4 lợi ích khi chuyển sang hệ điều hành Linux
Linux tiếp tục mang lại trải nghiệm mới mẻ cho người dùng. Liệu có lợi ích gì khi lựa chọn Linux mà không phải hệ điều hành nào khác hay không?
- Cách cài đặt phần mềm trên Linux: Giải thích về các định dạng gói
- Cách bắt đầu sử dụng Linux
- Cách thiết lập máy chủ Git riêng trên Linux
- Dựa vào tiêu chí nào để lựa chọn laptop phù hợp với lập trình viên?
- Cách sử dụng lệnh để xóa thư mục/tệp trong Linux
Table of Contents
Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở được sử dụng cho nhiều thiết bị khác nhau, từ điện thoại đến ô tô và các siêu máy tính phức tạp (supercomputers). Hơn thế nữa bạn cũng có thể sử dụng nó để hỗ trợ tính năng cho máy tính cá nhân của mình. Linux không thường gặp trên trên máy tính để bàn, nhưng thực ra đây lại là một lựa chọn rất đáng để xem xét.
Không chỉ đơn thuần là công cụ thuận tiện để người dùng thực hiện các công việc của mình, hệ điều hành Linux còn đem lại nhiều lợi ích mà bạn cần dành nhiều thời gian để khám phá và trải nghiệm. Trong bài viết này, FUNiX giới thiệu đến bạn bốn lợi ích khi chuyển sang hệ điều hành Linux.
1. Nhận khóa học miễn phí về đạo đức kỹ thuật số (Digital Ethics) tại Linux
Cộng đồng mã nguồn mở và miễn phí xem xét phần mềm khác với cách người dùng bình thường sử dụng phần mềm trên các hệ điều hành thương mại khác Trên Windows, MacOS, Android và iOS, hầu hết các ứng dụng đều ở dạng tệp nhị phân có mã code mà bạn không có quyền truy cập. Bản nhị phân mặc dù đôi khi được miễn phí nhưng hầu như bạn phải trả tiền mới có thể tiếp cận được.
Thế giới Linux không tập trung vào hệ nhị phân mà tập trung vào code. Code là một ngôn ngữ và cách duy nhất để biết phần mềm đang làm gì là đọc code. Nếu bạn (hoặc những người dùng hệ điều hành Linux khác) không thể đọc code, bạn chỉ có thể tin tưởng vào lời của các lập trình viên.
Phần mềm miễn phí dựa trên bốn nguyên tắc về quyền tự do, theo định nghĩa của Tổ chức Phần mềm Tự do:
- Tự do chạy chương trình như bạn muốn, cho bất kỳ mục đích nào.
- Quyền tự do nghiên cứu cách thức hoạt động của chương trình và thay đổi nó để nó hoạt động theo cách bạn muốn. Quyền truy cập vào mã nguồn là điều kiện tiên quyết cho việc này.
- Quyền tự do phân phối lại các bản sao để bạn có thể giúp đỡ người khác.
- Quyền tự do phân phối các bản sao của các phiên bản mà bạn đã sửa đổi cho người khác. Bằng cách này, bạn có thể giúp cả cộng đồng hưởng lợi từ những thay đổi của bạn. Quyền truy cập vào mã nguồn là điều kiện tiên quyết cho việc này.
Những quyền tự do này mang lại sự bảo vệ khỏi nhiều vấn đề đang hoành hành trong thế giới phần mềm thương mại. Sẽ khó để một chương trình phần mềm theo dõi và thu thập dữ liệu về hành vi người dùng khi mọi người đều có quyền tự do truy cập và xóa những hành vi không mong muốn này ra khỏi ứng dụng.
Nhưng nó không chỉ đơn thuần có chức năng tránh lợi dụng quá mức. Bạn có thể thấy những quyền tự do này nhấn mạnh đến cả lợi ích bản thân và việc giúp đỡ người khác. Đây là một trong những lý do nhiều người coi phần mềm mã nguồn mở và miễn phí là phần mềm có tính đạo đức cao (ethical software).
Học cách sử dụng hệ điều hành Linux có thể dạy bạn rằng khi với phần mềm trên máy tính, bạn không cần phải “lấy thì lấy, không lấy thì thôi”. Bạn có thể thực sự hiểu và kiểm soát những gì chạy trên máy của mình và dùng máy tính với mức độ tin cậy cao hơn.
2. Cơ hội khám phá nhiều điều mới mẻ.
Khi bạn lần đầu sử dụng hệ điều hành Linux, mọi thứ của hệ thống có thể khiến bạn cảm thấy mới mẻ và lạ lẫm. Bạn đang bắt đầu một hành trình mới, có thể lần đầu tiên trong đời bạn được tự do thay đổi cách máy tính của mình hoạt động, theo bất kỳ cách nào mà bạn muốn. Nhiều người mới sử dụng Linux cần thời gian để thử những thứ mới. Không chỉ có hàng nghìn chương trình miễn phí để khám phá mà còn có toàn bộ môi trường và giao diện máy tính để bàn mới.
Nếu bạn muốn một thứ gì đó quen thuộc, bạn có thể sử dụng máy tính theo cách giống như Windows hoặc MacOS. Nhưng nếu bạn muốn điều gì đó khác biệt, thì bạn cũng có sẵn những “viên gạch” để tạo ra trải nghiệm riêng cho mình.
Có sự khác biệt giữa việc khám phá những điều mới trên Linux so với trên các hệ điều hành của Apple, Google và Microsoft. Trên những nền tảng đó, có hàng nghìn ứng dụng để thử, nhưng thật khó để biết phần mềm nào đáng tin cậy.
Nhiều người chỉ dùng một số chương trình mà họ biết và tránh xa những chương trình khác vì sợ máy tính bị lây nhiễm. Tình trạng này đặc biệt rất hay gặp trên Windows, là một vấn đề lớn trên Android, thậm chí các nền tảng của Apple cũng không tránh khỏi.
Các tùy chọn chủ đề và tùy chỉnh cũng có xu hướng bị hạn chế hơn nhiều trên các nền tảng thương mại này. Mặc dù có sự hỗ trợ của các công cụ bên thứ ba, nhưng bạn vẫn phải chịu những giới hạn nhất định nếu không muốn gặp nguy cơ phá vỡ hệ điều hành.
Với hệ điều hành Linux, một khi bạn hiểu bốn quyền tự do trên và làm quen với việc các chương trình được miễn phí không phải để lén đưa phần mềm quảng cáo (adware) hoặc độc hại (malware) vào máy tính , thì bạn có thể tự do thử những thứ mới trên máy tính của mình, điều mà trước đây có thể bạn chưa từng làm. Đây là một lợi thế của Linux không đến từ bất kỳ ưu thế kỹ thuật nào, mà là do giá trị của cộng đồng.
3. Trải nghiệm xây dựng hệ điều hành của riêng bạn
Trong quá trình cài đặt và khám phá Linux, bạn có thể học được nhiều điều về cách hệ điều hành của mình hoạt động. Bạn sẽ hiểu thêm về các thành phần khác nhau trong Linux như hạt nhân (kernel), máy chủ hiển thị (display server), máy chủ âm thanh (sound server) và môi trường desktop (desktop environment).
Đây là những thành phần mà tất cả các hệ điều hành đều có, nhưng trên các hệ điều hành khác, người dùng thông thường sẽ thấy kiến thức này khá khó hiểu và cũng không cần thiết. Một ví dụ đơn giản là bạn không thể thay đổi môi trường desktop trong hệ điều hành macOS, tuy nhiên với Linux bạn hoàn toàn có thể thay đổi để phù hợp với nhu cầu bản thân.
Một số bản phân phối Linux được khuyên dùng chính vì trải nghiệm học tập mà người dùng sẽ nhận được. Ví dụ, việc cài đặt Arch Linux mất thời gian và phức tạp nhưng khi hoàn tất bạn sẽ học được rất nhiều điều về cách hoạt động của Linux. Bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn nữa bằng cách sử dụng các bản phân phối phức tạp hơn như Gentoo hoặc Linux From Scratch.
Bạn đang phân vân không biết lúc nào nên sử dụng các bản phân phối Linux phức tạp? Nếu bạn đang muốn xây dựng một hệ thống phục vụ công việc hoặc việc học ở trường, hãy sử dụng một trong các bản phân phối dễ sử dụng, chẳng hạn như Ubuntu, Fedora hoặc primaryOS.
Thậm chí còn có những phiên bản Arch Linux dễ sử dụng hơn, chẳng hạn như Manjaro. Việc lựa chọn phiên bản nào phụ thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi cá nhân, nếu bạn lựa chọn những phiên bản phức tạp không có nghĩa bạn sẽ lãng phí thời gian. Ngược lại, bạn sẽ học hỏi thêm rất nhiều kinh nghiệm vô giá trong quá trình sử dụng nó.
4. Cơ hội hợp tác phát triển phần mềm
Trong thế giới Linux, phần mềm được phát triển mở. Bạn có thể tìm mã nguồn của một chương trình phần mềm miễn phí trực tuyến bằng cách để lại comment, gửi yêu cầu tính năng, báo cáo lỗi tập tin (file bug) hoặc thậm chí gửi bản vá (patches) của riêng bạn. Bạn cũng có thể tham gia danh sách gửi thư hoặc diễn đàn và thường xuyên có cơ hội liên lạc trực tiếp với nhà phát triển ứng dụng.
Dù bạn là ai đi nữa, bạn cũng đang tham gia vào quá trình hoàn thiện phần mềm bằng những đóng góp mang tính xây dựng tích cực của mình.
Điều này trái ngược với sự phát triển phần mềm trong thế giới độc quyền, nơi thường chỉ có nhân viên của một công ty mới có quyền truy cập vào mã code. Hoặc các chương trình phần mềm là dự án làm vì đam mê của một hoặc một nhóm lập trình viên đơn lẻ Trong bất kì trường hợp nào, mức độ tham gia lớn nhất của bạn chỉ là quyết định có mua phần mềm đó hay không. Bạn có thể đưa ra các yêu cầu về tính năng hay báo lỗi, tuy nhiên, hiểu biết của bạn về việc những lập trình viên đang làm sẽ khá hạn chế. Hợp tác để cùng phát triển phần mềm có thể sẽ mất thời gian, nhưng làm việc trong môi trường mở giúp bạn phát triển các kỹ năng xã hội và xây dựng một bản CV đẹp khi đăng ký làm những công việc tương tự.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
- Tất cả những điều bạn cần biết về khóa học lập trình tại FUNiX FPT
- 5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX
- Từ A-Z chương trình học FUNiX – Mô hình đào tạo lập trình trực tuyến số 1 Việt Nam
- Lý do phổ biến khiến học viên nước ngoài chọn FUNiX
- Lưu ý để học blockchain trực tuyến hiệu quả cao tại FUNiX
- Lý do nữ giới nên chọn FUNiX để học chuyển nghề IT
- FUNiX trở thành đối tác của Liên minh Blockchain Việt Nam
- 3 lý do bạn trẻ nên học blockchain trực tuyến ở FUNiX
Khánh Huyền (Theo Makeuseof)
Link bài gốc: https://www.makeuseof.com/invaluable-benefits-switching-to-linux/
Bình luận (0
)