IIoT (Internet vạn vật công nghiệp) là gì? Lợi ích mà IIOT mang lại?

IIoT (Internet vạn vật công nghiệp) là gì? Lợi ích mà IIoT mang lại?

Chia sẻ kiến thức 02/08/2023

IIoT là một mạng lưới các thiết bị thông minh được kết nối để tạo thành các hệ thống giám sát, thu thập, trao đổi và phân tích dữ liệu.

IIoT (Industrial Internet of Things ) – Internet vạn vật công nghiệp là việc sử dụng các cảm biến và bộ truyền động thông minh để tăng cường quy trình sản xuất và công nghiệp. IIoT sử dụng sức mạnh của máy móc thông minh và phân tích thời gian thực để tận dụng dữ liệu mà máy móc đã tạo ra trong môi trường công nghiệp nhiều năm qua. IIoT không chỉ thu thập, phân tích dữ liệu mà còn truyền đạt những thông tin quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh nhanh hơn và chính xác hơn. 

IIoT
IIoT là một mạng lưới các thiết bị thông minh được kết nối để tạo thành các hệ thống giám sát, thu thập, trao đổi và phân tích dữ liệu. (Ảnh: Internet)

Các cảm biến và bộ truyền tín hiệu được kết nối cho phép các công ty sớm phát hiện ra những vấn đề và sự thiếu hiệu quả của bộ máy, tiết kiệm thời gian, chi phí, dồn nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh thông minh và hiệu quả hơn. Trong sản xuất, IIoT nắm giữ tiềm năng lớn về kiểm soát chất lượng, đảm bảo tính bền vững, truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng và đánh giá hiệu quả của quy trình. Trong môi trường công nghiệp, IIoT là chìa khoá cho các quy trình như: dự đoán bảo trì, dịch vụ hiện trường nâng cao, quản lý năng lượng, theo dõi tài sản. 

IIoT hoạt động như thế nào?

IIoT là một mạng lưới các thiết bị thông minh được kết nối để tạo thành các hệ thống giám sát, thu thập, trao đổi và phân tích dữ liệu. Mỗi hệ sinh thái IIoT bao gồm: 

  • Các thiết bị được kết nối có thể cảm nhận, giao tiếp và lưu trữ thông tin. 
  • Cơ sở hạ tầng truyền thông dữ liệu công cộng hoặc riêng tư. 
  • Bộ phận lưu trữ, phân tích và ứng dụng tạo thông tin kinh doanh từ dữ liệu thô. 

Các ngành nào đang sử dụng IIoT? 

Có vô số ngành đang sử dụng IIoT. Ví dụ, ngành công nghiệp ô tô, sử dụng các thiết bị IIoT trong quá trình sản xuất. Ngành công nghiệp ô tô sử dụng rộng rãi robot công nghiệp và IIoT, giúp chủ động bảo trì các hệ thống và phát hiện sự cố tiềm ẩn trước khi chúng có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất. 

Ngành nông nghiệp cũng đang sử dụng rộng rãi các thiết bị IIoT. Các cảm biến công nghiệp thu thập dữ liệu về chất dinh dưỡng của đất, độ ẩm, v.v, cho phép nông dân sản xuất một vụ mùa năng suất cao. 

Ngành dầu khí cũng sử dụng các thiết bị IoT công nghiệp. Một số công ty dầu mỏ duy trì một đội máy bay tự hành có thể sử dụng hình ảnh trực quan và ảnh cảm biến nhiệt để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trong đường ống. Thông tin này được kết hợp với dữ liệu từ các loại cảm biến khác để đảm bảo hoạt động an toàn. 

Có vô số ngành đang sử dụng công nghệ IIoT. (Ảnh: Internet)

Lợi ích của IIoT là gì? 

Một trong những lợi ích hàng đầu của IIoT trong ngành sản xuất là cho phép dự đoán bảo trì. Các công ty có thể sử dụng dữ liệu thời gian thực được tạo từ hệ thống IIoT để dự doán thời điểm cần bảo dưỡng máy móc. Bằng cách đó, việc bảo trì sẽ được thực hiện trước khi xảy ra các trục trặc. Điều này đặc biệt có lợi cho các dây chuyền sản xuất, vì một khâu bị gián đoạn sẽ khiến cho cả hệ thống phải ngừng hoạt động gây tổn thất lớn về chi phí. Bằng cách chủ động trong việc bảo trì, một công ty, nhà máy sẽ có thể hoạt động hiệu quả hơn. 

Một lợi ích khác của IIoT là cải thiện dịch vụ hiện trường (field service). Công nghệ IIoT giúp các kỹ thuật viên dịch vụ hiện trường xác định các sự cố tiềm ẩn trong các thiết bị của khách hàng trước khi chúng trở thành những sự cố nghiêm trọng, nhờ đó, kỹ thuật viên có thể khắc phục sự cố và không gây ra sự bất tiện cho khách hàng. Công nghệ này cũng cung cấp cho các kỹ thuật viên dịch vụ hiện trường thông tin về những bộ phận mà họ cần sửa chữa, giúp tiết kiệm thời gian. 

Theo dõi tài sản cũng là một lợi ích của IIoT. Các nhà cung cấp, nhà sản xuất và khách hàng có thể sử dụng hệ thống quản lý tài sản để theo dõi vị trí, trạng thái, tình trạng của sản phẩm trong toàn chuỗi cung ứng. Hệ thống sẽ gửi cảnh báo ngay lập tức cho các bên liên quan nếu hàng hoá bị hư hỏng hoặc có nguy cơ bị hỏng, giúp họ có thể hành động ngay lập tức để phòng ngừa hoặc khắc phục tình hình xấu xảy ra. 

IIoT cũng cho phép nâng cao sự hài lòng của khách hàng, thông qua quá trình thu thập và phân tích dữ liệu của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, cho phép nhà sản xuất và nhà thiết kế sản phẩm xây dựng một lộ trình tạo ra sản phẩm lấy khách hàng làm trung tâm. 

IIoT cũng cải thiện quản lý cơ sở. Thiết bị sản xuất dễ bị hao mòn, điều này có thể trở nên trầm trọng hơn do một số điều kiện trong nhà máy hoặc do khí hậu. Các cảm biến có thể theo dõi độ rung, nhiệt độ và các yếu tố khác để tạo ra một điều kiện hoạt động tối ưu, đảm bảo các thiết bị được vận hành trơn tru. 

Minh Tiến

(dịch:https://www.techtarget.com/iotagenda/definition/Industrial-Internet-of-Things-IIoT)

>>> Bài viết liên quan:

Sự phát triển đột phá của công nghệ Robotic Telepresence

Ứng dụng của DataRobot: Ví dụ sử dụng trong thực tế

Cơ hội việc làm trong ngành công nghệ Robotics

Top trường đại học công nghệ thông tin đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo và Robotics 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!