6 sai lầm và 3 điều nên trong công việc của lập trình viên

6 sai lầm và 3 điều nên trong công việc của lập trình viên

Chia sẻ kiến thức 19/08/2021

Với một lập trình viên, có những điều nhất định bạn cần tránh để đảm bảo mình đi đúng hướng và sớm đạt được thành tựu trong công việc.

Lập trình viên là ngành nghề hấp dẫn nhất hiện nay nhưng để thành công với nghề này thì không dễ chút nào. Đó là vì đa số các lập trình viên luôn phạm phải 6 sai lầm nghiêm trọng và bỏ qua 3 kỹ năng cần thiết nên rèn luyện sau: Hãy cùng FUNiX tìm hiểu để tìm cách khắc phục nhé!

Lập trình viên cần tránh 6 “không”

Với một lập trình viên, có những điều nhất định bạn cần tránh để đảm bảo mình đi đúng hướng và sớm đạt được thành tựu trong công việc. Đó là:

Mục tiêu không rõ ràng

Công việc của một lập trình viên lặp đi lặp lại rất nhàm chán. Nếu không xác định mục tiêu rõ ràng, sự nghiệp của bạn sẽ giậm chân tại chỗ. Để làm chủ cuộc đời mình, bạn phải hiểu rõ điều bạn muốn hoàn thành ngay lúc này là gì? Khi nào thì bạn đạt được mục tiêu đó để tiến hành bước tiếp theo? Và đích đến cuối cùng cho sự nghiệp của bạn là gì?

Không có kỹ năng mềm

Bạn nên hiểu rằng công việc của lập trình viên không chỉ có viết code mà còn bao gồm rất nhiều yếu tố khác:

  • Kỹ năng giao tiếp cực kỳ cần thiết vì chúng ta không chỉ làm việc với máy tính mà còn làm việc với con người mỗi ngày
  • Công việc bận rộn yêu cầu lập trình viên làm việc không ngừng nghỉ, vì vậy công việc đòi hỏi tính tập trung, tinh thần thép, khả năng tự khích lệ bản thân
  • Chúng ta cần học cách sắp xếp các thứ tự ưu tiên, nâng cao hiệu suất làm việc.
  • Có một chế độ thư giãn hợp lý

Bởi vậy, kỹ năng mềm hầu quan trọng không kém, thậm chí có khi còn cần hơn kỹ năng “cứng”.

Không tham gia cộng đồng

Gia nhập cộng đồng giúp bạn vui vẻ hơn, tạo các mối quan hệ mới, đặt tham vọng cho bản thân nhiều hơn. Ngoài ra, tham gia vào một cộng đồng IT bạn sẽ tìm được những người chung sở thích có thể chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn và tìm được nhiều lời khuyên hữu ích.

Không chuyên môn hóa

Chuyên môn hóa có nghĩa là chọn một lĩnh vực và tập trung phát triển nó. Bạn cần giỏi trong một lĩnh vực nhất định bởi vì các chuyên gia thường được săn đón, họ có mức lương hấp dẫn, được trả phí theo giờ và có thể xây dựng danh tiếng nhanh hơn.

Không xây dựng thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là yếu tố cực kỳ giá trị mà nhiều lập trình viên bỏ qua. Nếu bạn có tiếng tăm, bạn có cơ hội trong việc tìm việc, thăng chức, giành khách hàng hay gây dựng một start-up.

Có rất nhiều developer không bao giờ sợ thất nghiệp bởi họ đã xây dựng được danh tiếng trong ngành. Vì vậy bạn nên nghĩ đến việc quảng bá thương hiệu của mình bằng cách viết blog cá nhân hoặc làm youtube… hãy chọn một mảng kiến thức cố định, học hỏi và chia sẻ về nó, điều đó sẽ làm tên tuổi của bạn được chú ý đến.

Không có kế hoạch tự học hỏi

Các nhà tuyển dụng sẽ luôn đặt câu hỏi: Bạn sẽ làm gì để luôn cập nhật những thay đổi hàng ngày trong ngành công nghệ? Gần đây cuốn sách bạn đọc về lập trình là gì? Bạn cảm thấy cuốn sách nào phù hợp cho dân IT?

Có quá nhiều Developer không có bất kỳ kế hoạch gì cho việc phát triển bản thân. Nếu không có phương pháp học hỏi cụ thể thì bạn không thể học được điều mới và rèn luyện kỹ năng vốn có.

Để tránh những sai lầm trên, lập trình viên cần nhớ 3 “nên”

Xác định được 6 điều “không” rồi, thì mình “nên” làm gì? Bạn có thể tham khảo 3 điều dưới đây:

Nên hiểu bức tranh toàn cảnh

Mục đích chính của các nhà tuyển dụng là giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Hiểu được bối cảnh và mục đích mà công ty của bạn đang hướng tới, bạn sẽ có những đề xuất tối ưu tạo điều kiện thăng tiến trong công việc.

Nên nắm rõ nhu cầu của đối tác

Lắng nghe chính là giải pháp để bạn hiểu nhu cầu của đối tác. Hãy chủ động đặt câu hỏi, thu thập thông tin để nắm bắt được vấn đề cốt lõi trong yêu cầu của khách hàng và đưa ra được giải pháp đáp ứng mong muốn của khách hàng.

Nên sử dụng ngôn ngữ thích hợp để thỏa thuận

Không nên dùng những thuật ngữ chuyên môn khô cứng của dân kỹ thuật khi nói chuyện với đối tác. Cách tốt nhất để giao tiếp với khách hàng chính là dùng thuật ngữ của khách hàng, mô phỏng cách họ nói chuyện từ đó bạn có thể dễ dàng “chốt” thỏa thuận.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!