Singapore sử dụng người máy (robot) trong giáo dục trẻ em như thế nào?

Singapore sử dụng người máy (robot) trong giáo dục trẻ em như thế nào?

Chia sẻ kiến thức 21/07/2023

Chương trình "PlayMaker" từng đoạt giải thưởng đưa robot vào chương trình giảng dạy ở hơn 160 trường mầm non vào năm 2016. Đây là lần đầu tiên công nghệ mới này được sử dụng trên diện rộng tại Singapore.

Sự phát triển của công nghệ luôn đặt ra cả những thách thức và thuận lợi cho việc nuôi dạy trẻ của cha mẹ và các nhà giáo dục. Việc dành hàng giờ trước màn hình điện thoại và TV sẽ gây ra những tác động xấu cho sự phát triển của trẻ, nhưng trẻ cũng cần am hiểu về công nghệ để chuẩn bị cho cuộc sống hiện đại sau này. 

Singapore
Singapore đang sử dụng người máy (robot) để thay đổi việc giáo dục trẻ em tại các trường mầm non. (Ảnh: Internet)

Trước thực trạng này, các trường mầm non của Singapore đã được hỗ trợ các công cụ để giải quyết vấn đề. Chính phủ đã giới thiệu các robot (người máy) không có màn hình, cho trẻ sử dụng chúng trong các môn học STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học). Bằng cách lập trình cho robot hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản như di chuyển theo một hướng nhất định, chiếu đèn sáng theo đoạn đường đã cài đặt, trẻ em từ bốn đến bảy tuổi có thể làm quen với những kiến thức cơ bản về kỹ thuật. 

Nổi tiếng nhất phải kể đến chương trình “PlayMaker” từng đoạt giải thưởng đưa robot vào chương trình giảng dạy ở hơn 160 trường mầm non vào năm 2016. Đây là lần đầu tiên công nghệ mới này được sử dụng trên diện rộng và đang được mở rộng sang nhiều cơ sở mầm non. Vậy cụ thể, các robot đã làm gì và tác động như thế nào đến việc giáo dục trẻ em? 

Thay đổi về mô hình đào tạo

Adrian Lim – đại diện Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm Singapore (IMDA), cơ quan chỉ đạo và tài trợ cho dự án, cho biết dự án thể hiện ‘sự thay đổi về mô hình’ trong cách xác định vai trò của công nghệ trong giáo dục mầm non. Trái ngược với việc sử dụng màn hình màn hình máy tính hoặc điện thoại thông minh và tiếp nhận thông tin một cách thụ động, việc đưa robot vào trường học giúp trẻ tương tác với robot và với bạn bè. 

Một trong những robot đang được sử dụng ở Singapore có tên là Kibo, một cỗ máy có bánh xe được chế tạo với cảm biến, đèn và động cơ. Robot này có một máy quét mã vạch, nhờ đó có thể nhận được hướng dẫn từ các mã in trên các khối gỗ và di chuyển. Hiểu được cách hoạt động của robot này, trẻ sẽ có thể tương tác và điều khiển robot theo hướng mà chúng mong muốn. 

Trẻ em ở Singapore chơi với robot Bee-Bot. (Ảnh: Internet)

Một robot tương tự có tên Bee-Bot, được sử dụng khá phổ biến. Mang thiết kế là một con ong nhựa với các nút nhỏ trên lưng, trẻ em có thể sử dụng robot này để lập trình chuyển động của nó. Giáo viên cũng có thể sử dụng robot vào một số bài tập như đặt Bee-Bot trên biểu đồ có nhiều ô vuông màu và ra đề bài cho trẻ phải hoạt động cùng nhau để lập trình di chuyển của robot đến một ô màu nhất định. 

Qua các chương trình thí điểm, kết quả cho thấy trẻ em sử dụng robot nắm vững các quy trình và có tiềm năng lập trình rất tốt, khi các em có thể hoàn thành chính xác các nhiệm vụ được đặt ra, hiểu được trình tự phải làm những bước nào, đây là một kxy năng quan trọng trước khi học Toán, học viết và ngôn ngữ. 

Khuyến khích nữ giới tham gia khoa học công nghệ 

Tự hào là một trong những hệ thống giáo dục được xếp hạng tốt nhất thế giới, Singapore vẫn có chung một cuộc đấu tranh với các cơ quan giáo dục ở nhiều nơi về vấn đề cho các trẻ em gái tham gia các môn học STEM. Tỷ lệ nữ/nam trong sos các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực STEM ở Singapore là 7/20. 

Amadan Sullivan – một nhà nghiên cứu trong nhóm DevTech của Đại học Turfs đặt câu hỏi: “Tại sao không cho trẻ em gái tham gia vào các lĩnh vực này sớm hơn, trước khi các định kiến giới ăn sâu vào xã hội?”. Nhà nghiên cứu cho biết khi trẻ em chơi đùa với robot, sư khác biệt giới tính gần như không có trong khi đó, vì các chuẩn mực giới tính mà người ta luôn cho rằng nhiều bé trai quan tâm đến STEM hơn các bé gái. Cô khẳng định rằng nếu được tiếp xúc với robot từ sớm, sẽ có nhiều hơn các trẻ gái quan tâm đến việc trở thành một kỹ sư trong tương lai. 

Bên cạnh đó, Singapore cũng ưu tiên kết hợp nghệ thuật (Art), thêm chữ A vào mô hình STEM để tạo ra STEAM, bởi các nghiên cứu đã gợi ý rằng nghệ thuật và thiết kế có thể giúp kích thích học tập và đổi mới. 

Trẻ em chơi với robot Kibo tại trường mầm non. (Ảnh: Internet)

Chưa thể phủ sóng rộng rãi

Chương trình “PlayMaker”tài trợ cho 160 trường mầm non, đưa robor vào chương trình giảng dạy. Trong khi đó, các trung tâm giáo dục khác ở Singapore phải mua các robot này với giá từ 100 đô la cho robot Bee-Bot và từ 299-499 đô là cho robot Kibo, một mức giá không rẻ. 

Để mở rộng khả năng tiếp cận với mô hình mới, Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm Singapore đã hợp tác với Hiệp hội các nhà giáo dục mầm non Singapore (AECES), cung cấp các hội thảo cho giáo viên mầm non về cách kết hợp robot vào chương trình giảng dạy. AECES đào tạo giáo viên trong 2,5 ngày, sau đó giáo viên sẽ ứng dụng những kiến thức được học vào giảng dạy thực tế nhậ phản hồi, đánh giá từ AECES. 

Với mục tiêu cuối cùng là đào tạo cho 17.000 giáo viên mầm non của Singapore, nhưng cho đến nay, con số này vẫn còn rất khiêm tốn. 

Minh Tiến

(dịch: https://apolitical.co/solution-articles/en/meet-the-robots-teaching-singapores-kids-tech)

>> Singapore đang thử nghiệm AI trong giáo dục như thế nào?

>> Top 5 trường đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu Singapore

>> Những tiến bộ công nghệ giúp Singapore trở thành quốc gia thông minh 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!