Tìm hiểu việc sử dụng robot trong dịch vụ y tế của Singapore

Tìm hiểu việc sử dụng robot trong dịch vụ y tế của Singapore

Chia sẻ kiến thức 21/07/2023

Tại Bệnh viện Đa khoa Changi của Singapore, có khả năng bác sĩ phẫu thuật sẽ không có tim, những người dọn dẹp có thể không có phổi, và nhà vật lý trị liệu hoàn toàn không có não. Đó là bởi tại Bệnh viện Đa khoa Changi (CGH), hơn 50 nhân viên hiện nay là những robot thông minh. 

Selina Seah – Giám đốc Trung tâm Công nghệ Robot và Hỗ trợ Y tế (CHART), đã hợp tác với Bệnh viện Đa khoa Changi (CGH)để tìm ra các giải pháp công nghệ cao cho vấn đề chăm sóc sức khoẻ, từ việc phẫu thuật đến thực hiện công việc hành chính, robot đã trở thành một phần không thể thiếu trong lực lượng lao động của bệnh viện hơn 1000 giường bệnh này. 

Singapore
Singapore là nước tiên phong sử dụng người máy (robot) trong dịch vụ y tế. (Ảnh: CNN)

Mặc dù CHART đã hoạt động từ năm 2015, nhưng chỉ khi đại dịch COVID-10 19 bùng phát, mới mang đến những nhu cầu mới về các giải pháp chăm sóc sức khoẻ từ xa và không tiếp xúc giữa người với người. 

Hiện nay, Singapore có tỷ lệ sử dụng robot công nghiệp cao nhất thế giới, tỷ lệ 9/100 công nhân, nhưng chủ yếu trong lĩnh vực điện tử. Giờ đây, giám đốc của CHART hy vọng robot có thể hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ với giá cả phải chăng và chất lượng cao, cũng như đảm bảo an toàn trong các tình huống dịch bệnh. 

‘Ba cơn sóng thần’

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính đến năm 2030, toàn cầu sẽ thiếu 18 triệu nhân viên y tế. 

Đây là một mối quan tâm lớn với các quốc gia nhỏ như Singapore. Selina Seah – Giám đốc Trung tâm Công nghệ Robot và Hỗ trợ Y tế cho biết với dân số từ 65 tuổi trở lên dự kiến sẽ tăng từ 14% vào năm 2019 và lên tới 25% trong thập kỷ tới, đảo quốc sư tử sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi ‘ba cơn sóng thần’ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ: dân số già, lực lượng lao động giảm và bệnh mãn tính gia tăng. 

Và đó là thời điểm tốt để robot có thể phát huy khả năng của mình. Selina Seah chia sẻ rằng các robot phẫu thuật như Hệ thống phẫu thuật Da Vinci là một trong những robot nổi tiếng nhất trong bệnh viện, hoạt động như đôi mắt cua bác sĩ phẫu thuật, hỗ trợ các ca phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. 

Ngoài phòng mổ, các robot khác có thể dọn dẹp. giao đồ, thức ăn, giúp bảo trì bệnh viện, hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân và hỗ trợ dìu bệnh nhân trở lại giường bệnh. Điều này giúp cho các y tá trẻ trámh được tình trạng đau lưng sau 2-3 năm làm việc, đồng thời giúp họ tập trung vào việc cung cấp dịch vụ chăm sóc cho bệnh nhân. 

Tất cả robot tại CGH đều được quản lý bằng RoMI-H, một hệ thống kiểm soát dữ liệu. (Ảnh: CNN)

Một giải pháp thông minh 

Dịch vụ y tế ảo là một lĩnh vực khác mà Bệnh viện Đa khoa Changi (CGH) đã nhận định rằng công nghệ đang mang lại sự cải tiến. 

Selina Seah cho biết các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim và tiểu đường đang gia tăng, chiếm khoảng hơn 70% số ca tử vong trên toàn cầu, điều này gây thêm áp lực cho các hệ thống chăm sóc sức khoẻ của các quốc gia. Nhận thấy việc bệnh nhân mắc bệnh mãn tính phải đến bệnh viện nhiều lần là điều không mang tính bền vững, tốn thời gian và ảnh hưởng sức khoẻ, CGH đã áp dụng một hệ thống ‘chăm sóc từ xa’ thông minh, cho phép các bác sĩ theo dõi bệnh nhân đang ở nhà và xác định sớm các vấn đề. 

Robot mang tính xã hội hoá cũng được triển khai để cung cấp dịch vụ chăm sóc và đồng hành cùng bệnh nhân cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ, hỗ trợ trị liệu theo nhóm. Selina Seah cho biết một trong những robot xã hội, PARO, đã giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng của các bệnh nhân, từ đó, bệnh viện đã giảm việc sử dụng thuốc an thần cho các bệnh nhân có trí nhớ không tốt. 

Robot làm cuộc sống ý nghĩa hơn

Bệnh viện Đa khoa Changi không phải là bệnh viện duy nhất công nhận lợi ích của robot. Vào năm 2017, robot đã được sử dụng để hỗ trợ nhân viên tại Bệnh viện Đại học Copenhagen với nhu cầu xét nghiệm mẫu máu ngày càng tăng và robot di động tự động tại Bệnh viện Đại học Zealand ở Đan Mạch đã di chuyển hơn 10km quanh bệnh viện mỗi tuần để giao thiết bị, giúp nhân viên y tế không phải khuân vác nặng nề. 

GS. Marcelo Ang (Trung tâm Robot tiên tiến của Đại học Quốc gia Singapore) cho biết: “Người máy có tiềm năng rất tốt, làm cho cuộc sống con người trở nên ý nghĩa hơn bởi nó giúp con người tránh khỏi các yếu tố như suy thoái, sự ô nhiễm, nguy hiểm,… và robot không phải là sự thay thế, mà chỉ hỗ trợ cho người lao động.”

Tại Bệnh viện Đa khoa Changi (CGH), hơn 50 nhân viên hiện nay là những robot thông minh. (Ảnh: CNN)

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đến năm 2025, có tới 85 triệu việc làm sẽ bị mất do tự động hoá, nhưng ước tính có khoảng 97 triệu việc làm mới sẽ được tạo ra ở những vai trò khác. 

GS. Marcelo Ang nhận định đại dịch đã thúc đẩy sự phát triển của người máy và hậu cần, làm nổi bật những rủi ro mà nhân viên y tế gặp phải hằng ngày. Tính đến tháng 5/2021, WHO ước tính ít nhấn 115.000 nhân viên y tế trên thế giới đã chết vì COVID-19. Trong khi đó, robot tự hành có thể dọn dẹp và khử trùng phòng từ xa, công nghệ chăm sóc sức khoẻ trực tuyến có thể cho phép bác sĩ gặp bệnh nhân qua Internet và tư vấn,… 

Tuy nhiên, việc tích hợp robot vào các bệnh viện khá tốn kém và đòi hỏi cơ sở hạ tầng hiện đại. Bên cạnh đó, để ứng dụng công nghệ vào hoạt động y tế các bệnh viện cũng cần quan tâm đến bảo mật dữ liệu, an ninh mạng để ngăn chặn các kẻ xấu xâm nhập, ăn cắp thông tin hoặc phá hoại, Selina Seah nhấn mạnh. 

Minh Tiến

(dịch: https://edition.cnn.com/2021/08/25/asia/cgh-robots-healthcare-spc-intl-hnk/index.html)

>> Singapore đang thử nghiệm AI trong giáo dục như thế nào?

>> Top 5 trường đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu Singapore

>> Những tiến bộ công nghệ giúp Singapore trở thành quốc gia thông minh 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!