4 nỗi lo thất nghiệp của sinh viên năm cuối và cách vượt qua
Thực tế, nỗi lo thất nghiệp của sinh viên năm cuối là có cơ sở, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn, chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19.
- Sinh viên năm cuối: Chuyển nghề IT như thế nào trong 6 tháng?
- Sinh viên năm cuối nên chuẩn bị gì để vững vàng trước khi ra trường?
Table of Contents
Nhiều sinh viên bước vào năm cuối đại học với bộn bề nỗi lo: Liệu có thể tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp? Cần giải quyết ra sao những nỗi lo thất nghiệp của sinh viên năm cuối, bạn hãy tham khảo bài viết sau đây.
Nỗi lo thất nghiệp vì cạnh tranh với người có kinh nghiệm, đã mất việc vì đại dịch
Một trong những nỗi lo thất nghiệp của sinh viên năm cuối chính là phải cạnh tranh với một đội ngũ người đã có kinh nghiệm, mất việc vì đại dịch Covid-19. Do đại dịch, nhiều doanh nghiệp phá sản, sa thải nhân viên; nhiều người dù năng lực tốt vẫn ngậm ngùi chịu nghỉ việc.
Trước những “đối thủ cạnh tranh” này, rõ ràng sinh viên năm cuối đuối hơn về năng lực chuyên môn, kĩ năng làm việc lẫn kinh nghiệm… Để khắc phục, bạn nên nhìn vào các lợi thế của mình như: Sức trẻ, sự nhiệt tình, máu lửa trong công việc. Hầu hết doanh nghiệp đều thích người có kinh nghiệm, nhưng họ cũng e ngại phải trả mức lương cao, cùng với việc người giàu kinh nghiệm đôi khi ngại học hỏi, chậm thay đổi, thích ứng với môi trường mới. Trong khi đó, sinh viên với tuổi trẻ, mới đi làm, ít kinh nghiệm và dễ dàng bắt nhịp với guồng quay công việc có thể lại chiếm được thiện cảm của nhà tuyển dụng.
Thay vì nhìn vào điểm yếu, bạn hãy nhìn vào mặt mạnh của mình. Nếu trong quá trình tuyển dụng, đánh giá mình phải cạnh tranh với những người giàu kinh nghiệm hơn, bạn càng phải thể hiện rõ ưu điểm để chinh phục nhà tuyển dụng.
Doanh nghiệp không tuyển vì khó khăn kinh doanh
Nỗi lo thất nghiệp của sinh viên còn xuất phát từ thực tế nhiều doanh nghiệp khó khăn nên không tuyển người mới. Mặc dù học có thông báo tuyển dụng, nhưng hầu như không phản hồi sinh viên/ ứng viên đã gửi hồ sơ.
Thực tế đây là khó khăn chung trong tình hình hiện nay, nên bạn cũng đừng quá lo lắng. Nhìn nhận thực tế, chấp nhận nó và nỗ lực tìm cơ hội thêm cho mình bằng nhiều cách như: Tìm kiếm vị trí tuyển dụng phù hợp trên các sàn/ website tuyển dụng uy tín; chủ động xây dựng CV của mình; tìm việc thông qua các mối quan hệ mà bạn có. Trong lúc chưa tìm được việc như ý, bạn có thể học thêm để nâng cao học vấn, kiến thức chuyên môn và xây dựng network cho bản thân nhằm mở đường tìm việc hấp dẫn. Dù kinh tế khó khăn, nhưng luôn luôn có nhu cầu tuyển dụng người giỏi và doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng trả lương xứng đáng cho những người giỏi. Hãy biến mình thành người giỏi để gia tăng cơ hội.
Nỗi lo tương thấp, làm việc không đúng ngành
Nỗi lo lương thấp, làm việc không đúng chuyên ngành cũng là một điều mà nhiều sinh viên năm cuối gặp phải. Bởi lẽ, do Covid nên nhiều doanh nghiệp trả lương thấp, hoặc đòi hỏi nhân viên làm thêm nhiều đầu việc với cùng một mức lương. Đặc biệt, một bộ phận không nhỏ sinh viên mới ra trường chấp nhận làm việc trái ngành, trái nghề để có thu nhập.
Để có mức lương cao, bạn không chỉ cần có tấm bằng tốt nghiệp mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng khác. Trên thị trường tuyển dụng, bạn hãy sáng suốt lựa chọn doanh nghiệp có yêu cầu công việc rõ ràng, hợp đồng công việc đầy đủ pháp lý và trao đổi rõ với nhà tuyển dụng để đảm bảo được làm đúng việc, nhận thu nhập tương xứng năng lực.
Với việc làm trái ngành, đôi khi nếu gặp khó và bị thúc ép bởi vấn đề kinh tế, bạn cũng có thể làm trong ngắn hạn để có thu nhập cũng như có thêm một số kinh nghiệm, kĩ năng làm việc. Làm trái ngành không hẳn xấu nếu bạn vẫn biết cách định hướng tìm việc kế tiếp, không ngừng nâng cao kiến thức, năng lực của chính mình.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)