“Là công dân toàn cầu, phải hiểu được vì sao Hà Nội tắc đường”
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Học viên FUNiX hỏi nhanh - đáp gọn với mentor Phạm Viết Hồng Lĩnh
Phần chia sẻ với chủ đề “Từ lập trình viên thành công dân toàn cầu – Cơ hội và thách thức” của PGS.TS Vũ Duy Mẫn nhanh chóng nhận được sự quan tâm của sinh viên FUNiX.
Là một chuyên gia công nghệ với hơn 40 năm kinh nghiệm làm việc trong môi trường Việt Nam và quốc tế, sự xuất hiện của bác Vũ Duy Mẫn tại xDay đã được nhiều sinh viên và bạn trẻ yêu công nghệ mong chờ.
Công dân toàn cầu không đơn thuần là chỉ biết tiếng Anh
Về khái niệm công dân toàn cầu, PGS.TS Vũ Duy Mẫn cho rằng đó không phải đơn thuần chỉ là những bạn trẻ có tiếng Anh tốt, thạo một nghiệp vụ, làm ở một công ty nào đó không phải là của Việt Nam… Theo PGS, công dân toàn cầu là những bạn trẻ có tư duy hòa nhập và tôn trọng sự khác biệt, hiểu và nắm bắt được sự vận động của môi trường quốc tế; có khả năng dùng những đóng góp của mình để thay đổi thế giới mình đang sống, thay đổi suy nghĩ,tâm tư tình cảm cách sống để xã hội phát triển tích cực hơn.
Diễn giả nhấn mạnh một số tiêu chí cần có của công dân toàn cầu là:
- Đồng cảm với con ng ở nhiều nền văn hóa, mọi chế độ chính trị
- Có cái tôi nhưng chấp nhận sự khác biệt, có tư duy cùng chung sống
- Quan tâm đến vấn đề thế giới: Hiểu bản chất các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế; bắt kịp guồng quay phát triển của thế giới.
- Hiểu các vấn đề xung quanh. PGS cũng nhấn mạnh việc hiểu biết sự vận động của cuộc sống hiện tại sao cho đúng bản chất cũng là điều hết sức quan trọng của một công dân toàn cầu.
“Bạn hiểu tình hình quốc tế nhưng cũng phải biết rõ vì sao Hà Nội lại tắc đường; vì sao Chính phủ lại treo giải 20.000 USD cho ai giải quyết được vấn đề đó; phải có nhận thức xem vấn đề là chuẩn hay không chuẩn và luôn bình tĩnh để có cái nhìn chính xác”
- Học là phải đặt câu hỏi – Điều này trùng với phương pháp của FUNiX – học không quan trọng bằng hỏi
- Phải có tư duy phản biện
Từ đó, những năng lực cần có của một công dân toàn cầu được diễn giả tổng hợp là: Sáng tạo; Cam kết học tập liên tục; Trách nhiệm giải trình –Nghĩa là làm việc gì thì chịu trách nhiệm cho việc đó tới cùng, rõ ràng và minh bạch; Có ý thức hướng tới khách hàng ; Có năng lực làm việc; Có tinh thần đồng đội; Tư duy lập kế hoạch; Hiểu biết về công nghệ…
Kỹ năng mềm – vũ khí tối thượng để phát triển
Chia sẻ công việc tại Liên hợp quốc, bác cho biết đây là tổ chức của các quốc gia, công việc đều dùng biểu quyết – vì vậy một người không đồng ý là rất khó khăn. Chuyên nghiệp, chấp nhận sự khác biệt và luôn chính trực là đức tính luôn được đề cao.
“Một trong những công việc tôi làm trước đây là tuyển dụng nhân sự mảng công nghệ cho Liên hợp quốc. Với những ứng viên có năng lực giống nhau, ứng viên có năng lực mềm tốt hơn sẽ được chọn. Đôi khi chỉ cách nói năng và hành động sẽ tăng gái trị cho mình, tăng độ chấp nhận của mọi người với mình. Chính vì vậy, sự tôn trọng những phẩm chất nhỏ lại là điểm sáng năng lực của mỗi cá nhân.”
Đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào giáo dục
Về vấn đề giáo dục Việt Nam, diễn giả chia sẻ, nước ta gặp bài toán thiếu giáo viên giỏi và làm đúng chức năng của giảng viên Đại học. “Nhìn lại bức tranh đó thì thấy rõ ràng ở Việt Nam đang diễn ra một cuộc khủng hoảng về giáo dục. Giảng viên luôn dạy quá giờ, không nghĩ đến nghiên cứu, giáo trình luôn cũ và phần lớn không có khả năng/ ham muốn hướng dẫn sinh viên tạo nên những nghiên cứu có giá trị thực tiễn”
Diễn giả cũng chia sẻ mô hình giáo dục chủ yếu ở các nước phương Tây là đẩy mạnh sự tự học, cùng nghiên cứu, tranh luận và tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề. Tư duy phản biện, chủ động và tự do luôn được đề cao.
“Tôi làm việc tại Đại học Chicago thấy một điều rất lạ: Ai đến muộn cũng được, khác hoàn toàn Việt Nam. Hỏi tự do, suy nghĩ gì hỏi nấy và giáo sư phải trả lời ngay; Thầy cô là bạn của các em và không khí học tập rất dân chủ. Mặt khác, vai trò chủ động của sinh viên được đề cao, các em nghiên cứu trước nội dung kiến thức và đến lớp hỏi thầy.”
PGS.TS Vũ Duy Mẫn khẳng định một trong những giải pháp giải quyết được tình trạng khủng hoảng trong ngành này của Việt là áp dụng công nghệ sâu hơn nữa. Dùng công nghệ như một công cụ để hiểu hơn việc học của cá nhân từng sinh viên, từ đó đưa ra lộ trình đào tạo phù hợp nên được phát triển mạnh, vì không ai giống ai. Diễn giả cũng chia sẻ: “FUNiX và FPT với năng lực công nghệ khổng lồ nên thiết kế hình thức tốt hơn để theo dõi sinh viên, cho họ những tư vấn phù hợp với vấn đề sinh viên gặp phải.”
Và vài chia sẻ về FUNiX
Bác Vũ Duy Mẫn rất hóm hỉnh khi chia sẻ lý do vì sao trở thành mentor trường mây: “Nhìn thấy FUNiX và FPT hay hay, nhiều dị nhân”. Mô hình làm việc từ xa thuận lợi và không có rào cản, cơ hội được hợp tác với các bạn trẻ đã lôi cuốn một trí thức xa quê như PGS, nó cho phép bác có thể làm điều gì đó cống hiến cho đất nước, cho các bạn trẻ ở Việt Nam.
Tại buổi Talk bác Vũ Duy Mẫn cũng công khai việc các bạn sinh viên và mentor khi gặp khó khăn hãy tìm đến và chia sẻ với bác như một người bạn, một đồng nghiệp trong nghề. Đồng thời bác cũng bày tỏ chủ ý muốn mentor miễn phí cho sinh viên FUNiX và được cả hội trường nhiệt liệt hưởng ứng.
Kết lại phần chia sẻ, bác Vũ Duy Mẫn nhấn mạnh vai trò của ước mơ đối với sự phát triển: “Thành công trong đời cần có ước mơ, có ước mơ mới phấn đấu cố gắng hết sức. Với tư cách con người thì cần nâng đỡ ước mơ người khác.
Và tôi nghĩ rằng chân thành thì tốt hơn trào lưu. Bận tâm về việc người khác nghĩ thế nào về mình tôi tin rằng cách suy nghĩ như vậy là sai. Thêm một người khen ta không làm ta tốt lên, thêm người chê ta xấu ta không xấu đi. Vì vậy, các bạn hãy mạnh dạn bỏ qua để yên tâm dồn sức làm việc.”
Xem thêm một số hình ảnh của xDay Hà Nội tại đây.
Mai Phương
Đại học trực tuyến FUNiX – funix.edu.vn
Bình luận (0
)