Du học CNTT sau đại học tại Mỹ: cần tiếng anh tốt và kinh nghiệm làm khoa học | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Du học CNTT sau đại học tại Mỹ: cần tiếng anh tốt và kinh nghiệm làm khoa học

Chia sẻ kiến thức 01/08/2021

Mentor Đinh Công Bằng - hiện đang làm việc cho chính phủ Mỹ trong lĩnh vực hình sự - đưa ra lời khuyên cho các xTer muốn du học CNTT tại Mỹ sau đại học: học tốt tiếng Anh và sớm bắt tay làm khoa học.

Sang Mỹ từ năm 2002, mentor Đinh Công Bằng hiện đã là công dân Mỹ và làm về mảng chính phủ điện tử , cụ thể là các hệ thống tin học toà án hình sự và cảnh sát cho chính quyền bang Florida. Đồng thời, anh còn làm admin ở những nhóm Facebook có tầm ảnh hưởng về chủ đề xin học bổng du học, xin việc và định cư tại Mỹ (ví dụ VietPhD.org Viet.EB1.EB2).

Gần đây, trong cuộc trò chuyện cùng FUNiX, anh đưa ra lời khuyên cho các sinh viên có mong muốn du học CNTT tại Mỹ sau đại học: học tốt tiếng Anh và bắt tay vào làm khoa học thực sự càng sớm càng tốt.

Theo mentor Đinh Công Bằng, gần như không có học bổng dành riêng cho người Việt, ngoại trừ số học bổng rất hạn chế hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ như Fulbright Scholarships. Tuy nhiên số học bổng cạnh tranh vẫn không hề giảm mà ngày càng tăng. Học bổng cạnh tranh là những vị trí làm việc cho giáo sư, làm Trợ giảng (Teaching assistant) hay Trợ lý nghiên cứu (Research assistant), thường là sau đại học. Những học bổng này cho phép sinh viên quốc tế học cao học và tiến sĩ miễn phí, cộng với mức lương từ $25.000 đến $35.000 mỗi năm. Sinh viên ngoài việc học phải làm trợ lý giảng dạy hoặc nghiên cứu với thầy.  Để đạt được những học bổng này cần phải có tiếng Anh tạm đủ (TOEFL), có điểm GRE cạnh tranh, và có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. 

Một thực tế đáng buồn là số sinh viên Việt Nam nhận được học bổng Trợ giảng hay Trợ lý nghiên cứu ngày càng ít đi, do năng lực cạnh tranh ngày càng kém so với sinh viên đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, và nhiều nước khác.

Mentor Bằng cho biết thực tế này không phải là do sinh viên Việt Nam kém đi so với trước đây. Sinh viên Việt Nam càng ngày càng giỏi, nhưng lại càng ngày càng kém cạnh tranh so với các nước khác. Hai điểm kém cố hữu của sinh viên Việt Nam mà hàng chục năm nay không khắc phục được, vừa có tính cá nhân, vừa có tính hệ thống, là tiếng Anh và kinh nghiệm nghiên cứu. 

Theo anh, tiếng Anh kém là hoàn toàn do lỗi cá nhân, từng cá nhân phải tự nhận trách nhiệm, không thể đổ lỗi cho ai được. Nhưng kinh nghiệm nghiên cứu không có mấy là do hệ thống đại học của Việt Nam vẫn quá kém. Những thứ gọi là “đề tài khoa học” cho sinh viên ở Việt Nam vẫn giống như là những bài tập cuối tuần hơn là một công trình khoa học có thể đăng đàn trên các hội thảo quốc tế hay tạp chí nghiên cứu.

Trong khi đó, cơ hội này ở các đại học nước ngoài có rất nhiều. Anh cho ví dụ về con trai mình, vừa tốt nghiệp đại học cuối tháng 5/2020 nhưng đã kịp xuất bản một công trình nghiên cứu khoa học và là đồng tác giả trên một tạp chí nghiên cứu quốc tế. Trong những năm gần đây, số sinh viên đang học đại học là đồng tác giả công trình khoa học với thầy tại Hàn Quốc, Ấn độ, đặc biệt là Trung quốc tăng lên rất nhanh. Đây là lý do lớn nhất mà sinh viên Việt Nam kém sinh viên các nước đó.

Tất nhiên là có giải pháp cho nhược điểm này. Ở tầm vĩ mô, các trường đại học ở Việt Nam đang khuyến khích nghiên cứu, và một nhóm thầy đã cởi mở cơ hội cho sinh viên đại học. Nhưng ở phạm vi cá nhân, sinh viên Việt Nam có thể bắt tay vào làm khoa học thực sự càng sớm càng tốt. Nếu chưa có điều kiện làm ở đại học thì có thể làm ở cao học. Nhiều sinh viên Việt Nam chọn đường sang Hàn Quốc và những nước khác học cao học, trước khi đến Mỹ và các nước khác.

Bên cạnh đó, anh cũng cho biết gần đây những chủ đề về machine learning và data science có nhiều cơ hội xin học bổng và tìm việc làm hơn.

Vân Nguyễn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại