Nhập môn Kỹ thuật phần mềm và những điều cần biết

Nhập môn Kỹ thuật phần mềm và những điều cần biết

Chia sẻ kiến thức 15/07/2021

Làm một phần mềm không phải phần lớn là việc lập trình mà còn có các công việc của các bên liên quan, các yêu cầu từ sơ bộ đến chi tiết, các hoạt động thiết kế, lập trình, kiểm thử và triển khai cũng như vận hành một hệ thống phần mềm.

Môn học Nhập môn Kỹ thuật phần mềm (SWE102x) là một trong bốn môn học thuộc Chứng chỉ 3 – Lập trình phần mềm doanh nghiệp trong chương trình Core Software Engineering của FUNiX.

Môn học này sẽ giúp người học hiểu được các khái niệm cơ bản của kỹ thuật phần mềm, từ đó nắm được nhiều công việc cần làm ngoài việc lập trình và cách thức phối hợp nhóm để làm ra và triển khai một phần mềm. Học viên sẽ hiểu hơn làm một phần mềm không phải phần lớn là việc lập trình, đặc biệt với các hệ thống lớn mà còn có các công việc của các bên liên quan, các yêu cầu từ sơ bộ đến chi tiết, các hoạt động thiết kế, lập trình, kiểm thử và triển khai cũng như vận hành một hệ thống phần mềm do một hoặc nhiều nhóm phối hợp làm việc một cách bài bản nhưng có độ linh hoạt và được quản lý chặt chẽ.

1. Đối tượng tham gia

  • Những người có mong muốn học lấy bằng Đại học, hoàn thành xong Chứng chỉ 3 – Lập trình phần mềm doanh nghiệp có thể trở thành lập trình viên, kỹ sư phần mềm.
  • Những người muốn bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng về kỹ thuật phần mềm, hướng tới vị trí công việc Quản trị dự án, Team Lead.

Học viên nên trang bị trước kiến thức cơ bản về lập trình và một nền tảng phát triển ứng dụng để tiếp thu tốt các kiến thức lý thuyết cũng như có khả năng vận dụng để làm bài tập thực hành.

2. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn này, học viên sẽ đạt được các chuẩn kiến thức, kỹ năng đầu ra như sau:

  • Trình bày lại được tầm quan trọng của kỹ thuật phần mềm, tổng quan về 5 mô hình quy trình phần mềm.
  • Phân biệt được các giai đoạn phát triển cơ bản trong một số quy trình phần mềm phổ biến.
  • Mô tả được mối quan hệ giữa hệ thống quản lý phiên bản VCS và GIT, cũng như cách cài đặt và các luồng công việc của GIT.
  • Thực hiện đầy đủ các thao tác cơ bản với giao diện đồ họa và Lab của GIT.
  • Trình bày được định nghĩa về yêu cầu phần mềm, các kỹ thuật thu thập yêu cầu và đặc tả yêu cầu.
  • Tự viết lại được đặc tả yêu cầu phần mềm ở mức cơ bản theo template và hướng dẫn được cung cấp.
  • So sánh được cách lập sơ đồ lớp UML với các loại biểu đồ UML thông dụng khác.
  • Sử dụng được công cụ vẽ các biểu đồ UML thông dụng.
  • Mô tả lại được định nghĩa, các giai đoạn của kiến trúc phần mềm, yếu tố thành phần và các kiểu kiến trúc phổ biến (P2P, Client – server).
  • Mô tả được cách phân tích yêu cầu để tạo ra thiết kế ở mức biểu đồ lớp.
  • Tự viết được thiết kế phần mềm ở mức cơ bản theo template và hướng dẫn được cung cấp.
  • Phân loại được một số mẫu thiết kế thường dùng (Factory Method, Strategy).
  • Trình bày lại được vai trò của kiểm thử, các phương pháp, kỹ thuật cơ bản trong kiểm thử phần mềm.
  • Vận dụng được các phương pháp, kỹ thuật kiểm thử hộp đen để phát hiện một số lỗi giao diện ở góc độ kiểm thử.
  • Liên kết được các phương pháp, kỹ thuật kiểm thử hộp trắng với các kỹ thuật tăng chất lượng mã nguồn.
  • Áp dụng jUnit cho việc kiểm thử tự động đối với các hàm cần có 1 vòng lặp và 2 lệnh rẽ nhánh trở lên.
  • Thử nghiệm được 3 kỹ thuật tái cấu trúc, cải tiến chất lượng của phần mềm có sẵn.

>>> Xem thêm: 4 đặc điểm tạo lợi thế để học online trở thành Tester

3. Trải nghiệm học tập

Học online trong 6 tuần và gồm 3 tín chỉ, môn học Nhập môn Kỹ thuật phần mềm sẽ có 4 phần, gồm 14 bài học. Mỗi bài có một số đoạn video yêu cầu học viên phải xem kỹ, một hoặc vài bài đọc thêm và trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Xen kẽ giữa các bài học là một số bài tập thực hành yêu cầu sinh viên vận dụng lý thuyết để thực hành làm các sản phẩm mà các hệ thống phần mềm thường phải tạo ra.

Trong thời gian học (dự kiến là 6 tuần), việc phân bổ tuần học là rất quan trọng. Nếu các bạn có bất cứ câu hỏi nào hãy kết nối với Mentor để được giải đáp.

4. Đặc điểm môn học

Kỹ thuật phần mềm là môn học giới thiệu tổng quan các kiến thức liên quan đến phát triển một phần mềm/hệ thống phần mềm. Đây là kiến thức cơ bản của lĩnh vực công nghệ thông tin.

>>> Xem thêm: Sinh viên IT nên làm gì để dễ tìm việc khi ra trường

5. Chuyên gia thiết kế và phản biện môn học

Thiết kế môn học: PGS.TS Trương Anh Hoàng – giảng viên Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy có 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy và làm phần mềm.

Phản biện môn học: ThS. Nguyễn Trung Kiên – Giảng viên Trường Đại học FPT. Thầy có 20 năm kinh nghiệm làm việc, giảng dạy trong ngành công nghệ thông tin.

6. FUNiX Way

Mục đích của các chương trình học theo FUNiX Way là người học tự tin và thành thạo trong môi trường số, có thể kiếm được thu nhập bằng nghề mà mình theo học hoặc sử dụng những gì đã học được để làm tốt hơn việc hiện tại, có động lực và khả năng nâng cao tay nghề, có thể làm thành viên dự án chuyên môn và tham gia cộng đồng nghề như một thành viên có trách nhiệm.

>>> Xem thêm: 3 lý do nên học lập trình trước tuổi 18

7. Nguồn học liệu

Khóa học MOOC này được cung cấp trên nền tảng Udacity. Đây là nền tảng cung cấp các khóa học trực tuyến đại chúng mở được đánh giá rất cao trong các nền tảng MOOC, ngang với các nền tảng hàng đầu như Coursera, edX.

Việc liệt kê nguồn dưới đây không nhất thiết hàm ý rằng FUNiX có sự hợp tác chính thức với chủ sở hữu của nguồn: Software Development Process của Udacity.

8. Kênh phản hồi

FUNiX sẵn sàng đón nhận và trao đổi về mọi ý kiến góp ý, phản hồi liên quan đến học liệu qua email program@funix.edu.vn

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Tin liên quan:

 

FUNiX – Tổ chức Giáo dục Trực tuyến thuộc Tập đoàn FPT

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại