Thực tế mở rộng (XR) là gì? XR hoạt động như thế nào? | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Thực tế mở rộng (XR) là gì? XR hoạt động như thế nào?

Chia sẻ kiến thức 20/01/2022

Những trải nghiệm mới đang chờ đón bạn trong thế giới ảo.

Chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số, nơi hợp nhất giữa thế giới ảo và thật. Những trải nghiệm nhập vai mà chúng ta đã thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng giờ đây đã trở thành hiện thực — tất cả là nhờ vào Thực tế mở rộng (Extended Reality - XR). Trong tương lai, trải nghiệm ảo có thể trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta.  Trong bài viết này, hãy cùng FUNiX khám phá XR là gì và nó có tác động như thế nào đối với thế giới của chúng ta.

Chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số, nơi hợp nhất giữa thế giới ảo và thật. Những trải nghiệm nhập vai mà chúng ta đã thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng giờ đây đã trở thành hiện thực — tất cả là nhờ vào Thực tế mở rộng (Extended Reality – XR). Trong tương lai, trải nghiệm ảo có thể trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta.

Trong bài viết này, hãy cùng FUNiX khám phá XR là gì và nó có tác động như thế nào đối với thế giới của chúng ta.

1. Thực tế mở rộng (XR) là gì?

XR liên quan đến việc sử dụng các công nghệ có khả năng mở rộng thực tế và hợp nhất thế giới thực và ảo. XR là một thuật ngữ bao trùm thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và thực tế hỗn hợp (MR).

1.1 Thực tế ảo

Thực tế ảo (Virtual reality – VR) cho phép bạn tương tác trong môi trường ba chiều bằng các thiết bị điện tử như tai nghe VR, bộ điều khiển và găng tay. Oculus Quest 2, một hệ thống VR giải trí đa phương tiện, là một trong những giải pháp VR nổi tiếng nhất trên thị trường.

Một ví dụ về trải nghiệm VR là trò chơi Batman: Arkham VR. Trò chơi đưa bạn vào một thế giới ảo, nơi có cảm giác như bạn đang giải quyết những bí ẩn tội phạm ngoài đời thực.

1.2 Thực tế tăng cường

Thực tế tăng cường (Augmented reality – AR) mô tả sự tương tác giữa trải nghiệm ảo và thế giới thực, mở rộng môi trường thực với hình ảnh, hoạt ảnh hoặc văn bản. Nó có thể được trải nghiệm thông qua kính thông minh AR, máy tính bảng và điện thoại thông minh.

Một ví dụ về trải nghiệm AR là các bộ lọc Snapchat bổ sung lớp phủ kỹ thuật số — chẳng hạn như mũ hoặc kính — vào ảnh của bạn. Trong tất cả các công nghệ XR, AR được áp dụng rộng rãi nhất, chủ yếu là do nó có thể được tiếp cận trên hầu hết các thiết bị thông thường.

1.3 Thực tế hỗn hợp

Thực tế hỗn hợp (Mixed reality – MR) là sự kết hợp giữa VR và AR, có mục đích lấp đầy khoảng cách giữa thế giới ảo và thế giới tăng cường. Nó kết hợp cả thế giới kỹ thuật số và thế giới thực vào một môi trường, cho phép chúng tương tác với nhau trong thời gian thực. Điều này có thể được trải nghiệm qua các tai nghe MR như Microsoft HoloLens.

Một ví dụ về trải nghiệm MR là tích hợp HoloLens của Microsoft với Skype. Trải nghiệm này cho phép bạn trải qua một phiên Skype giống như một cuộc họp thực tế. Bạn có thể kiểm soát phiên Skype của mình bằng cách dùng tay chạm vào mô phỏng.

2. Các lĩnh vực được thay đổi bởi công nghệ XR

Thị trường XR đang tăng trưởng nhanh chóng. Dưới đây là các ngành công nghiệp hàng đầu được chuyển đổi bởi công nghệ XR:

2.1 Bán lẻ và Tiếp thị

Lĩnh vực bán lẻ đang trở nên thông minh hơn khi cho phép khách hàng dùng thử sản phẩm tại nhà của họ một cách thoải mái. WatchBox đã áp dụng AR để cung cấp cho khách hàng của mình đặc quyền dùng thử đồng hồ ảo trên cổ tay của họ. Công ty nội thất Thụy Điển IKEA đã ra mắt ứng dụng IKEA Place AR, cho phép khách hàng đặt các món đồ nội thất ảo vào nhà của họ bằng công nghệ AR trên điện thoại thông minh.

2.2 Giao dục và đao tạo

XR cho phép mọi người được đào tạo trong môi trường ảo, an toàn mà không gây nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ, nhân viên cứu hỏa và phi công có thể mô phỏng các tình huống nguy hiểm với rủi ro tối thiểu và ít chi phí hơn. Kinh nghiệm họ có được giúp họ xử lý các tình huống thực tế một cách dễ dàng.

Ví dụ, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã phát triển hệ thống Đào tạo nhập vai Tăng cường (Augmented Immersive Team Trainer), được xây dựng bằng cách sử dụng tai nghe HoloLens MR của Microsoft. Hệ thống bổ sung các hiệu ứng sức mạnh hỏa lực và kẻ thù trong môi trường ảo, giúp nâng cao hiệu suất của binh lính và chuẩn bị cho các cuộc chiến trong thế giới thực.

2.3 Bất động sản

Các giải pháp XR cho phép các đại lý bất động sản đưa người tiêu dùng tham gia các chuyến tham quan ảo, cho phép họ tìm hiểu về các ngôi nhà mà không cần phải trực tiếp ghé thăm. Những người cho thuê hoặc người mua tiềm năng có thể dễ dàng thăm trực tuyến nhiều địa điểm và quyết định xem nơi nào đáng để trực tiếp đến xem. 

2.4 Giải trí

Ngành công nghiệp giải trí sử dụng công nghệ XR để mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm tuyệt vời. Trong trò chơi điện tử, XR có thể đưa bạn vào một môi trường ảo mang đến trải nghiệm sống động. XR cũng có thể làm phong phú thêm cho các sự kiện giải trí khác như triển lãm và biểu diễn nhạc sống.

3. Những thách thức của công nghệ XR

Những người đang phát triển công nghệ XR phải đối mặt với một số thách thức, bao gồm:

3.1 Các vấn đề về quyền riêng tư của dữ liệu

Công nghệ XR thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân. Đây có thể là dữ liệu về những gì bạn làm, những gì bạn nhìn và thậm chí là cảm xúc của bạn. Điều này có thể gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng trong trường hợp dữ liệu này rơi vào tay tội phạm mạng. Vì lý do này, các nhà phát triển công nghệ XR phải đối mặt với một thách thức lớn khi phải tuân thủ tất cả các yêu cầu bảo vệ dữ liệu.

3.2 Chi phí

Chi phí triển khai công nghệ XR còn khá cao, cản trở nhiều công ty đầu tư vào nó. Các công nghệ thực tế tăng cường, như bộ lọc mạng xã hội, hiện có giá thành rẻ và dễ tiếp cận đối với bất kỳ người dùng điện thoại thông minh nào. Tuy nhiên, công nghệ thực tế ảo và hỗn hợp đòi hỏi thiết bị tương đối đắt tiền.

3.3 Thiết kế và phát triển thiết bị XR

Thiết kế của một số thiết bị XR đưa ra nhiều thách thức với người dùng. Ví dụ, các thiết bị VR và MR gắn trên đầu thường quá nặng và không thoải mái khi sử dụng trong thời gian dài. Các thiết bị này cũng gây mỏi và đau mắt.

Sự phát triển của công nghệ XR cũng vẫn cần được cải thiện. Ví dụ, Microsoft HoloLens có thể được điều khiển bằng cử chỉ và giọng nói. Tuy nhiên, các điều khiển bằng cử chỉ chỉ giới hạn ở hai chuyển động tay.

4. Tương lai của XR

Công nghệ XR đang làm tăng năng suất của nhiều ngành như bán lẻ, giải trí, v.v. Có vẻ như chúng ta đang tiến vào một thời đại mà rất khó để phân biệt giữa trải nghiệm ảo và thực.

Các thiết bị XR sẽ trở nên nhỏ gọn hơn và giá cả phải chăng hơn trong tương lai. Khi công nghệ này ngày càng phát triển phức tạp và phổ biến, nó có thể sẽ được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp hơn.

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/what-is-extended-reality-xr-how-does-it-work/

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm các chủ đề hữu ích:

Vân Nguyễn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!