Doanh nghiệp không chú trọng bằng cấp khi tuyển dụng
Không chú trọng bằng cấp khi tuyển dụng, nhìn nhận thực tế và có chính sách tuyển dụng thỏa đáng là một chuyển động tích cực của doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam.
- Chuyên gia khoa học dữ liệu chia sẻ bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng ngành IT
- [Infographic] Báo cáo thị trường CNTT nhộn nhịp nửa đầu năm 2023
- [Infographic] “Tuyệt chiêu” chinh phục nhà tuyển dụng IT tại Việt Nam
- Bật mí 3 kinh nghiệm trả lời phỏng vấn tuyển dụng IT
- 4 lợi ích khi đi làm sớm, sinh viên CNTT càng nên tìm hiểu
Table of Contents
Nhiều doanh nghiệp giờ đây đã không còn quá chú trọng bằng cấp trong quá trình tuyển dụng. Họ loại bỏ các quy trình gắt chặt với bảng điểm, bằng đại học. Thay vào đó, họ lựa chọn ứng viên thông qua các vòng phỏng vấn, các bài kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên môn cũng như dựa trên các dự án thực mà ứng viên đã từng làm…
Doanh nghiệp không quá chú trọng bằng cấp
Trên các trang tuyển dụng, không có để bắt gặp những yêu cầu tuyển dụng nhân viên IT, lập trình viên, hay các vị trí trong ngành công nghệ thông tin hoàn toàn không yêu cầu phải “tốt nghiệp đại học/ cao đẳng” chuyên ngành công nghệ thông tin như nhiều năm về trước.
Hầu hết các đơn vị này sẽ ưu tiên tuyển dụng ứng viên có kinh nghiệm hoặc kiến thức về một số ngôn ngữ lập trình hoặc công nghệ nhất định trong ngành. Số khác thậm chí chỉ yêu cầu kiến thức, “sẵn sàng đào tạo nếu ứng viên chưa có kinh nghiệm”.
Quả thật, nhiều doanh nghiệp đã không còn mặn mà với việc săm soi bảng điểm, bằng cấp của ứng viên. Thực tế cho thấy, nhiều vị trí trong ngành không câu nệ bằng cấp mà chỉ đơn giản, cần ứng viên vững kiến thức chuyên môn, thành thạo ngôn ngữ mà họ sử dụng. Kèm theo đó, các kĩ năng làm việc chuyên nghiệp, thái độ tốt là nền tảng vững chắc để ứng viên phát triển trong môi trường công nghệ.
Nhiều bạn trẻ chia sẻ, họ hoàn toàn không hứng thú với việc học đại học, tốn quá nhiều thời gian, phân tán tư duy, đầu óc cho những nhóm kĩ năng, kiến thức mà họ nhận thấy không quá cần thiết cho một lập trình viên. Khát khao khám phá công nghệ thông tin, họ mong đi làm sớm, chủ động học tập và rèn luyện tri thức để mạnh mẽ trong nghề. Không sở hữu bằng cấp, nhiều bạn vẫn tự tin vì được doanh nghiệp săn đón, thậm chí trả lương cao khi hiểu được năng lực thực sự của họ.
Xu hướng đào tạo phi truyền thống
Tự đào tạo, đào tạo trực tuyến, phối hợp nhiều đơn vị để đào tạo nhân sự đang là một trong những xu hướng đào tạo nổi bật trong ngành công nghệ thông tin. Nó cho thấy hiện thực về nhu cầu nhân lực của ngành – đang ở mức khát nhân lực trầm trọng, đồng thời cũng cho thấy sự thay đổi trong mind-set nhà tuyển dụng và cách ứng xử năng động của họ trước tình trạng thiếu hụt lao động.
Không câu nệ bằng cấp, nơi đào tạo, mà chú trọng vào năng lực và thái độ là một quan điểm phù hợp với xu hướng thời đại. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trả lương cao cho những ứng viên chỉ vừa hoàn thành một khóa lập trình kéo dài từ 4 – 6 tháng. Mức lương này có thể tương đương, thậm chí cao hơn lương của một sinh viên công nghệ thông tin được đào tạo suốt 4 đến 5 năm trời. Nhưng sự chênh lệch này không bất công, khi người thì làm được việc, thái độ tốt; người thì lúng túng hoặc vẫn cần tiếp tục đào tạo, dù tốt nghiệp trường đại học chăng nữa.
Tấm bằng không phản ánh rõ nét năng lực của ứng viên. Không chú trọng bằng cấp khi tuyển dụng, nhìn nhận thực tế và có chính sách tuyển dụng thỏa đáng là một chuyển động tích cực của doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam. Điều này đã, đang và sẽ góp phần mở rộng cửa cho người đam mê IT, cho họ thêm động lực để phấn đấu, nỗ lực vào ngành. Đồng thời, sự hợp tác và đồng thuận giữa các doanh nghiệp trong xu hướng tuyển dụng này sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực bổ xung kịp thời cho ngành công nghệ thông tin đang cần một đội ngũ nhân lực cực lớn cho Cách mạng 4.0.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)