nhiên, không phải tất cả các nhà cung cấp đều theo dõi bạn. Nhưng nếu không tin tưởng ISP của mình, bạn nên ẩn hoạt động duyệt web với họ.

Mặc dù bạn có thể nhờ sự trợ giúp của DNS-over-HTTPS (một giao thức giúp bảo vệ bạn bằng cách gửi các truy vấn bằng kết nối mã hóa) để tăng cường quyền riêng tư, nhưng nhiều kỹ thuật che giấu IP (như VPN) cũng sẽ hữu ích.

8. Ngăn chặn công cụ tìm kiếm theo dõi bạn

Trừ khi bạn sử dụng một số công cụ tìm kiếm riêng tư, Google, Bing và nhiều công cụ khác thường thu thập địa chỉ IP của bạn để liên kết nó với dữ liệu tìm kiếm và hoạt động. Họ cũng có thể đẩy các quảng cáo được cá nhân hóa dựa trên địa chỉ IP của bạn.

Vì vậy, nếu bạn muốn có trải nghiệm tìm kiếm riêng tư và không muốn xem các kết quả hoặc quảng cáo được cá nhân hóa, ẩn địa chỉ IP của bạn là một giải pháp tốt.

9. Ngăn theo dõi vị trí

Cho dù bạn hạn chế các ứng dụng sử dụng thông tin vị trí của mình hoặc đã tắt tính năng này trong hệ điều hành, thì địa chỉ IP vẫn sẽ cung cấp vị trí gần đúng của bạn. Vị trí này có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng trong một số trường hợp cũng khá gần.

Vì vậy, nếu bạn muốn bảo mật vị trí của mình, sử dụng IP giả trong khi ẩn địa chỉ gốc sẽ làm tốt điều đó. 

10. Ẩn địa chỉ IP thúc đẩy quyền riêng tư

Không phải chỉ người làm việc phạm pháp bởi muốn ẩn địa chỉ IP. Việc kiểm soát quyền riêng tư là cần thiết khi chúng ta đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các dịch vụ trực tuyến.

Chúng ta không nên cho đi mọi thông tin quan trọng. Vì vậy, ẩn địa chỉ IP có thể là một điểm khởi đầu tốt để hạn chế dữ liệu chúng ta chia sẻ. Trừ khi bạn muốn một dịch vụ cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa, bạn nên ẩn địa chỉ IP của mình.

Vân Nguyễn (theo Makeuseof)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!