6 ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh giúp tăng lợi nhuận

6 ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh giúp tăng lợi nhuận

Chia sẻ kiến thức 02/01/2024

AI đã trở thành công nghệ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, có tác dụng nâng cao chất lượng sống của con người. Bên cạnh những ứng dụng liên quan đến y tế, công nghiệp,… ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh giúp tăng lợi nhuận cũng là một trong những chủ đề được quan tâm hàng đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp những ứng dụng quan trọng nhất của AI đối với hoạt động kinh doanh. Mời bạn cùng tham khảo.

6 ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh giúp tăng lợi nhuận (Nguồn: Internet)
6 ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh giúp tăng lợi nhuận (Nguồn: Internet)

1. Dự đoán nhu cầu của thị trường và khách hàng mục tiêu 

Một trong những phương pháp tăng lợi nhuận hiệu quả nhất trong kinh doanh là đảm bảo doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của thị trường, khách hàng. AI sẽ hỗ trợ bạn dự đoán những nhu cầu này bằng cách phân tích dữ liệu trong quá khứ và dữ liệu ở thời điểm hiện tại. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định chính xác liên quan đến số lượng sản xuất hàng hóa, nên bày bán mặt hàng nào và phương pháp tiếp thị ra sao để tiếp cận tốt tệp khách hàng mục tiêu. 

Ví dụ, Amazon – công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ – đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh để dự đoán nhu cầu sản phẩm phù hợp với từng tệp khách hàng ở mỗi châu lục khác nhau bằng cách dựa trên dữ liệu về lịch sử mua hàng, sở thích của khách hàng, và các yếu tố khác. Nhờ vậy, Amazon có thể tối ưu lượng hàng hóa tồn kho, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa, khắc phục được những nhược điểm của một công ty đa quốc gia. 

Trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh: Dự đoán nhu cầu của thị trường và khách hàng mục tiêu (Nguồn: Internet)
Trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh: Dự đoán nhu cầu của thị trường và khách hàng mục tiêu (Nguồn: Internet)

Xem thêm bài viết: Giải mã sự khác biệt giữa trí tuệ nhân tạo và trí tuệ con người

2. Cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng 

Trong thời buổi nền công nghiệp 4.0. phát triển như vũ bão, người tiêu dùng ngày càng càng trông đợi các doanh nghiệp tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân của họ khi sử dụng sản phẩm. Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo là bước đột phá lớn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống sản phẩm bài bản theo từng phân khúc khách hàng khác nhau dựa trên dữ liệu cá nhân. 

Ví dụ điển hình có thể kể đến là việc Netflix sử dụng AI nhằm mục đích đề xuất nội dung phù hợp với sở thích của người xem, từ đó giữ chân họ và khuyến khích họ tiếp tục đăng ký gói dịch vụ. Hay YouTube cũng áp dụng tốt chiến lược này khi đề xuất danh sách video phù hợp với mục đích tìm kiếm của khách hàng, giúp họ tối ưu trải nghiệm cá nhân. 

Cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng (Nguồn: Internet)
Cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng (Nguồn: Internet)

3. Tối ưu hóa quy trình hoạt động

Ngoài những vai trò trên, trí tuệ nhân tạo (AI) còn được ứng dụng trong kinh doanh nhằm mục đích tự động hóa quy trình hoạt động, sản xuất, phân phối, thậm chí chăm sóc khách hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian, đồng thời nâng cao hiệu suất lao động, góp phần tăng lợi nhuận. Ví dụ nhiều nhà máy, doanh nghiệp hiện nay đã ứng dụng dây chuyền sản xuất nhân tạo, cánh tay robot để đẩy nhanh quá trình sản xuất sản phẩm. 

Bên cạnh đó, hệ thống trả lời tin nhắn tự động của trí tuệ nhân tạo cũng hỗ trợ hoạt động bán hàng, Marketing diễn ra suôn sẻ, đặc biệt là với những doanh nghiệp đẩy mạnh bán hàng trên những kênh mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Theo đó, hệ thống này sẽ tạo kịch bản tự động, quản lý và lưu trữ thông tin khách hàng. 

Trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh: Tối ưu hóa quy trình hoạt động (Nguồn: Internet)
Trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh: Tối ưu hóa quy trình hoạt động (Nguồn: Internet)

Xem thêm bài viết: AI và trí tuệ nhân tạo là gì? Tìm hiểu các loại công nghệ AI phổ biến

4. Tăng cường bảo mật cho doanh nghiệp 

Một trong vai trò quan trọng khác của trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh là tăng cường bảo mật, phát hiện và ngăn chặn những mối nguy từ tài khoản nặc danh, có ý đồ xấu. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể bảo vệ tốt dữ liệu cũng như tài sản doanh nghiệp của mình. Ví dụ tiêu biểu nhất là việc các ngân hàng hiện nay đều sử dụng trí tuệ nhân tạo như một công cụ phát hiện giao dịch đáng ngờ bằng cách cài mã pin, mã bảo mật 2 lớp, giúp khách hàng không mất tiền oan uổng. 

5. Hỗ trợ sáng tạo nội dung – quảng bá sản phẩm 

Sáng tạo nội dung là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ và tăng doanh thu. Nội dung hay – chất lượng – khác biệt là “chìa khóa vàng” giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu, xây dựng thương hiệu. Do vậy, AI sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ bạn sáng tạo nội dung, nghiên cứu từ khóa, tìm kiếm những ý tưởng mới lạ và biên tập câu chữ. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm công sức và tạo ra nhiều nội dung cùng một lúc. 

6. Góp phần hỗ trợ doanh nghiệp xử lý khủng hoảng 

Khủng hoảng là giai đoạn khó khăn mà doanh nghiệp cần vượt qua, tùy vào từng sự kiện khác nhau mà mức độ khủng hoảng có thể ít hoặc nhiều. Tuy nhiên dù ở mức độ nào thì khủng hoảng cũng gây ra những tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp như doanh số bán hàng sụt giảm, tổn hại uy tín,… Do vậy, xử lý khủng hoảng hiệu quả, thông minh là biện pháp duy nhất giảm thiểu những tác động tiêu cực và giúp doanh nghiệp phục hồi.

Những lúc như vậy, trợ lý cá nhân, trợ lý ảo sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phân tích vấn đề dựa trên những dữ liệu lịch sử, đánh giá mức độ khủng hoảng, và đưa ra lời khuyên hữu ích từ cách giải quyết khủng hoảng của những doanh có case study (nghiên cứu trường hợp điển hình) tương tự, hỗ trợ doanh nghiệp tìm được “lối ra” 

Trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh: Góp phần hỗ trợ doanh nghiệp xử lý khủng hoảng (Nguồn: Internet)
Trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh: Góp phần hỗ trợ doanh nghiệp xử lý khủng hoảng (Nguồn: Internet)

Xem thêm bài viết: Lập trình AI (trí tuệ nhân tạo) cần học những gì? Có khó không? 

7. Tổng kết

Từ những phân tích trên, chắc hẳn bạn nắm vững những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực kinh doanh giúp tăng lợi nhuận như dự đoán nhu cầu thị trường, cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng, tối ưu quy trình hoạt động, tăng cường bảo mật, hỗ trợ sáng tạo nội dung và giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng. Tuy nhiên bạn cũng lưu ý để áp dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh tốt, không bị lệ thuộc hoặc chi phối quá nhiều thì bạn cần làm chủ được mô hình vận hành AI. 

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc đang trong giai đoạn tìm kiếm hóa học AI chất lượng để ứng dụng cho doanh nghiệp của mình thì đừng bỏ lỡ khóa Machine Learning tại FUNiX. Khi đăng ký học, bạn sẽ được mentor hỗ trợ giải đáp thắc mắc 1-1, đồng hành cùng Hannah và đào tạo bài bản với lộ trình khoa học, chất lượng, giúp bạn nắm bắt tốt thuật toán AI. Đăng ký ngay tại: 

Xem thêm một số bài viết hay tại: 

Những điều bạn cần biết về Trí tuệ nhân tạo AI

Trí tuệ nhân tạo và giao thông thông minh: bước tiến vượt trội

Cơ hội việc làm toàn cầu với ngành trí tuệ nhân tạo AI

Top 8 ý tưởng dự án trí tuệ nhân tạo hàng đầu năm 2023

 

Nguyễn Thị Ngọc Hân

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!