Kỹ sư lập trình phần mềm là gì? Kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư lập trình năm 2023
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
Table of Contents
Kỹ sư lập trình phần mềm trở thành một trong những vị trí được nhiều người lựa chọn và theo đuổi khi bắt đầu với ngành lập trình. Vậy kỹ sư lập trình phần mềm là gì? Vì sao vị trí này lại hot như vậy? Cùng FUNiX tìm hiểu rõ hơn về lĩnh vực này trong bài viết dưới đây:
1. Kỹ sư lập trình phần mềm là gì?
Kỹ sư lập trình phần mềm (Software Engineer) là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Nhiệm vụ của kỹ sư lập trình phần mềm là bao quát, phân tích những yếu tố tạo nên một phần mềm theo yêu cầu của khách hàng, ngân sách thực hiện,..
Các kỹ sư phần mềm thường ứng dụng toán học, khoa học, thiết kế và kiểm tra, đánh giá các phần mềm. Sau khi kiểm tra, đánh giá tiêu chuẩn, các kỹ sư sẽ duy trì sự ổn định và hiệu quả của hệ thống.
Kỹ sư lập trình phần mềm và lập trình viên có rất nhiều điểm khác biệt. Trong đó đặc điểm riêng lớn nhất phải kể tới là tính chất công việc.
- Kỹ sư phần mềm: là người có cái nhìn tổng quát về khách hàng, công ty, nguồn lực nhân sự. Họ cần có khả năng tư duy, sáng tạo, quản lý cũng như kiến thức chuyên môn. Đặc biệt là luôn phải cập nhật những công nghệ, kỹ thuật mới.
- Lập trình viên: công việc chính là viết code, viết chương trình theo nhiệm vụ được giao. Họ hầu hết làm việc độc lập, ít phải giao tiếp, trao đổi với khách hàng trong quá trình thực hiện dự án.
>>> Xem thêm: Lập trình nhúng là gì? Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư lập trình nhúng
2. Tiềm năng nghề nghiệp của kỹ sư lập trình phần mềm
Kỹ sư lập trình phần mềm đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành nghề có tiềm năng to lớn.
2.1 Nhu cầu tuyển dụng
Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão dẫn tới cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật phần mềm cũng vì thế mà ngày càng rộng mở, mang tới nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp đa dạng. Họ có thể đảm nhận các vị trí như kỹ sư phần mềm, chuyên viên nghiên cứu ứng dụng, chuyên viên tư vấn về giải pháp và xây dựng hệ thống, chuyên viên bảo trì,..
Bên cạnh đó, kỹ sư phần mềm là một ngành thời thượng trong lĩnh vực CNTT. Cơ hội việc làm đối với ngành nghề này là vô cùng lớn, trong khi thực tế nhân lực vẫn còn thiếu hụt, nhu cầu tuyển dụng đang rất “khát”. Tính từ năm 2019 tới nay, hoạt động tuyển dụng tăng liên tục, đặc biệt là tại các doanh nghiệp, công ty sử dụng phần mềm để quản lý hoạt động kinh doanh; công ty thuộc lĩnh vực điện tử, công nghệ,…
2.2 Thu nhập
Mức lương của kỹ sư phần mềm có sự phân hóa dựa trên số năm kinh nghiệm:
- Sinh viên mới ra trường: trung bình 8-12 triệu/tháng
- Kinh nghiệm 1-4 năm: trung bình 14-33 triệu/tháng
- Quản lý: 33-60 triệu/tháng
Trong bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy, càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm và năng lực thực chiến, người lao động càng có cơ hội nâng cao mức thu nhập và khả năng thăng tiến của bản thân.
3. Kỹ sư lập trình phần mềm cần có kỹ năng gì?
Chuyên môn là yếu tố tiên quyết đầu tiên cần có khi bắt đầu theo đuổi một lĩnh vực mới, nhất là những lĩnh vực khó như lập trình. Tuy nhiên để có thể phát triển lâu dài và có một sự nghiệp vững chắc, người lao động cần không ngừng trau dồi, phát triển các kỹ năng mềm liên quan:
3.1 Kỹ năng Ngoại ngữ
Các kỹ sư phần mềm cần có vốn từ vựng chuyên ngành rộng để có thể đọc hiểu tiếng Anh tốt (sử dụng tài liệu, viết code,..). Hơn nữa là để có thể giao tiếp, trao đổi dự án với các đối tác nước ngoài.
3.2 Kỹ năng tư duy, phân tích
Đây là kỹ năng rất quan trọng, giúp các kỹ sư phần mềm trở nên thật sự nổi bật đối với doanh nghiệp. Với kỹ năng này, bạn phải hiểu rõ vấn đề của khách hàng, dùng khả năng phân tích, tư duy logic để kết hợp với nguồn lực công ty có thể cung cấp. Từ đó đưa ra giải pháp tối ưu nhất, mang lại lợi ích cho cả hai bên.
3.3 Kỹ năng quản lý rủi ro
Không một sản phẩm nào khi ra đời hoàn hảo 100%, chắc chắn nó sẽ có những rủi ro tiềm ẩn mà bạn không thể xác định chính xác được.Khi đó, kỹ sư phần mềm có thể phân tích rủi ro dựa trên các con số dự đoán xu hướng, các bài báo cáo hoặc khả năng dự đoán của bản thân,.. để lập các kế hoạch đề xuất giải pháp cho từng trường hợp.
3.4 Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
Không chỉ giao tiếp với nhóm làm việc, lập trình viên, kỹ sư phần mềm còn cần trao đổi với khách hàng. Những công việc này đòi hỏi họ phải có kỹ năng giao tiếp, trình bày thật tốt để mọi người hiểu đúng, hiểu đủ các vấn đề.
>>> Xem thêm: Review chương trình học FUNiX: Lộ trình rõ ràng, đầu ra chất lượng
4. FUNiX – Cơ sở đào tạo kỹ sư lập trình phần mềm hàng đầu
Để trở thành kỹ sư lập trình phần mềm một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, nhiều người đã lựa chọn các khóa học lập trình trực tuyến để tiết kiệm thời gian, chi phí, phù hợp với xu hướng giáo dục 4.0.
FUNiX với hơn 7 năm hình thành và phát triển, tự hào là một trong những cơ sở đào tạo kỹ sư phần mềm hàng đầu hiện nay. Khóa học Software Engineering của FUNiX được thiết kế riêng biệt, phù hợp với mọi đối tượng muốn theo đuổi lĩnh vực này.
4.1 Lộ trình rõ ràng
Chương trình Core Software Engineer đào tạo các kỹ năng cốt lõi của ngành phần mềm, đồng thời bổ sung các kỹ năng chuyên sâu theo công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và CMCN 4.0.
Chương trình bao gồm 5 học phần được liên kết với nhau chặt chẽ theo một hệ thống logic. Đảm bảo đầu ra tiêu chuẩn cho một kỹ sư công nghệ phần mềm:
- Học phần 1: Lập trình cơ bản
- Học phần 2: Lập trình đối tượng ngôn ngữ Java
- Học phần 3: Lập trình di động
- Học phần 4: Tự chọn
- Học phần 5: Thực tập
Sau 3 học phần đầu, học viên hoàn toàn đủ kiến thức để trở thành một kỹ sư phần mềm với mức lương từ 8-15 triệu/tháng. Kết thúc toàn bộ khóa học, học viên có thể đi làm dưới vai trò là một kỹ sư lập trình chuyên nghiệp với mức lương tối thiểu 15 triệu/tháng.
Ngoài ra, học viên có thể lựa chọn tiếp tục học chương trình chuyển tiếp tín chỉ, rút ngắn thời gian học đại học của FUNiX để sở hữu bằng cử nhân chất lượng.
4.2 Ứng dụng mô hình FUNiX Way hiện đại
Để giúp học viên có một môi trường học tập lý tưởng cùng mô hình giảng dạy chất lượng nhất, FUNiX đã ứng dụng mô hình FUNiX “độc bản” với:
- Học online 100% linh hoạt, chủ động học mọi lúc mọi nơi
- Nguồn học liệu uy tín hàng đầu thế giới: MOOC, Udemy,..
- Đội ngũ hơn 5000+ Mentor là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực CNTT luôn sẵn sàng hỗ trợ hỏi-đáp 1:1
- Hannah luôn sát sao, cổ vũ và khích lệ tinh thần học tập của học viên
- Cộng đồng FUNiX rộng lớn, vừa học vừa mở rộng network cho tương lai
>>> Xem thêm: Bật mí cách học hiện đại của sinh viên FUNiX – tự tin chinh phục nhà tuyển dụng
5. Tổng kết
Trở thành kỹ sư lập trình phần mềm sẽ không còn khó khăn nếu như bạn lựa chọn được cho mình một con đường nhanh nhất. FUNiX luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường hiện thực hóa ước mơ kỹ sư phần mềm.
>>> Tìm hiểu ngay khóa học Software Engineering chất lượng của FUNiX tại đây:
>>> Bài viết liên quan:
Lộ trình học software engineer – kỹ sư phần mềm tại FUNiX
Những lý do học sinh cũng có thể học software engineering
FUNiX là chương trình đào tạo bậc cao CNTT, chất lượng hàng đầu
Bật mí cách học hiện đại của sinh viên FUNiX – tự tin chinh phục nhà tuyển dụng
Vì sao nên học đại học CNTT FUNiX? Review chương trình đại học CNTT FUNiX
Trần Hương
Bình luận (0
)