Kỹ sư Việt từ Google Japan: Làm việc chăm chỉ nhưng cần thông minh | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Kỹ sư Việt từ Google Japan: Làm việc chăm chỉ nhưng cần thông minh

Tin tức 26/05/2021

Trong số đầu tiên của chuỗi Trò chuyện cùng Chuyên gia (Industry Lecture) do FUNiX Japan tổ chức vào ngày 25/5/2021 vừa qua, diễn giả Lê Viết Gia Khánh, Chuyên gia về quan hệ lập trình viên (Developer Advocate) từ Google Japan, đã đưa ra nhiều lời khuyên giá trị cho gần 100 bạn sinh viên đến từ 10 trường đại học tại Nhật Bản.

Anh Lê Viết Gia Khánh đến với CNTT theo một cách rất đặc biệt: Từ một chàng sinh viên vật lý, qua quá trình tự học đã bước chân vào thế giới của công nghệ và trở thành Kỹ sư tại Google, sau khi tốt nghiệp Đại học Tokyo. Anh Lê Viết Gia Khánh là chuyên gia trong lĩnh vực máy học và phát triển ứng dụng trên mobile. Anh đến với Google từ năm 2016 sau khi tốt nghiệp Đại học Tokyo và có một quãng thời gian làm việc tại Recruit và SigmaXYZ. Ngoài ra, anh còn là một diễn giả tích cực về Machine Learning trên kênh YouTube của TensorFlow với hơn 300,000 người đăng ký.

Xuyên suốt hơn một giờ trò chuyện cùng sinh viên FUNiX Japan, anh Khánh đã bộc bạch những nguyên tắc và làm việc vô cùng quý giá.

1. Có lập trường vững vàng

Theo anh Gia Khánh, mỗi người cần phải suy nghĩ và có ý kiến, lập trường vững nếu không sẽ bị cuốn theo ý kiến của người khác. Điều này giúp bạn có những quyết định đúng đắn, phù hợp mà chỉ bản thân bạn mới có thể đánh giá đúng.

“’Sau khi tốt nghiệp đại học Tokyo, hầu hết các bạn trong lớp tôi đều tiếp tục học lên cao học. Trước sức ép và sự phản đối của những người xung quanh, tôi vẫn giữ vững quan điểm của bản thân, xác định rõ bản thân muốn làm gì vào thời điểm này và quyết định xin việc thay vì con đường học lên cao. Sau 9 năm nhìn lại, tôi chưa bao giờ hối hận vì quyết định đó’’ – anh Khánh chia sẻ.

Cũng với lập trường vững vàng, anh đã “nhảy việc” chỉ sau 2 năm đi làm, điều mà không nhiều người ở Nhật Bản lựa chọn. 

Diễn giả cho hay, năm 2013, sự xuất hiện điện thoại thông minh đã làm thay đổi khá nhiều việc kinh doanh, buôn bán. Từ thực tế này anh nhận ra, việc làm cố vấn kinh doanh cũng là hoạt động thúc đẩy thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp nhưng yếu tố cốt lõi ở đây vẫn là công nghệ thông tin. Điều đó thúc đẩy anh tạm dừng công việc cố vấn kinh doanh trước sự phản đối của mọi người để trau đồi kiến thức công nghệ, ứng tuyển vào Google. 

2. Làm việc chăm chỉ nhưng cần thông minh

Người không nỗ lực sẽ không thành công, nhưng nếu chăm chỉ làm những việc vô ích sẽ chỉ là những nỗ lực vô ích mà thôi là nhận định của diễn giả Lê Viết Gia Khánh. 

Dẫn chứng kết quả một nghiên cứu khoa học cho rằng con người mất khoảng 100000 giờ để làm chủ một kĩ năng nào đó, anh Khánh đã nêu lên kinh nghiệm của chính mình trong sự nghiệp như: Nỗ lực học tập, rèn luyện tiếng Nhật đến mức độ có thể trở nên thành thạo ngôn ngữ này. Anh có thể diễn thuyết trước khán giả người Nhật. Hay anh đã nỗ lực để từ một người không có kinh nghiệm trở thành Chuyên gia về quan hệ lập trình viên (Developer Advocate) của  Google. Tuy nhiên, nỗ lực không chưa đủ, cần “smart” – biết áp dụng công nghệ vào công việc để có kết quả nhanh, chính xác.

“Tôi cho rằng sau này, trong cùng một công việc, kết quả giữa người có thể áp dụng kĩ thuật và người không thể áp dụng kĩ thuật sẽ có sự khác biệt rõ rệt. Các bạn sinh viên dù đang học kĩ thuật hay không phải kĩ thuật, cũng nên trang bị cho mình kiến thức lập trình” – anh đưa ra lời khuyên.

3. Luôn tự học

Khuyên các bạn sinh viên cần duy trì tinh thần tự học, anh Khánh cho rằng, thường xuyên tự học, cập nhật kiến thức giúp các bạn nhanh bắt kịp công việc trong bất cứ môi trường nào, bất cứ dự án nào..

“Nên học bằng tiếng Anh để không bị tụt lại phía sau. Các trang cập nhật nhiều kiến thức mới như Coursera là nguồn tự học hợp lý cho bất kỳ ai” – diễn giả nói.

Gợi ý lời khuyên học tập, làm việc cho các bạn đi theo hướng lập trình viên, anh Khánh cho rằng người bình thường mất khoảng một tháng để học kiến thức cơ bản nhất về một ngôn ngữ lập trình, mất thêm khoảng 3 tháng thực hành để có thể “làm” được.

Một lập trình viên cần đặt ra tư duy sản phẩm, việc khắc phục lỗi (debug) là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng một sản phẩm. Một lập trình viên chưa giỏi khắc phục lỗi cần liên tục luyện tập để tìm ra điểm mình đang yếu từ đó mới có thể gia tăng trình độ của bản thân.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm các chủ đề hữu ích:

Vân Nguyễn

Trò chuyện cùng Chuyên gia (Industry Lecture) là chuỗi sự kiện lớn của FUNiX Japan trong mùa hè này, được tổ chức cho sinh viên khối công nghệ của Nhật Bản và mở rộng cho các khán giả quan tâm đến các công nghệ mới như AI, Machine Learning, IoT, Data Science, Blockchain… Chương trình được tổ chức theo hình thức diễn thuyết và trao đổi giữa một diễn giả (là chuyên gia trong ngành) và người tham dự. Khác với các chương trình diễn thuyết thông thường, Trò chuyện cùng Chuyên gia tập trung cung cấp kiến thức và thông tin về cách mà các công nghệ mới đang được ứng dụng trong thực tế của doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là cầu nối để tạo cơ hội cho sinh viên Nhật Bản nói chung và học viên FUNiX nói riêng kết nối với các chuyên gia công nghệ đầu ngành.

Chuỗi sự kiện dự kiến được tổ chức 2 tuần một lần, kéo dài từ tháng 5 – tháng 7/2021. Chương trình có sự đồng hành của Liên hiệp hội các trường đại học và doanh nghiệp Nhật Bản (GTI Consortium) và FPT Japan.

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại