Công việc đang ổn định, lập trình viên trẻ làm gì khi nhận đề nghị việc làm mới?

Công việc đang ổn định, lập trình viên trẻ làm gì khi nhận đề nghị việc làm mới?

Chia sẻ kiến thức 27/03/2022

Công việc hiện tại đang ổn định, thì bỗng dững bạn nhận được một lời mời làm việc mới từ một đơn vị khác. Là một lập trình viên trẻ, bạn nên ứng xử ra sao với lời đề nghị việc làm này?

Chưa có kinh nghiệm ứng xử với những tình huống trong sự nghiệp, nhiều lập trình viên trẻ có thể cảm thấy bối rối khi nhận được một đề nghị làm việc từ công ty khác công ty mà mình đang làm việc. Hãy tham khảo bài viết sau đây để có cách ứng xử có lợi và hợp lý nhất nhé!

Cơ hội đánh giá bản thân của lập trình viên trẻ

Nhận một lời mời làm việc trong khi đang yên vị là cơ hội để bạn đánh giá lại bản thân mình. Đầu tiên, có một lời mời làm việc trong tay rõ ràng là giúp bạn tự tin hơn. Ngay cả khi bạn không có ý định chuyển việc thì nó cũng khiến bạn có thêm “đòn bẩy” trong thương lượng.

Thứ hai, lời mời làm việc bên ngoài cho bạn thêm thông tin về thị trường việc làm. Biết thêm về thu nhập tiêu chuẩn trong ngành là một cơ sở để đánh giá xem liệu mình có đang bị trả lương thấp hay không. Qua đó, bạn cân nhắc con số phù hợp cho mức lương đề xuất.

Cơ hội đàm phán lương cho lập trình viên trẻ

lập trình viên trẻ
Chưa có kinh nghiệm ứng xử với những tình huống trong sự nghiệp, nhiều lập trình viên trẻ có thể cảm thấy bối rối khi nhận được một đề nghị làm việc từ công ty khác

Đôi khi, có một sự thật tréo ngoe là: bạn chỉ được tăng lương khi nhận được lời mời làm việc từ nơi khác. Rõ ràng tâm lý chung của các sếp là khi nhân viên được đối thủ chèo kéo, thì có vẻ yêu cầu tăng lương cũng có cơ sở chính đáng hơn. Có điều, nếu bạn không thực sự có mong muốn rời công ty, hãy dùng chiến thuật này một cách cẩn thận, tránh “chơi dao đứt tay”.

Với một lập trình viên trẻ thì cơ hội tăng lương không thường xuyên xuất hiện. Và khi bạn nói “Tôi có nơi khác mời làm việc”, rõ ràng nó sẽ gây ấn tượng rằng giá trị của bạn đã thay đổi.

Đề phòng rủi ro trong sự nghiệp

Rủi ro lớn nhất là hóa ra sếp bạn cũng không muốn níu kéo bạn lắm trong khi bạn lại muốn ở lại. Vậy nên hãy thận trọng khi muốn chia sẻ thông tin tuyển dụng để làm đòn bậy đề xuất tăng lương. Hãy cân nhắc nếu đó là một đề nghị việc làm ấn tượng như: Đề nghị việc làm từ một công ty uy tín, cho một vị trí ngang bằng hoặc cao hơn vị trí hiện tại của bạn. Chí ít, sếp của bạn phải nhận thấy lời mời nhận việc của công ty kia là một mối đe dọa đáng tin.

Một rủi ro khác là bằng cách để ngỏ khả năng nhảy việc, bạn có thể tạo ấn tượng là nhân sự không trung thành. Nếu thái độ của bạn khiến lãnh đạo thấy bạn là người vô ơn, không giữ cam kết, thì cảm giác bị xúc phạm sẽ khiến họ để bạn ra đi. Tình huống như vậy không khác gì bạn qua sông chặt cầu, và sẽ rất khó có được lời nhận xét tốt đẹp khi cần đến trong tương lai.

Bạn cũng phải nghĩ đến khả năng làm hỏng mối quan hệ với công ty đang ngỏ lời nếu bạn ở lại công ty cũ. Nhất là khi bạn tạo ấn tượng rằng bạn sắp nhận việc ở chỗ họ đến nơi, rồi cuối cùng lại từ chối để ở lại. Người phỏng vấn tuyển dụng bạn có thể đã thuyết phục nội bộ một cách tâm huyết để tuyển dụng bạn. Nếu đó là nơi bạn muốn làm việc trong tương lai, thì quyết định hiện tại có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng đó.

Vì vậy, hãy thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng trong quyệt định ứng xử với lời đề nghị việc làm mà bạn nhận được. Nếu có thể, bạn hãy tham khảo một người đồng nghiệp thân thiết nhưng kín tiếng, hay một đàn anh hay người bạn giàu kinh nghiệm.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!