Đi tìm lời giải: Học lực khá nên chọn học CNTT ở đâu?

Đi tìm lời giải: Học lực khá nên chọn học CNTT ở đâu?

Chia sẻ kiến thức 23/06/2022

"Học lực khá nên chọn học CNTT ở đâu" là mối quan tâm của nhiều bạn trẻ trong mùa tuyển sinh. Trong bối cảnh Công nghệ thông tin tiếp tục là ngành hot, thì việc cân nhắc học ở đâu, học như thế nào... để chinh phục CNTT thực sự đáng lưu ý.

Dưới đây là một số lời khuyên, tư vấn cho các bạn đang băn khoăn “Học lực khá nên chọn học CNTT ở đâu?”

“Học lực khá nên chọn học CNTT ở đâu?”: Cần cân nhắc học lực, đam mê

Trước tiên để tìm lời giải cho vấn đề “Học lực khá nên chọn học CNTT ở đâu?” bạn cần xem xét thật kỹ năng lực học tập và đam mê của mình cho ngành học. Rất nhiều bạn sinh viên học lực loại tốt bỏ ngang ngành học chỉ vì đơn giản là không đủ đam mê. CNTT là một ngành rất khô và rất chán nếu như bạn không có đủ đam mê và quyết tâm theo học. 

Học lực khá nên chọn học CNTT ở đâu?
Trước tiên để tìm lời giải cho vấn đề “Học lực khá nên chọn học CNTT ở đâu?” bạn cần xem xét thật kỹ năng lực học tập và đam mê của mình cho ngành học.

Sau khi đã xem xét năng lực và đam mê, bạn có thể tìm kiếm các ngành học CNTT tại các trường dân lập, nơi đầu vào không quá khắt khe. Tuy nhiên giáo trình ở đây hầu như đều đã cũ, và đặc thù ngành CNTT là người học phải tự tìm tòi và nghiên cứu nhiều hơn vì công nghệ thay đổi hàng ngày. Vậy nên, trước khi chọn trường bạn hãy xem trước chương trình đào tạo của ngành (bắt học những môn gì) và xem xét cơ sở vật chất cũng như chọn trường nào gần nhà để tiện lợi cho việc học tập.

Tự học là một hướng đi

Cũng nhiều ý kiến khẳng định ngành CNTT chủ yếu bạn phải tự học nên nếu bạn có niềm đam mê thì rất tốt cho việc tìm tòi, khám phá, học hỏi chuyên ngành này. Quan trọng hơn hết là tư duy lập trình và logic của bạn. Do đó, chọn theo học trường nào cũng không quá quan trọng.

Ngành này phân ngách nhỏ rất nhiều, ba hướng cơ bản nhất là: Hạ tầng mạng (bao gồm phần cứng, các thiết bị máy tính và mạng máy tính cho người dùng), Đồ hoạ (Bao gồm các kỹ năng edit ảnh, vẽ kỹ thuật, edit video, design ảnh…) và Hướng cuối cùng là Lập trình. Chẳng hạn về lập trình đi, vì mình cũng xem như là trong ngách đấy, thì lập trình cũng phân mảnh dữ dội, phân hoá theo nhu cầu xin việc thì sẽ thành: Lập trình Web (FrontEnd-BackEnd-FullStack), Lập trình ứng dụng Window, Lập trình ứng dụng di động… Nếu bạn yêu thích lập trình, thì nên đi học các trường mà có giáo trình học đầu tiên là học C++ căn bản, sau đó học lập trình hướng đối tượng, cấu trúc dữ liệu và giải thuật. Khi nắm vững C++ rồi chuyển sang các ngôn ngữ khác rất dễ, vì C++ là ngôn ngữ tầng thấp, muốn làm ra một phần mềm cơ bản thì phải viết rất nhiều, tuy vậy có nhiều phần mềm mà chỉ có C++ mới viết được. Học xong C++ rồi thì học thêm JavaScript, học các môi trường NodeJS…

Trong quá trình học thì nên làm dự án của riêng mình, cứ cho đó là một bài tập dài hạn đi, sau có thành quả dễ viết CV xin việc.  

Đặc biệt ngành như lập trình thì không cần bằng cấp mà chỉ cần kinh nghiệm, kĩ năng và thái độ tốt. Nếu bạn không tự tin về học lực của mình, có đủ đam mê và không quan trọng bằng cấp thì có thể học ở các trung tâm, sẽ rút ngắn thời gian.

Để làm được điều đó, nên tìm hiểu về việc định hướng phát triển mà bạn mong muốn. Rồi từ đó, chọn một trường phù hợp với tài chính, học lực và thuận tiện đi lại. Bạn có thể học trực tuyến như học tại FUNiX, vừa có thể tích lũy chứng chỉ để chuyển đổi học lấy bằng đại học ngành CNTT, vừa có thể đi làm sớm nếu muốn cùng nhiều cơ hội khác như du học; học chuyên sâu về các công nghệ đang hot hiện nay.

Quỳnh Anh(tổng hợp)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!