Giúp dân IT vượt qua tâm lý sợ khó khi tham gia tuyển dụng
Tâm lý sợ khó khi tham gia tuyển dụng có thể là một rào cản khiến bạn không dám bước tới một công việc mà mình thầm yêu thích hoặc khao khát.
- Chuyên gia khoa học dữ liệu chia sẻ bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng ngành IT
- [Infographic] Báo cáo thị trường CNTT nhộn nhịp nửa đầu năm 2023
- [Infographic] “Tuyệt chiêu” chinh phục nhà tuyển dụng IT tại Việt Nam
- Bật mí 3 kinh nghiệm trả lời phỏng vấn tuyển dụng IT
- 4 lợi ích khi đi làm sớm, sinh viên CNTT càng nên tìm hiểu
Table of Contents
Tâm lý sợ khó khi tham gia tuyển dụng có thể là một rào cản khiến bạn không dám bước tới một công việc mà mình thầm yêu thích hoặc khao khát. Đừng lo, sẽ có cách để bạn khắc phục vấn đề này.
Tâm lý sợ khó khi tham gia tuyển dụng IT
Cũng giống như nhiều giai đoạn thử thách, trước những vấn đề/ quyết định mang tính quyết định, con người ta có xu hướng nghi ngờ, sợ hãi, thậm chí trốn tránh việc phải hành động. Tâm lý sợ khó khi tham gia tuyển dụng IT không hề khó hiểu, ngược lại, nó là phổ biến với nhiều người trẻ chưa giàu kinh nghiệm, hoặc với người đang phải chịu áp lực lớn trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm, thay đổi trong sự nghiệp.
Tâm lý sợ khó khi tham gia tuyển dụng xuất hiện khi dân IT không dám bước vào thậm chí là nộp đơn ứng tuyển một công việc họ yêu thích. Vì lẽ “nỗi sợ” vô hình, họ thậm chí có thể cảm nhận như thể mình hoàn toàn không phù hợp với công việc này. Hay có khi, họ đã vượt qua vòng sơ loại, nhưng phút cuối lại sợ mình thất bại và không dám có mặt để trực tiếp phỏng vấn hoặc trao đổi với nhà tuyển dụng.
Tin liên quan:
- 3 lý do nên học lập trình trước tuổi 18
- Sinh viên IT nên làm gì để dễ tìm việc khi ra trường
- Doanh nghiệp IT khát nhân lực kỳ vọng và tìm thấy gì ở FUNiX?
- Những lý do ngành công nghệ thông tin hấp dẫn giới trẻ
Tâm lý sợ khó dù chưa làm gì này thực sự độc hại, kìm hãm sự phát triển của bạn và có thể khiến bạn phải hối tiếc khi bỏ qua những cơ hội vàng trong sự nghiệp và cuộc sống của chính mình.
Cách giúp dân IT vượt qua tâm lý sợ khó khi tham gia tuyển dụng
Sợ khó, sợ bị từ chối là bình thường và chẳng ai tránh được. Tuy nhiên, vẫn có cách để vượt qua tâm lý này đối với dân IT.
Xác định rõ những rủi ro, được và mất
Để không rơi vào tình trạng thất vọng cùng cực, bạn có thể xác định trước thật rõ ràng những rủi ro được và mất khi tham gia tuyển dụng một công việc IT nào đó. Khi đã nhìn thấy trước các vấn đề có thể gặp phải, bạn không còn quá lo sợ thậm chí phóng lớn những vấn đề ấy trong tưởng tượng. Xác định thật rõ ràng được gì, mất gì khi ứng tuyển một công việc, bạn tự khích lệ mình bằng cách đánh đổi: Sự dũng cảm chấp nhận những cái “mất” để đổi lấy những cái “được” trong sự nghiệp.
Và rõ ràng, trên hành trình tuyển dụng, việc bị từ chối một công việc có thể chẳng lấy đi cái gì của bạn, nhưng lại mang đến cho bạn rất nhiều về sự nghiệp. Cứ nghĩ mà xem, khi bị nhà tuyển dụng từ chối, dù thất vọng, bạn chỉ cần tìm kiếm ngay một nhà tuyển dụng khác!
Chấp nhận bị đánh giá, nhận xét, sẵn sàng học từ thất bại
Một số người sợ nhận xét và đánh giá của nhà tuyển dụng vì họ sợ bị xem là không đủ khả năng để làm việc. Sợ hãi những nhận xét tiêu cực không bao giờ là cách hay để phát triển bản thân.
Ngược lại, hãy xác định bạn đi ứng tuyển chính là bạn phô bày hết những kĩ năng kinh nghiệm của mình và bạn có thể không hoàn hảo, bạn chỉ đang cố gắng hết sức mà thôi. Nhận xét của các nhà tuyển dụng lúc này đơn giản là khách quan, giúp bạn thêm một góc nhìn về bản thân mình. Khi không quá sợ hãi việc bị đánh giá, bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn khi bước vào một cuộc phỏng vấn hay khi gửi CV của mình đến nhà tuyển dụng nào đó.
Lắng nghe phản hồi, sửa sai
Cùng với việc khắc phục nỗi sợ bị đánh giá, hãy sẵn sàng lắng nghe các phản hồi thông qua mỗi cuộc phỏng vấn tuyển dụng, đồng thời sửa đổi, rút kinh nghiệm cho chính mình. Điều này sẽ giúp bản cải thiện bản thân và trở nên tự tin hơn, chuyên nghiệp hơn trong những cuộc ứng tuyển về sau.
Ai cũng có thời điểm non nớt, yếu đuối một mặt nào đó, nhưng điều quan trọng là ta cho phép mình được non nớt để học hỏi và trưởng thành. Không cản trở bản thân bằng bất cứ định kiến nào, học hỏi và cho phép mình lớn khôn, bạn sẽ dẫn vượt qua được những nỗi sợ cố hữu và sớm gặt hái được thành công.
Quỳnh Anh
Tin liên quan:
- 3 lý do nên học lập trình trước tuổi 18
- Sinh viên IT nên làm gì để dễ tìm việc khi ra trường
- Doanh nghiệp IT khát nhân lực kỳ vọng và tìm thấy gì ở FUNiX?
- Những lý do ngành công nghệ thông tin hấp dẫn giới trẻ
- Doanh nghiệp IT đánh giá cao FUNiX vì đào tạo đề cao tính tự học
- 5 cách tìm việc IT khôn ngoan cho người ít kinh nghiệm
- Nhân sự nghỉ việc từ công ty lớn khó khăn thích nghi với startup
- Gợi ý giúp bạn tìm kiếm công việc IT mơ ước
- 3 điều đơn giản dân IT nên làm ngay khi công việc đình trệ
- Từ người nhút nhát trở thành nhân viên IT tự tin, xông xáo
- Mẹo giúp bạn luôn ở thế chủ động trong công việc IT
- Dân Công nghệ thông tin khi nào nên nghĩ đến nhảy việc?
Bình luận (0
)