4 cách phân biệt hình ảnh do AI tạo ra | Học CNTT cùng FUNiX

4 cách phân biệt hình ảnh do AI tạo ra

Chia sẻ kiến thức 20/07/2023

Việc phân biệt giữa hình ảnh do AI tạo ra và hình ảnh thực ngày càng trở nên khó khăn. Nhưng có một vài thủ thuật bạn có thể thử.

 

Ngày nay, khó mà phân biệt một hình ảnh do AI hay do người tạo ra, một phần nhờ vào các ứng dụng tạo hình ảnh AI với khả năng đáng kinh ngạc như DALL-E 2 và Midjourney. Tuy nhiên, giống như ảnh đã qua xử lý photoshop, ảnh do AI tạo ra thường có một số đặc điểm nhất định. 

Chúng thường có những biến dạng kỳ lạ mà bạn có thể rèn luyện để phát hiện. Và đôi khi, việc sử dụng AI được công khai rõ ​​ràng trong phần mô tả hình ảnh. Nếu không còn cách nào khác, bạn có thể chạy hình ảnh thông qua GAN Detector.

1. Kiểm tra phần tiêu đề, mô tả và bình luận

Đôi khi việc sử dụng AI được nói rõ trong tiêu đề hoặc phần mô tả của bài đăng.

Một nơi khác để xem là trong phần bình luận (comment), nơi tác giả có thể đã đề cập đến nó. Ví dụ: trong các ảnh chụp màn hình ở trên, chúng bao gồm mô tả (prompt) hoàn chỉnh được dùng để tạo ra các tác phẩm này, điều này sẽ hữu ích cho bất kỳ ai muốn cải thiện hình ảnh AI của họ.

Bên cạnh phần tiêu đề, mô tả và bình luận, bạn cũng có thể truy cập trang hồ sơ của ảnh để tìm kiếm manh mối. Các từ khóa như Midjourney hoặc DALL-E, tên hai công cụ tạo ảnh AI phổ biến nhất, đủ để cho bạn biết rằng những hình ảnh bạn đang xem có thể do AI tạo ra.

2. Tìm hình mờ (watermark)

Ảnh chụp màn hình một con mèo đang chơi trên cánh đồng được tạo bằng Dall-E

Một manh mối quan trọng khác để phân biệt hình ảnh do AI tạo ra là hình mờ (watermark). DALL-E 2 đặt một hình mờ trên mọi ảnh bạn tải xuống từ trang web của nó.

Nó nằm ở góc dưới cùng bên phải của hình ảnh và trông giống như năm ô vuông có năm màu khác nhau. Nếu bạn nhìn thấy hình mờ này trên một hình ảnh, thì chắc chắn nó được tạo bằng DALL-E 2.

 
Góc của hình ảnh hiển thị hình mờ Dall-E

Tuy nhiên, rất dễ để tải xuống cùng một hình ảnh mà không có hình mờ nếu bạn biết cách và làm như vậy cũng không vi phạm chính sách của OpenAI. Miễn là bạn “không đánh lừa người khác về bản chất của tác phẩm”, tức là nói với họ rằng bạn tự tạo ra ảnh hoặc đó là ảnh chụp đời thực, thì hướng dẫn này của OpenAI cho phép bạn xóa hình mờ .

Ngược lại với DALL-E, Midjourney hoàn toàn không sử dụng hình mờ.

3. Tìm kiếm các điểm bất thường trong hình ảnh

Ảnh chụp màn hình hình ảnh những chú chó quanh bàn được tạo bằng Dall-E

Các hình ảnh do AI tạo ra thường có một số đặc điểm nhất định, mặc dù bạn có thể không phát hiện ra chúng nếu chỉ nhìn qua.

Khi nhìn kỹ vào ảnh trên, bạn sẽ thấy rằng một phần mắt của một số con chó bị mất và mặt của một số con trông giống như một vết sơn.

Một bức ảnh do AI tạo ra về một chàng trai đeo kính hợp nhất với da

Thông thường, các chi tiết nhỏ sẽ tiết lộ rằng đó là hình ảnh do AI tạo ra.

Ví dụ: hãy xem kỹ khuôn mặt do AI tạo ra ở trên, được lấy từ trang web This Person Does Not Exist (Người này không có thật). Bạn có thấy một phần kính bị mất và nó dường như hòa vào làn da của người đàn ông trong ảnh không?.

Dưới đây là một số điểm mà bạn có thể bắt gặp trong các hình ảnh khuôn mặt do AI tạo ra:

  • Hoa tai bị thiếu hoặc không khớp
  • Nền ảnh mờ bị, trông thô ráp
  • Chữ trong nền không đọc được
  • Khuôn mặt không đối xứng (răng không nằm ở giữa miệng, mắt có kích thước khác nhau)
  • Các mảng của bức ảnh trông giống như vệt sơn
  • Các vật thể như kính hòa vào da

4. Sử dụng GAN Detector

Một nhóm kỹ sư đã tạo ra GAN Detector (GAN là viết tắt của Generative Adversarial Networks) vào năm 2021 với hy vọng giải quyết được vấn đề nhận dạng hình ảnh do AI tạo ra.

 
Ảnh chụp màn hình giao diện máy dò GAN

Tuy nhiên, công cụ này đôi khi đưa ra kết quả nhầm lẫn và không quá đáng tin cậy nên tốt nhất bạn nên dùng nó kết hợp với các phương pháp khác để kiểm tra xem một hình ảnh có phải do AI tạo ra hay không. 

Trong tương lai, rất có thể nghiên cứu sâu hơn sẽ làm tăng độ chính xác của công cụ này, vì vậy, đáng để theo dõi sự phát triển của nó.

Phát hiện hình ảnh do AI tạo

Để phân biệt hình ảnh do AI tạo ra, hãy kiểm tra tiêu đề, mô tả và bình luận xem có đề cập đến AI không, sau đó xem kỹ hình ảnh để tìm hình mờ hoặc biến dạng kỳ lạ. Bạn cũng có thể dùng GAN Detector, nhưng đừng tin tưởng 100% vào kết quả của nó.

Cuối cùng, sử dụng kết hợp các phương pháp này là cách tốt nhất để biết liệu bạn có đang xem một hình ảnh do AI tạo ra hay không.

Tìm hiểu ngay chương trình học công nghệ thông tin trực tuyến tại FUNiX ở đây:

Vân Nguyễn

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/how-to-identify-ai-generated-image/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!