Làm thế nào để sống chung với AI (Trí tuệ nhân tạo)

Làm thế nào để sống chung với AI (Trí tuệ nhân tạo)

Chia sẻ kiến thức 22/08/2023

AI mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Nhưng AI càng trở nên mạnh mẽ thì việc xác định mục tiêu của nó càng trở nên quan trọng hơn.

Có thể khẳng định rằng đây là thập kỷ của AI với những kỳ tích đáng kinh ngạc liên tiếp được tạo ra. Một AI được lập trình để chơi cờ có thể “đánh bại” không chỉ con người mà còn tất cả các máy chơi cờ do con người lập trình trước đó, sau khi được học trò chơi này chỉ trong vòng 4 giờ. Những thành tựu phi thường này được gọi là AI hẹp (narrow AI), được áp dụng vào các công việc có tính chuyên môn cao. Nhưng nhiều chuyên gia tin rằng ứng dụng của AI hẹp sẽ chỉ mang tính tạm thời bởi vàp giữa thế kỷ này, chúng ta có thể sẽ có trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI – Artificial General Intelligence) – những cỗ máy có thể đạt được hiệu suất ngang bằng, thậm chí hơn con người trong tất cả các nhiệm vụ mà chúng ta đang giải quyết. 

AI
Con người cần phải làm gì để sống chung với AI (Trí tuệ nhân tạo)

Và nếu thực tế diễn ra như vậy, rất ít lý do để nghĩ rằng AI sẽ dừng lại ở đó. Máy móc sẽ thoát khỏi nhiều hạn chế vật lý đối với trí thông minh của con người. Bộ não của chúng ta có những hạn chế nhất định nhưng máy móc có lẽ sẽ không giống như vậy. Chúng ta cần làm gì để bảo đảm cùng tồn tại an toàn với những tiến bộ của AI? 

Về mặt tích cực, AI mang lại nhiều lợi ích cũng như lợi nhuận trong một số công việc của con người. Nhưng AI càng trở nên mạnh mẽ thì việc xác định mục tiêu của nó càng trở nên quan trọng hơn. Hẳn bạn còn nhớ, câu chuyện vua Midas ước mọi thứ mình chạm vào đều có thể biến thành vàng, nhưng điều đó thực sự không thể áp dụng cho bữa sáng của nhà vua. 

Vì vậy, con người cần tạo ra những cỗ máy AI mạnh mẽ, thân thiện với con người, có mục tiêu phù hợp và đáng tin cậy với các giá trị của nhân loại. Nhưng thật khó để điều này có thể xảy ra, bởi chính con người chúng ta đang làm nhièu điều tồi tệ với nhau, cũng như gây hại đến nhiều sinh vật khác đang sống trên hành tinh. 

Do đó, vì sự an toàn, máy móc cần phải “siêu phàm” về mặt đạo đức cũng như nhận thức, điều đó đồng nghĩa máy móc sẽ cần tiếp cận với các nền tảng đạo đức cao cả, vượt xa những điều tồi tệ mà con người thường làm trong xã hội. Máy móc có lẽ sẽ đủ thông minh để làm điều này, nếu có những con đường và phương pháp hướng dẫn chúng đến những nền tảng đạo đức tốt và chúng sẽ đi đúng hướng. 

AI
Vì sự an toàn, máy móc cần phải “siêu phàm” về mặt đạo đức cũng như nhận thức. (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, có 2 vấn đề lớn với nhiệm vụ này. 

Một là, con người cần đào tạo, nói cho máy móc biết những gì mà chúng ta mong muốn để xây dựng một xã hội tốt đẹp và lý tưởng. Điều này thực sự không dễ dàng vì bản thân con người luôn bị chia rẽ bởi sắc tộc, quốc gia, tôn giáo và chúng ta thường bỏ qua sự đau khổ của người khác, thậm chí trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra nó. Vậy làm thế nào để con người có thể hướng máy móc trở thành những công cụ tốt đẹp? 

Hai là, khi chúng ta trao quyền cho các nhà khoa học, nhà đạo đức học “hướng dẫn” cho máy móc về các giá trị đạo đức, chúng ta có thể đang hy sinh quyền tự chủ của mình và một số những lợi ích khác. Cụ thể, chúng ta sẽ bị cấm làm một số điều thuộc về phạm vi tự do cá nhân. 

Tất nhiên, việc hạn chế sự tự do không phải lúc nào cũng xấu, ví dụ như cấm không được hút thuốc nơi công cộng, cấm không được xả rác bừa bãi,… nhưng đến một mức độ nào đó, những cỗ máy sẽ giỏi hơn chúng ta trong việc thiết lập các quy định (bởi chúng đã được giáo dục những giá trị đạo đức tốt đẹp nhất), và con người có thể sẽ khó có thể sống trong một tương lai như vậy. 

Những vấn đề này có vẻ xa vời, nhưng thực sự nó đã tồn tại. Ví dụ, AI đã có một số thông tin đầu vào về cách sử dụng tài nguyên trong Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) tại Vương Quốc Anh. Nếu được giao một vai trò lớn hơn, AI có thể hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với những gì con người có thể quản lý và hành động vì lợi ích của người sử dụng hệ thống y tế. 

Ý tưởng về việc tạo ra một công nghệ mạnh mẽ mới để đối phó với AI cũng đang được một số người hưởng ứng, nhưng hơn hết, dù là công nghệ nào đi nữa, con người vẫn cần phải có tinh thần hợp tác, sẵn sàng gạt bỏ lợi ích cá nhân vì mục tiêu chung. 

Trí thông minh và đạo đức chính là những năng lực mạnh mẽ và duy nhất của con người. Nếu chúng ta cung cấp và đào tạo trí thông minh cho máy móc, chúng ta cũng cần phải giáo dục cho AI về đạo đức. Và vì vậy, con người càng cần phải suy nghĩ nghiêm túc về những mục tiêu cho sự phát triển của AI hiện nay. 

Minh Tiến

(Dịch từ: IELTS Reading Part 2 – Test 3 – Cambridge 18)

>>>> Xem thêm một số bài viết tại đây:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!