FUNiX tư vấn trực tuyến: Học gì để tiết kiệm đời mình? | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

FUNiX tư vấn trực tuyến: Học gì để tiết kiệm đời mình?

Tin tức 24/04/2019

Từ 10h sáng nay –24/4, quý độc giả quan tâm đến chủ đề: “Học gì để tiết kiệm đời mình?” có thể theo dõi những chia sẻ, giải đáp đồng thời gửi câu hỏi về các chuyên gia của chương trình. Không chỉ bàn về chuyện học gì, các khách mời sẵn sàng giải đáp nhiều hơn về kinh nghiệm học tập, kinh nghiệm sống, định hướng cho sự nghiệp, tương lai.

Để được các khách mời của chương trình tư vấn, giải đáp, bạn hãy gửi ngay các câu hỏi của mình tại đây.

Ba khách mời sẽ tư vấn trực tuyến về chủ đề: “Học gì để tiết kiệm đời mình” gồm: Anh Lê Hồng Việt – CTO FPT, chị Lê Minh Đức – Giám đốc Thương mại FUNiX, bạn Diệp Thanh Tú – cựu sinh viên FUNiX, Lập trình viên trẻ tuổi nhất Fsoft

Học tập là một chặng đường dài cần đầu tư cả về tiền bạc, trí tuệ, thời gian… Lựa chọn đúng đắn con đường học tập ngay từ đầu, mỗi người có thể tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức, tiền bạc và thuận lợi hơn trên con đường dẫn tới thành công. Tuy nhiên không phải ai cũng biết làm sao để “lựa chọn đúng”.

Các khách mời giàu kinh nghiệm cả trong sự nghiệp và phát triển bản thân, phát triển con người của FUNiX sẽ sẵn sàng lắng nghe tư vấn cùng độc giả, đưa ra những kiến giải thực tế, khách quan trước vấn đề này. Chuyện chọn ngành, chọn nghề, chọn trường, và xa hơn, chọn hướng đi cho sự nghiệp, cho cuộc sống sẽ được các diễn giả cùng thảo luận và đưa ra những lời khuyên khách quan nhất tới quý độc giả.

Ba khách mời của chương trình gồm:

Anh Lê Hồng Việt – Giám đốc Công nghệ tập đoàn FPT

Chị Lê Minh Đức – Giám đốc thương mại  FUNiX

Anh Diệp Thanh Tú – cựu sinh viên FUNiX, lập trình viên tại FPT Software

Chị Lê Minh Đức – Giám đốc Thương mại  FUNiX

Kính chào quý độc giả! Thay mặt ban tư vấn, tôi xin gửi lời chào trân trọng nhất đến các quý độc giả, quý phụ huynh cùng các bạn học sinh, sinh viên.

Có lẽ mỗi người trong chúng ta hầu như đều ít nhất một lần tự vấn về vấn đề mình sẽ học gì, sẽ làm gì để bảo đảm cho tương lai của chính mình. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng khốc liệt hơn bao giờ hết khiến chúng ta luôn phải không ngừng cập nhật kiến thức, hoàn thiện khả năng của bản thân.

Chị Lê Minh Đức – Giám đốc Thương mại FUNiX cho biết: “Tiên phong trong lĩnh vực đào tạo CNTT trực tuyến, FUNiX đã lắng nghe nhiều câu chuyện tương tự của các bạn trẻ và vui mừng được chứng kiến nhiều bạn trẻ thành công với lựa chọn của mình”.

Nhưng có lẽ cũng không ít người trong chúng ta từ ng băn khoăn, thậm chí hối hận vì một vài lựa chọn học tập hay nghề nghiệp mà phải qua thời gian, ta mới nhận ra là mình không thực sự phù hợp.

Điều quan trọng là, sau cảm giác nuối tiếc và ân hận đó, chúng ta làm gì? Chấp nhận thực tế, ngần ngại sự thay đổi, hoặc cứ nhắm mắt đưa chân theo một lối đi mà thực lòng ta không có nhiều thông tin, nhiều sự tin tưởng? Hay ta quyết liệt tìm hiểu, cân nhắc hay thậm chí làm lại từ đầu để tìm ra con đường đúng đắn hơn cả?

Là trường đại học đầu tiên đào tạo CNTT trực tuyến, FUNiX đã lắng nghe nhiều câu chuyện tương tự của các bạn trẻ và vui mừng được chứng kiến nhiều bạn trẻ thành công với lựa chọn của mình: Một con đường học tập hiện đại, với chi phí và thời gian học tập tiết kiệm hơn đáng kể so với mô hình giáo dục đại học truyền thống, đồng thời mang đến cho các bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cùng triển vọng phát triển bản thân trong tương lai.

Trong chương trình giao lưu trực tuyến ngày hôm nay, chúng tôi xin dành mọi tâm huyết để lắng nghe, trao đổi cùng quý độc giả xoay quanh những cơ hội tuyệt vời ấy. Và đặc biệt, không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực CNTT, chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi của quý độc giả về vấn đề: Học gì để tiết kiệm đời mình.

Xin được bắt đầu chương trình giao lưu với các bạn:

Hoàng Thu Vân – 039822xxxx – van.thihxx@gmail.com – Thái Nguyên

Thưa khách mời Lê Hồng Việt, em là sinh viên ngành công nghệ sắp ra trường. Theo chuyên môn anh đánh giá, kiến thức đại học ngành CNTT tại Việt Nam có theo kịp được yêu cầu của nghề này không? Em lo ngại kiến thức mình có sau khi tốt nghiệp không còn nhiều giá trị khi mà các công nghệ mới liên tục ra đời, trong khi ở trường em học nặng về lý thuyết. Cảm ơn anh.

Anh Lê Hồng Việt- Giám đốc Công nghệ tập đoàn FPT

Theo kinh nghiệm của tôi, để có thể thực hiện tốt công việc khi ra làm trong công nghiệp thì kiến thức học tại nhà trường là rất cần thiết, là căn bản cho sự phát triển về nghề nghiệp lâu dài. Tuy nhiên, những kiến thức này chưa đủ để bạn có thể thành công, mỗi người cần chủ động học thêm các kỹ năng mềm. Đặc biệt các bạn có thể tự học online thêm các công nghệ mới, ví dụ như Machine Learning, Cloud, hoặc các công nghệ front end mới sẽ giúp ích hơn cho các bạn nhiều.

CTO FPT Lê Hồng Việt là một trong những người đặt nền móng cho việc ứng dụng và phát triển những công nghệ mới tại Tập đoàn. Theo anh, mỗi người nên cần chủ động học thêm kỹ năng mềm, công nghệ mới…

Trần Thái Dương –  098513xxxx – duongtran1006xxxx@gmail.com – TP Hưng Yên

Em rất thích ngành CNTT nhưng thấy mình không có năng khiếu về môn này. Em sợ lúc đăng kí xong học không hiểu gì, sợ sau này em kém quá không kiếm được việc làm. Khách mời có thể cho em lời khuyên có nên theo ngành này không?

Anh Diệp Thanh Tú – cựu sinh viên FUNiX, lập trình viên tại FPT Software

Hi em, năng khiếu chỉ là một phần nhỏ thôi em ạ. Em cứ chăm chỉ là sẽ đạt được thứ mình muốn thôi. Thực ra lúc mình chưa học được thì mình nghĩ nó khó lắm, nhưng lúc đã học qua rồi, như anh, thì thấy cũng chẳng có gì cả. Ở FUNiX, khó thì em cũng đã có mentor hỗ trợ em rồi. Em không cần phải lo lắng gì nhiều đâu nhé!

Ngô Tiến Bảo – 0912364xxx – baotiennguyenxxx@yahoo.com – Hà Nội

Em rất thích chủ đề tư vấn trực tuyến ngày hôm nay. Theo em, học gì để tiết kiệm đời mình không chỉ là chuyện học tập, học hành đơn thuần mà còn là vấn đề chuẩn bị những kĩ năng cho cuộc sống sau này. Thực sự em đã ra trường đi làm nhưng cảm thấy rất thiếu tự tin, mức lương chỉ đủ trang trải cuộc sống ở Hà Nội đắt đỏ, không thấy có tương lai gì mặc dù em luôn cố gắng rất nhiều.

Thực sự đôi khi em quá mệt mỏi, xin các anh chị một lời khuyên để có thể giúp em tìm thêm hướng đi cho mình được không ạ? (Rất tiếc em không theo ngành CNTT).

Chị Lê Minh Đức – Giám đốc Thương mại FUNiX

Chào em, cảm ơn những trải lòng của em với các anh chị. Tại sao em lại nói rất tiếc em không theo ngành CNTT? Nếu em có hứng thú với ngành hot này, em có thể bắt đầu bất cứ lúc nào. Đó có phải là hướng đi em có thể thử ngay không? Hãy mạnh dạn nỗ lực. Nỗ lực nào cũng có vất vả, nhưng được vất vả với việc mình thích là điều tuyệt vời.

Khi em còn trẻ, em không có gì để mất, em có rất nhiều cơ hội, thay đổi là điều tốt. Muốn thành công em cần xoay sở, liên tục, sự vất vả trong quá trình đó chính là điều khiến em lấy lại niềm tin, niềm vui, niềm hứng khởi và sẽ là lòng tự tin.

Chúc em tự tin và thành công!

Nguyễn Tiến Thành – 039245xxxx – tienthanhsgxx@gmail.com – Củ Chi

Chào anh Tú, em rất ngưỡng mộ lựa chọn quyết đoán của anh. Anh cho em hỏi, gia đình anh có phản đối quyết định của anh không? Em cũng đang do dự việc theo nghề lập trình luôn hay nộp hồ sơ vào đại học, nhưng bị gia đình phản đối dữ quá. Anh khuyên em làm thế nào để thuyết phục được ba mẹ?

Anh Diệp Thanh Tú – cựu sinh viên FUNiX, lập trình viên tại FPT Software

Đầu tiên, anh cảm ơn em vì đã dành tình cảm cho anh. Về việc học trường online thế này, lúc đầu ba mẹ anh cũng có phản đối một chút, nhưng cuối cùng anh cũng thuyết phục được ba mẹ anh. Về việc em có nên đi làm lập trình luôn hay nộp hồ sơ vào đại học thì… anh nghĩ em có thể làm cả 2 luôn cũng được.

Vì thứ nhất, từ năm nay bằng đại học từ xa hay chính quy đều có giá trị như nhau.

Thứ hai, lúc nào cũng thế, học từ thực tiễn thì luôn tốt hơn là học từ lý thuyết quá nhiều nhưng chưa áp dụng được nhiều. Khi đi làm anh nghiệm ra một điều là, cứ làm, cứ nhận việc, việc nào không biết thì tự tìm tòi nghiên cứu, như vậy thì mới tiến xa được. Nếu em học xong nhưng áp dụng thì không được bao nhiêu, dễ bị loãng kiến thức mà còn tốn thời gian nữa (nếu như em có thể vừa học vừa làm được từ năm nhất thì không khéo đến khi ra tốt nghiệp em đã trở thành senior trong khi bạn bè em thì mới fresher hay junior).

Sinh viên Nguyễn Khánh Linh (Học sinh lớp 10 chuyên Tin, TP. Quảng Ninh), gia nhập FUNiX với mục tiêu có Bằng Đại học Kỹ thuật phần mềm khi học xong cấp 3.

Minh Tiến – 098820xxxx – shagohaxx@gmai.com – Cần Thơ

Em đang học cấp 3 và định không học đại học mà tự học CNTT và làm thêm để lấy kinh nghiệm dần luôn. Liệu các đơn vị lớn như FPT có tạo cơ hội thực sự cho các ứng viên chỉ có bằng phổ thông không? Khả năng thăng tiến lâu dài có tốt không?

Anh Lê Hồng Việt- Giám đốc Công nghệ tập đoàn FPT

FPT coi trọng người tài, không coi trọng bằng cấp. Tuy nhiên nếu tôi là bạn thì tôi vẫn sẽ lên kế hoạch để hoàn thành học Đại Học. Chương trình học đại học mang lại những kiến thức căn bản mà mỗi người cần, việc làm trong ngành CNTT không chỉ là bạn biết code, biết làm HTML, etc. Việc bỏ đại học có thể giúp mình đi nhanh hơn, nhưng khó có thể giúp bạn đi xa hơn được.

Tuy nhiên, việc đi học không có nghĩa là bạn không thể đi làm, bạn có thể lựa chọn phương án học sẽ giúp bạn đạt được cả 2, tuy là sẽ vất vả hơn rất nhiều. Tôi tin là FUNiX là một mô hình có thể giúp bạn đạt được cả 2 yếu tố về tốc độ và hình thức.

Nguyễn Duy – 0399941989 – Nltt21489@gmail.com – Trà Vinh

Mình là người khuyết tật có nguyện vọng tham gia học tập và làm việc tại FUNiX có gặp khó khăn gì không? CNTT có phải là lựa chọn tối ưu cho người khuyết tật không?

Anh Diệp Thanh Tú – cựu sinh viên FUNiX, lập trình viên tại FPT Software

Thực ra ngành này hay ở chỗ, chỉ cần máy tính, Internet là có thể học và làm việc được rồi, nên theo mình, ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận với ngành CNTT hết và dĩ nhiên, không ngoại trừ những người khuyết tật đâu ạ.

Sinh viên Đặng Văn Hanh (ngoài cùng bên trái) giao lưu cùng các sinh viên khác của FUNiX trong một buổi giao lưu định kỳ hằng tháng.

Nguyễn Văn Mạnh – 0912598xxx – manhhoabinhxxx@gmail.com – Hà Nội

FUNiX có cam kết việc làm cho sinh viên sau khi học xong hay không ạ? Mức lương trung bình của sinh viên FUNiX mới ra trường dao động trong khoảng như thế nào, thưa chị? Nếu chỉ học từ 2 – 3 chứng chỉ của trường để phấn đấu có việc làm sớm thì sau bao lâu em có thể “thu hồi vốn đầu tư” ban đầu ạ?

Chị Lê Minh Đức – Giám đốc Thương mại FUNiX

Rất nhanh em. Mục tiêu của FUNiX chính là giúp sinh viên học nhanh kiếm tiền sớm. Nếu tính bài toán đầu tư: Em học 3 Chứng chỉ đầu tiên trong 18 tháng, học phí hết 30 triệu đồng, có việc làm ngay với mức lương 5 triệu đồng/tháng trong 2 tháng đầu ở Fresher. Sau đó, tùy vào năng lực cá nhân, lương của lập trình viên khi vào Business Unit tại FPT Software là 7 triệu đồng/tháng trở lên. Tuỳ mức chi tiêu của mình, em có thể tự tính xem thời gian “hoàn vốn” là bao nhiêu nhé.

FUNiX đã ký thỏa thuận hợp tác với FPT Software, sinh viên hoàn thành 3 Chứng chỉ đầu của FUNiX là đủ điều kiện để vào làm tại đây. Cứ yên tâm tập trung học là chắc chắn có việc làm, em nhé.

Vũ Văn Cường – 098536xxxx – cuongthinh12xxxx@gmail.com – Nghệ An

Chào anh Tú, việc chưa có bằng cấp đại học có trở ngại gì trong công việc không ạ?

Anh Diệp Thanh Tú – cựu sinh viên FUNiX, lập trình viên tại FPT Software

Ngành khác anh không rõ, nhưng riêng ngành CNTT này thì anh thấy họ không quan trọng bằng cấp hơn năng lực đâu. Bằng chứng là anh chưa có bằng nhưng lương anh đã chịu thuế thu nhập rồi.

Nói vậy không hẳn là bằng cấp không có ý nghĩa gì, vì nếu như em muốn xin visa đi nước ngoài làm việc theo diện kỹ sư CNTT (với các nước như Đức, Mỹ, Nhật…), em phải có bằng đại học CNTT, đó là yêu cầu tối thiểu. Và FUNiX có thứ đó. FUNiX chẳng khác gì một trường đại học CNTT bình thường ngoài việc mình có thể học online được (thực ra có cả vừa học online và offline).

Diệp Thanh Tú – cựu sinh viên FUNiX, người đã chọn học CNTT online ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông, thay vì học đại học truyền thống.

Phương Duy – 091435xxxx – ngoduyphuongxx@gmail.com – Phú Thọ

Anh Tú ơi, em rất khâm phục lựa chọn của anh và anh quả thật đã tiết kiệm được nhiều thời gian và có khởi đầu sớm hơn bạn bè. Nhưng anh có cho rằng người học đại học bài bản lâu dài sẽ thăng tiến tốt hơn người chỉ học chứng chỉ nghề không? Em nghĩ các kiến thức nền tảng của bậc đại học cũng rất quan trọng.

Anh Diệp Thanh Tú – cựu sinh viên FUNiX, lập trình viên tại FPT Software

Tất nhiên là giáo trình ở FUNiX đã dạy hết rồi, có thể em không chú trọng nên kiến thức nền tảng em yếu thôi, chứ không phải chương trình không dạy. Theo anh nghĩ thì cứ học rồi làm luôn thì vẫn vững hơn là học quá nhiều kiến thức nhưng chưa áp dụng được luôn dẫn đến việc khi đi làm phải ngồi nghiên cứu lại. Như vậy tốn rất nhiều thời gian và công sức.

Về mặt thăng tiến thì tất nhiên đi kèm cùng năng lực. Như anh đã nói thì vừa học rồi làm luôn những thứ mình vừa học thì kiến thức sẽ vững hơn là chỉ học lý thuyết suông. Bằng chứng là anh, hiện tại anh mới học hết Chứng chỉ 2 nhưng đã là junior dev rồi nè.

Diệp Thanh Tú – trở thành Lập trình viên trẻ nhất tại Fsoft sau 4 tháng học tại FUNiX

Minh Anh – 090227xxxx – nhocminhanhxx@gmail.com – Hà Nội

Chào chị Lê Minh Đức, em rất ngưỡng mộ thành tích cá nhân của chị trong công việc. Với kinh nghiệm dạn dày của chị, chị có thể khuyên học sinh sắp tốt nghiệp, chọn trường nên chọn cách học thế nào để tiết kiệm nhất cả về thời gian và sự đầu tư tài chính, để sau này có được sự thành công ạ?

Chị Lê Minh Đức – Giám đốc Thương mại  FUNiX

Cảm ơn em đã dành tình cảm cho chị. Về câu hỏi của em, chị cho rằng học chủ động, có mục tiêu học tập rõ ràng là cách học tiết kiệm nhất. Không có hai điều trên thì việc học lãng phí cả thời gian, công sức và tiền bạc, trong đó lãng phí lớn nhất là thời gian.

Ngày nay internet đang tạo rất nhiều cơ hội để người trẻ tiếp cận được những kiến thức đa dạng cập nhật nhất trên thế giới. Nếu chủ động xác định được mình cần và muốn học gì, đồng thời có mục tiêu cụ thể để đạt được nó, với sự giúp đỡ của internet, em có thể học rất nhiều và sớm đạt thành công. Chúc em thành công.

Hoang Buu Duy – 037731xxxx – duy.do.hoangxxx@gmail.com – Hà Nội

Với kinh nghiệm thực tế, anh Lê Hồng Việt khuyến khích người trẻ trong ngành CNTT tại Việt Nam hiện nay nên học nhanh và sớm đi làm ngay hay học bài bản và chọn lựa cơ hội cẩn thận sau khi có trình độ nhất định?

Anh Lê Hồng Việt- Giám đốc Công nghệ tập đoàn FPT

Mỗi cách học đều có những ưu điểm riêng tùy vào mục đích của người học. Theo tôi việc học bài bản, có phương pháp sẽ giúp mỗi người thích nghi với nhiều điều kiện công việc hơn.

Nguyễn Mỹ Duyên – 096216xxxx – bradangel96xxx@gmail.com – Quảng Nam

Chào anh Diệp Thanh Tú, nhà tuyển dụng khi nhận hồ sơ của anh thì đánh giá thế nào về tuổi tác và trình độ học vấn ạ? Anh làm thế nào để chứng minh là mình đủ năng lực đi làm khi mới chỉ học lập trình được 4 tháng?

Anh Diệp Thanh Tú – cựu sinh viên FUNiX, lập trình viên tại FPT Software

Hồ sơ khi đó của mình thực ra rất nhiều hạn chế. Tất nhiên mình cũng chưa có kinh nghiệm, học lập trình cũng chưa lâu nên so với hầu hết các ứng viên khác thì mình khá là kém cỏi, lúc đó hầu như chỉ có thể nói mình pass được là do thái độ mình tốt.

Mình cho nhà tuyển dụng thấy được rằng mình có triển vọng từ lòng ham học, khả năng chịu được áp lực, có tinh thần trách nhiệm… Thời gian đâu lúc đi làm thì cũng khá ngợp vì lượng kiến thức quá lớn (một phần là vì dự án đặc thù), nhưng rồi mình cũng chứng mình được, đó là mình có giá trị.

Huy Hùng Phan – 091106xxxx – phanhunghuy91xx@gmail.com – Thái Bình

Em đang tìm hiểu về việc học lập trình tại FUNiX, thấy rất nhiều ý kiến trái chiều. Là người đã học trực tiếp tại đây rồi, anh thấy việc học tại FUNiX có hiệu quả không? Có thật là đủ để mình làm nghề ngay sau 2-3 chứng chỉ không? Cảm ơn anh.

Anh Diệp Thanh Tú – cựu sinh viên FUNiX, lập trình viên tại FPT Software

Học được Chứng chỉ 1, 2, 3, 5 là em thừa khả năng có việc làm nhé. Không khéo ra được nhận làm Junior dev luôn. Lúc anh đi làm thì anh mới học hết Chứng chỉ 1 – Trở thành Công dân số và môn Java ở Chứng chỉ 2 thôi (lúc đó anh được nhận làm Fresher). Còn nếu em học được hết Chứng chỉ 1, 2, 3, 5 rồi thì apply khỏe re thôi à hì.

Minh Văn – 096644xxxx – phuonganh28xxx@gmail.com – TPHCM

Em sắp sửa vào đại học. Băn khoăn lớn nhất của em hiện nay là ngành nghề mà em đang yêu thích và muốn lựa chọn có thực sự phù hợp với em về lâu dài hay không? Không phải ai cũng nhận ra mình lãng phí ngay từ đầu. Khách mời có lời khuyên nào để em có định hướng đúng để “tiết kiệm cuộc đời” từ sớm không ạ?

Chị Lê Minh Đức – Giám đốc Thương mại FUNiX

Để đánh giá phù hợp hay không phụ thuộc nhiều yếu tố và các yếu tố có thể biến động tuỳ thời điểm. Ví dụ: năng lực, đam mê, đòi hỏi từ xã hội… Nếu không thử sức mà chỉ suy đoán thì không bao giờ có câu trả lời. Chị cho rằng cách tốt nhất là phải dấn thân. Em đang yêu thích lĩnh vực em lựa chọn, đó là một khởi đầu tốt. Em cứ tự tin đi tiếp. Quan trọng là chủ động với chọn lựa, vừa đi vừa quan sát để kịp thời điều chỉnh nếu thấy không còn phù hợp.

Lê Hòa Bình– 0975890xxx – lehoabinhxxx@gmail.com – Hà Nội

Chào Tú. Câu hỏi riêng tư một chút, lúc quyết định học FUNiX bạn có bị gia đình phản đối không? Nếu có thì bạn thuyết phục cha mẹ như thế nào? Mình đang muốn đi học ở FUNiX thay vì học ĐH bình thường nhưng thực sự áp lực vì không được ba mẹ đồng ý. Cảm ơn cậu.

Anh Diệp Thanh Tú – cựu sinh viên FUNiX, lập trình viên tại FPT Software

Chào cậu, đầu tiên cậu phải đặt vấn đề với cha mẹ cậu và hỏi họ tại sao họ lại không đồng ý việc mình học như thế này. Thường thì bố mẹ sẽ phản đối là vì sợ các vấn đề như bị lừa đảo, nơi học không uy tín, không đảm bảo chất lượng… Với chia sẻ của một sinh viên (xTer) FUNiX thì cậu sẽ khó mà kiếm đại học CNTT nào tuyệt vời như FUNiX ở Việt Nam đâu: Độ linh hoạt thời gian, có thể hỏi bài được rất rất thường xuyên, có cơ hội làm quen được với những người có tầm ảnh hưởng trong ngành… nhờ đó, phát triển sự nghiệp dễ dàng hơn.

Thu Nga – 097413xxxx – trannga98xxx@gmail.com – Hải Dương

Chị Đức có thể chia sẻ về cách học tập và con đường đi tới thành công của bản thân không ạ? Đã bao giờ chị thấy mình lãng phí thời gian chưa?

Chị Lê Minh Đức – Giám đốc Thương mại FUNiX

Chị cũng chưa phải là người học tập rất thành công. Tuy vậy, chị có thể chia sẻ với em kinh nghiệm của chị nhé.

Việc học cần kế hoạch, em phải chia nhỏ thành nhiều phần và đặt mốc cho các nội dung đó, sau đó là làm theo lịch. Thường thì khi làm theo kế hoạch kiểu này, các phần học có thể được hoàn thành khá dễ dàng, đồng thời nó làm mình thấy phấn khởi.

Mỗi người cũng có các cách học hiệu quả khác nhau, ví dụ đọc to lên, ghi chép lại, học cùng bạn, có người cùng bàn bạc, chia sẻ… Việc gì cũng cần cố gắng, nhưng nếu em giúp mình tạo điều kiện duy trì được cách mình thích thì sẽ hiệu quả hơn.

Chị tất nhiên cũng đã từng lãng phí thời gian. Cách để không lãng phí thời gian, theo chị là cứ khi rảnh, chán làm điều gì đó vì gặp khó khăn, em cần giữ 1 thói quen tốt, ví dụ rèn luyện sức khoẻ, tập đàn hát… khi đó em vẫn làm được điều có ích cho bản thân, và giữ được tâm trí tốt. Thay vì để thời gian qua đi mà không có ích lợi gì. Như vậy, em sẽ mạnh khoẻ và vui vẻ, điều này giúp em tiếp tục sáng suốt và mạnh mẽ để đi tiếp con đường đến thành công.

Tại FUNiX, có rất nhiều sinh viên lớp 6, lớp 7 tham gia học với mong muốn sớm sở hữu kiến thức về Lập trình.

Nguyễn Bá Tiến– 0909857xxx – batien21xxx@yahoo.com – Hà Nội

Chào Tú. Bạn có thể tiết lộ chút về chiến lược học trực tuyến của bạn không? Lúc xác định học FUNiX bạn gặp khó khăn gì và giải quyết như thế nào? Không học đại học thông thường mà vào làm ở một công ty công nghệ lớn như FPT bạn có bị “khớp” không? Bạn thấy kiến thức ở đã học được có đủ để chinh chiến ngoài thực tế không?

Anh Diệp Thanh Tú – cựu sinh viên FUNiX, lập trình viên tại FPT Software

Chiến lược học trực tuyến: Em cũng không có chiến lược học gì đặc biệt cả. Chủ yếu là học theo kiểu top-down, học từ các bài code mẫu rồi từ đó phân tích kỹ càng xuống lý thuyết.

– Khó khăn gặp phải lúc học: Không biết tự kỷ luật bản thân tốt, nên mình đành phải apply đi làm khi chưa học xong Chứng chỉ 2, để khi đi làm không kỷ luật là không được.

– Tất nhiên lúc mới làm em cũng hơi bị choáng ngợp, vì đây là lần đầu tiên em được đi làm và làm trong 1 công ty tầm cỡ như vậy. Nhưng sau khoảng 1,2 tháng em cũng quen dần và mọi việc cũng dần dần dễ kiểm soát hơn.

– Tất nhiên là sẽ có công nghệ mới ra đời trong vòng từ 1,2 năm đổ lại, nên vấn đề mà trong trường không dạy công nghệ đó cũng dễ hiểu. Nhưng nếu bạn đã học tốt các kiến thức trên trường rồi thì việc học công nghệ mới kiến thức thực chiến mới cũng trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Phan Mạnh Cường – 097706xxxx – manhcuong98xx@gmail.com – Hà Nội

Anh Việt đang phụ trách rất nhiều mảng công nghệ cao và khó tại FPT. Nhờ anh tư vấn giúp nếu em muốn đi theo những ngành công nghệ trên thì nên học như thế nào mới là tiết kiệm nhất (cách học, chi phí, đầu tư thời gian…)? Em đang học lớp 11 ạ. Cảm ơn anh.

Anh Lê Hồng Việt- Giám đốc Công nghệ tập đoàn FPT

Muốn tiết kiệm thời gian, các bạn nên phát huy tối đa khả năng tự học. Tự học tại trường, tự học trên mạng. Các bạn nên tận dụng thời gian học đại học để học được nhiều hơn thông qua các phương pháp online, tự học, và mentoring.

Theo CTO FPT Lê Hồng Việt, các bạn trẻ nên tận dụng thời gian để học được nhiều hơn thông qua các phương pháp online, tự học, và mentoring.

Nguyễn Văn Thảo – 0979245xxx – thaohaxxx@gmail.com – Quảng Ninh

Chào chị Đức. Em đang học cấp 3 và có ý định học ngành CNTT sao cho có thể đi làm, kiếm tiền sớm nhất. Xin chị cho biết nếu em học FUNiX thì mức học phí tối thiểu đến khi ra trường, đi làm được là khoảng bao nhiêu? Mức lương của người tốt nghiệp FUNiX, đi làm tại FPT Software và các doanh nghiệp khác trung bình là bao nhiêu ạ?

Chị Lê Minh Đức – Giám đốc Thương mại FUNiX

Thân chào em. Sinh viên FUNiX sau khi hoàn thành tối đa 3 chứng chỉ đầu tiên sẽ và đáp ứng được tiêu chuẩn đầu vào sẽ được tuyển dụng vào Công ty phần mềm FPT (FPT Software) để làm nhân viên dự bị, ký hợp đồng và hỗ trợ thù lao làm việc. Tùy thuộc vào khả năng, các bạn có thể được ký hợp đồng nhân viên chính thức sau một vài tháng đào tạo tại FPT Software với mức lương xứng đáng với năng lực.

Học phí 3 chứng chỉ đầu tiên của FUNiX vào khoảng 30 triệu đồng. Nếu học tốt, em còn có cơ hội tiết kiệm học phí với các Học bổng như “Học nhanh – hoàn tiền“… Có những sinh viên FUNiX có thể đi làm từ sau khi hoàn thành 2 chứng chỉ đầu tiên.

Mức lương khởi điểm cho 2 tháng fresher tại FPT Software là 5 triệu đồng/ tháng. Tiếp sau đó, tùy vào năng lực cá nhân mà em sẽ nhận được mức lương tốt hơn tại các trung tâm phần mềm.

Nguyễn Mạnh Tú – 0909898xxx – tuhcm21xxx@yahoo.com – Hà Nội

Chào Tú. Rất nể bạn vì quyết định táo bạo. Bạn mất chính xác là bao lâu từ lúc học FUNiX đến khi đi làm và số học phí của bạn là bao nhiêu? Xin bạn chia sẻ bí quyết học online hiệu quả vì mình thấy học online rất nhanh chán và bỏ cuộc giữa chừng…

Anh Diệp Thanh Tú – cựu sinh viên FUNiX, lập trình viên tại FPT Software

– Lúc mình học FUNiX xong apply đi làm thì mình đang học đến Chứng chỉ 2. Còn về việc học online này thì quả thật là thời gian đầu học rất tập trung đấy nhưng sau dần mà lơ đãng xíu, mất kỷ luật xíu là toi. Nên nếu có thời gian rảnh, bạn nên đi offline vài ba lần với các sinh viên trong trường để cùng nhau cố gắng, bảo ban nhau học tập. Như thế sẽ tốt hơn nhiều.

Vũ Lê Huy – 0977894xxx – huy89nxxx@gmail.com – Hà Nội

Em đang rất băn khoăn trong việc chọn vào một trường có người quen hứa hẹn xin việc cho giữa một trường CNTT ở Hà Nội, hoặc là học ở FUNiX. Học trường CNTT ở Hà Nội thì em sợ phải học kiểu nặng về lý thuyết, học phí và chi phí ăn ở học tập đều vượt quá sức bố mẹ em nên khả năng lớn sẽ phải vay nợ cho em đi học nếu em trúng tuyển. Nhưng gia đình em không ủng hộ học trực tuyến vì sợ không có gì bảo chứng cho việc học hành của em. Xin chị một vài lời khuyên để bố mẹ tin tưởng và cho em đi học được không ạ?

Chị Lê Minh Đức – Giám đốc Thương mại FUNiX

Chào em. Chị rất thông cảm với nỗi băn khoăn mà em đang gặp phải. Khi đặt câu hỏi này, chứng tỏ em cũng đã ít nhiều tìm hiểu về FUNiX và quan tâm tới chương trình học của nhà trường.

Em có thể giải thích với bố mẹ về mô hình đào tạo của FUNiX: FUNiX đào tạo chương trình đại học ngành Kỹ thuật phần mềm, bằng đại học do Đại học FPT cấp và là bằng được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. Tuy cách học của FUNiX khác với các trường đào tạo về CNTT khác nhưng có cùng chuẩn đầu ra. Vì vậy, bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm với lựa chọn học tại FUNiX của em.

Hi vọng FUNiX sớm được chào đón tân sinh viên là em.

Theo chị Lê Minh Đức – Giám đốc Thương mại FUNiX giải đáp về Mô hình học tập tại FUNiX, học chủ động và có mục tiêu học tập rõ ràng là cách học tiết kiệm nhất.

Lê Thị Thu Hồng– 0930947xxx – hongle2xxx@gmail.com – Hải Dương

Chào Tú. Ngoài học ở FUNiX bạn có học thêm ở đâu nữa không? Hoặc nguồn kiến thức khác mà bạn thường tìm kiếm. Vì theo mình có lẽ chỉ một vài khóa học không đủ để người học có thể đi làm tại một doanh nghiệp lớn như FPT Software.

Anh Diệp Thanh Tú – cựu sinh viên FUNiX, lập trình viên tại FPT Software

Ngoài học FUNiX ra thì em cũng có nghiên cứu thêm các tài liệu trên mạng. Em thường hay lên các trang như w3schools, hackerrank, codeacademy… để mình có thể thực hành trực tiếp trên đó. Vừa tiện lại vừa dễ hiểu bài.

Nguyễn Đức Tuấn – 098725xxxx – tuanduc_ndxxx@gmail.com – Nam Định

Từ phía doanh nghiệp, anh đánh giá thế nào về chương trình học của FUNiX, sinh viên học FUNiX ra có cơ hội như thế nào tại FPT?

Anh Lê Hồng Việt- Giám đốc Công nghệ tập đoàn FPT

Tốt, FPT đánh giá con người chứ không đánh giá bằng cấp.

Nguyễn Đoàn Vinh– 0946897xxx – vinhdoan21xxx@gmail.com – Hải Phòng

Tôi có cháu nhỏ rất ham mê Công nghệ thông tin. Cháu tìm hiểu về FUNiX và muốn học ở trường. Xin cho hỏi học ở FUNiX có những điểm khác biệt gì so với những ĐH CNTT khác? Là phụ huynh, tôi có thể theo dõi tiến độ học của con mình như thế nào?

Chị Lê Minh Đức – Giám đốc Thương mại  FUNiX:

Chào anh. Tại FUNiX, sinh viên sẽ học online hoàn toàn nên cần sự chủ động cao trong công việc. Phụ huynh nếu có thể hỗ trợ theo sát lịch trình học của con để việc học hiệu quả hơn thì rất tốt. Nhiều sinh viên FUNiX đang là học sinh phổ thông, và phụ huynh của các em đều đang đồng hành tốt với việc học của con mình tại trường.

Anh nên kết nối với các Hannah là đội ngũ chăm sóc học viên của FUNiX để biết tiến trình học của con mình, từ đó phối hợp nhắc nhở, tạo điều kiện cho con học tốt, biết được con có vướng mắc gì, động viên con phản ánh với trường các vướng mắc để việc học của con tiến triển thuận lợi. Vì FUNiX là ngôi trường sinh viên làm chủ, nên sinh viên càng chủ động thì càng khai thác được thế mạnh này và học tập sẽ càng hiệu quả.

An Tran – 038711xxxx – tran.thixx@gmail.com – Bắc Giang

Em đã và đang lãng phí mất 3 năm đại học theo một ngành nghề mà đến giờ thấy là không phù hợp với mình rồi. Có cách nào để bắt đầu lại đúng vào lúc này không ạ? Em chưa dám từ bỏ vì bố mẹ vẫn muốn em có tấm bằng này.

Chị Lê Minh Đức – Giám đốc thương mại FUNiX

Em cố gắng hoàn thành nốt bằng đại học cho vừa lòng bố mẹ cũng tốt mà. Em có thể học lập trình song song, học FUNiX em có thể học online 100%. Rất nhiều sinh viên FUNiX đang học như vậy. Chúc em vững tin.

Nguyễn Duy Mạnh – 0926598xxx – manhvinhphucxxx@yahoo.com – Vĩnh Phúc

Chào Tú! Bạn có thể chia sẻ những khó khăn của việc học đại học online hay không? Bạn làm thế nào để vượt qua những khó khăn đó? Bạn có bí quyết gì để chỉ học một thời gian ngắn mà đã có thể đi làm tại công ty lớn như FPT không?

Anh Diệp Thanh Tú – cựu sinh viên FUNiX, lập trình viên tại FPT Software

Chào Mạnh. Thời gian đầu lúc mới học online thì mình thấy mọi thứ rất okie, nhưng tầm 2,3 tháng sau thì bỗng mình bị mất kỷ luật, bản thân dễ bị sao nhãng với các thứ khác như Facebook, youtube… nên mình nghĩ khó khăn lớn nhất khi học online đó là việc Kỷ luật bản thân. Chúc bạn thành công!

Đoàn Văn Hiếu – 098725xxxx – vanhieudoanxx@gmail.com – Hải Phòng

Tiết kiệm quan trọng nhất với người đi học là gì thưa các anh chị?

Chị Lê Minh Đức – Giám đốc Thương mại FUNiX

Cần làm rõ, đi học ở đây là theo khía cạnh nào. Nếu là học không đúng điều xã hội cần, học lấy hình thức, học điều mình không phù hợp, thì học thậm chí là lãng phí thời gian. Việc học đúng hướng, học đúng kiến thức cần thiết, là cách nâng cấp bản thân tốt nhất.

Nguyễn Hà Thu – 0969597xxx – hathuxxx@gmail.com – Hà Nội

Chào Tú. Theo bạn đâu là yếu tố cần thiết để học đại học theo mô hình trực tuyến mà hiệu quả? Khi ra trường đi làm, bạn có vấp phải khó khăn gì không? Bạn có thể tiết lộ mức lương hiện tại không?

Anh Diệp Thanh Tú – cựu sinh viên FUNiX, lập trình viên tại FPT Software

Chào Thu!

– Về yếu tố giúp học trực tuyến hiệu quả: Theo mình yếu tố cần thiết để học đại học theo mô hình trực tuyến đó là tinh thần tự học và chủ động trong việc học. Bây giờ internet rất mạnh, mọi kiến thức ta cần đều có đầy rẫy trên internet, quan trọng là mình có chịu học hay không thôi.

– Về khó khăn khi mới đi làm: Khó khăn thì mình gặp rất nhiều, đặc biệt là thời gian đầu. Về kỹ thuật, ngoại ngữ, văn hóa làm việc… mọi thứ đều khá mới mẻ với mình, nhưng sau 1,2 tháng khi đã quen với những thứ trên thì mình thấy bản thân thay đổi theo hướng tích cực rất nhiều. Lúc này mới nghiệm ra được là mọi việc càng khó khăn chỉ cần bạn vẫn cố gắng thì chắc chắn bạn sẽ gặt hái được rất nhiều thứ trong cuộc sống (có thể coi giai đoạn này là cột mốc rất quan trọng trong cuộc đời mình).

– Về mức lương hiện tại: Do chính sách công ty nên mình không tiện nói ra được, nhưng mình có thể bật mí cho bạn là mức lương hiện tại của mình không dưới 10 triệu.

Trịnh Minh – 036381xxxx – minhxxxx@protonmail.com – Hà Nội

Sau khi hoàn thành 3 chứng chỉ đầu của chương trình đào tạo Kỹ sư kỹ thuật phần mềm của FUNiX đã có thể trở thành lập trình viên Full-Stack về Web Developer được chưa? Chương trình đào tạo Kỹ sư kỹ thuật phần mềm của Funix có kiến thức lập trình gì khác với Lập trình viên quốc tế của Aptech?

Chị Lê Minh Đức – Giám đốc Thương mại FUNiX

Khi hoàn thành 3 chứng chỉ của FUNiX, bạn hoàn toàn có đủ kỹ năng nền tảng của một lập trình viên fullstack. Chứng chỉ 1 tập trung vào học lập trình xây dựng giao diện front-end, 2 chứng chỉ 2-3 học về phần xử lý logic lập trình hướng đối tượng và backend.

Chương trình học của FUNiX có sự khác biệt với một số chương trình đào tạo lập trình khác hiện nay là không chỉ học toàn chương trình để lấy bằng đại học, việc học FUNiX còn được phân hoá thành từng cấp độ để người học sớm đi làm ở bất cứ cấp độ nào, để có thể tự lập và tuỳ nghi học tiếp, vừa học vừa làm.

Tuy học online, nhưng sinh viên FUNiX vẫn có những buổi offline gặp gỡ định kỳ mỗi tháng 1 lần. Trong ảnh là xTers (sinh viên FUNiX) tham quan FPT Software HCM.

Văn Hưng – 09026563xx – Hungnguyenvan06xx@gmail.com – Yên Bái:

Xin hỏi Tú là 1 lập trình viên mới thì cần những kinh nghiệm và kỹ năng gì khi đi phỏng vấn?

Anh Diệp Thanh Tú – cựu sinh viên FUNiX, lập trình viên tại FPT Software

Chào Hưng. Mình vẫn chưa hiểu rõ lắm câu hỏi của bạn.

– Về việc lúc mình đi phỏng vấn: Lúc mình đi phỏng vấn, anh tuyển dụng có hỏi mình về kỹ thuật (Database, OOP, cấu trúc dữ liệu và thuật toán…), tiếng anh. Lúc đó, thực sự mình vẫn còn khá kém về kỹ thuật, có thuật toán ảnh hỏi thì cũng trả lời được một chút thôi chứ cấu trúc dữ liệu hay database thì trả lời vẫn chưa được. Tiếng anh thì cũng tạm thôi. Lúc đó mình nghĩ mình pass được hầu như là do may mắn thôi hì.

Thái Quyền Linh – 096536xxx – Linhkuxxx@gmail.com – Hà Nội

Ngoài con đường học đại học có con đường khác để thành công hay không ạ?

Chị Lê Minh Đức – Giám đốc Thương mại FUNiX

Tất nhiên. Có nhiều con đường, không chỉ học đại học mới là con đường duy nhất giúp bạn đi tới thành công của nghề nghiệp. Học đại học cũng là học một nghề, bạn cần hiểu rõ mình muốn học nghề gì, nếu không phù hợp thì ko nên cố.

Chọn nghề đúng, có một nghề vững chắc, làm bất cứ việc gì thì tập trung làm đến nơi đến chốn, và yêu thích nó, như vậy là rất tốt rồi, không quan trọng là đi bằng con đường nào. Nhiều sinh viên đang học đại học tại FUNiX, nhưng đang đặt mục tiêu thuần thục kỹ năng để đi làm nhiều hơn cả mục tiêu học lấy bằng.

Chị Lê Minh Đức – Giám đốc Thương mại FUNiX

Thưa quý độc giả!

Có lẽ thời lượng 90 phút của chương trình là chưa đủ để chúng ta thảo luận về một chủ đề bao hàm nhiều nội dung sâu và rộng như sự học. Tuy vậy, chúng tôi cũng rất vui khi nhận được sự tin tưởng, thẳng thắn từ quý vị thể hiện qua các câu hỏi gửi về chương trình.

Hi vọng rằng, những kiến giải của chúng tôi phần nào giúp ích được cho quý độc giả – các bậc làm cha làm mẹ đang có con đứng trước ngưỡng cửa đại học, các bạn học sinh, sinh viên đang  băn khoăn khi đi theo hướng Công nghệ thông tin nói riêng – và đang tìm kiếm một ngành nghề thực sự phù hợp nói chung… cũng như bất cứ ai đang nghiêm túc nghĩ về việc đầu tư cho giáo dục, cho bản thân.

Thay mặt ban tư vấn, tôi xin chân thành cảm ơn, và chúc các bạn sẽ có được những lựa chọn đúng đắn và phù hợp cho mình để đạt được những kết quả rực rỡ nhất trong sự nghiệp và cuộc sống.

Tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại