Bảo mật điểm cuối là gì? Tại sao bảo mật điểm cuối lại quan trọng? | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Bảo mật điểm cuối là gì? Tại sao bảo mật điểm cuối lại quan trọng?

Chia sẻ kiến thức 08/02/2022

Các tổ chức phải đối mặt với ngày càng nhiều các mối đe dọa mạng. Bảo mật điểm cuối có thể giúp gì?

Các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại ngày càng gia tăng và trở nên tiên tiến hơn. Các tổ chức đang phải đối mặt với thách thức liên tục bảo vệ mạng CNTT của họ trước những mối đe dọa mạng.

Các giải pháp truyền thống như phần mềm chống vi-rút đã trở thành một biện pháp phòng thủ không hoàn thiện khi chúng chỉ tập trung vào một phần nhỏ của an ninh mạng. Bạn phải triển khai các biện pháp kiểm soát bảo mật nâng cao hơn bao gồm toàn bộ mạng (network) của mình.

Đây là lúc bảo mật điểm cuối (endpoint security) trở thành một công cụ thiết yếu trong an ninh mạng tiên tiến. Trong bài viết này, bạn sẽ hiểu về bảo mật điểm cuối và cách thức hoạt động của nó.

1. Bảo mật điểm cuối là gì?

Bảo mật điểm cuối là hoạt động bảo vệ các điểm vào được kết nối với mạng khỏi các cuộc tấn công nguy hiểm. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng dữ liệu nhạy cảm và tài sản trí tuệ được bảo vệ khỏi phần mềm độc hại, lừa đảo, ransomware và các cuộc tấn công mạng khác trên mạng hoặc đám mây.

Điểm cuối là điểm vào của mạng CNTT của bạn, bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, thiết bị di động, máy chủ và máy in.

Hai mối đe dọa dai dẳng nhất của các thiết bị đầu cuối đã được tiết lộ là ransomware và các cuộc tấn công lừa đảo (phishing attack).

Ransomwaremột mối đe dọa lớn đối với mạng máy tính. Tại đây, những kẻ tấn công có được quyền truy cập trái phép vào các điểm cuối và tiến hành khóa và mã hóa dữ liệu được lưu trữ trong thiết bị. Sau đó, họ tiếp tục yêu cầu một khoản tiền chuộc trước khi phát hành dữ liệu.

Trong các cuộc tấn công lừa đảo, các ứng dụng hợp pháp được sử dụng để lừa mục tiêu mở email hoặc tin nhắn văn bản, nơi người dùng sẽ nhấp vào các liên kết độc hại, dẫn đến việc cài đặt phần mềm độc hại hoặc đóng băng hệ thống. Nó thường được sử dụng để lấy cắp dữ liệu, chi tiết đăng nhập và số thẻ tín dụng của người dùng.

Vì các giải pháp chống vi-rút một mình nó không thể ngăn chặn các mối đe dọa liên tục nâng cao, nên việc bảo mật điểm cuối trở thành một phần của các giải pháp bảo mật.

Bảo mật điểm cuối nắm bắt toàn bộ chi tiết bảo mật của cá nhân và tổ chức thông qua các phương pháp như bảo vệ chống rò rỉ dữ liệu (data leak protection, hay DLP), quản lý thiết bị, kiểm soát truy cập mạng, mã hóa, phát hiện mối đe dọa và phản ứng.

2. Tại sao bảo mật điểm cuối lại quan trọng?

Thế giới kinh doanh ngày nay đã phát triển. Các tổ chức hiện đang kết hợp các chính sách mang theo thiết bị của riêng bạn (bring-your-own-device, hay BYOD) và làm việc từ xa – điều này giúp mở rộng quyền truy cập dữ liệu.

Mặc dù các chính sách tại nơi làm việc này rất quan trọng để tăng năng suất, nhưng chúng lại gây ra mối đe dọa an ninh cho doanh nghiệp – có thể dẫn đến tổn thất về dữ liệu và tài chính.

Dữ liệu là tài sản quý giá nhất của bất kỳ tổ chức nào. Và việc mất hoặc không thể truy cập nó có thể sẽ phá hoại sự tồn tại của tổ chức.

Các điểm cuối giờ đây là mục tiêu dễ dàng vì chúng dễ bị tấn công thông qua các trình duyệt, nơi có nhiều cuộc tấn công nguy hiểm xảy ra. Do đó, các lớp bảo mật mới cần được đưa ra thông qua các giải pháp bảo mật điểm cuối. Giải pháp bảo mật này được tổ chức và thiết kế để nhanh chóng phát hiện, kiểm tra và chặn các cuộc tấn công nguy hiểm đang diễn ra.

3. Cách hoạt động của bảo mật điểm cuối

Mục tiêu của bảo mật điểm cuối là giúp bạn bảo vệ mạng (network) của mình khỏi bị truy cập trái phép. Điều này đạt được thông qua việc sử dụng các chương trình bảo mật tiên tiến giúp giám sát và bảo mật mọi điểm vào. Các chương trình bảo mật này bao gồm những điều sau đây.

3.1 Nền tảng bảo mật điểm cuối (EPP)

Một nền tảng bảo mật điểm cuối (Endpoint Protection Platform, hay EPP) sử dụng các công nghệ điểm vào tích hợp để phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa đã bị phát hiện ở điểm cuối. Tại đây, mọi tập tin đi vào hệ thống nội bộ của doanh nghiệp đều được phân tích. Và với việc sử dụng hệ thống dựa trên đám mây, EPP kiểm tra thông tin được lưu trữ trong tệp để xác định chắc chắn nơi có thể có các mối đe dọa tiềm ẩn.

Là người dùng, bạn phải sở hữu một bảng điều khiển khu vực chính (main area console) được tích hợp sẵn trong hệ thống vận hành của mình.

Làm điều này giúp hệ thống của bạn quen thuộc với mọi điểm cuối kết nối với nó trong khi cung cấp các nâng cấp cho thiết bị. Nó cũng có thể yêu cầu xác minh đăng nhập của các điểm cuối riêng lẻ và quản lý các thủ tục của công ty bạn từ một nơi duy nhất.

3.2 Phát hiện và phản hồi điểm cuối (EDR)

Đây là một công cụ an ninh mạng khác liên tục theo dõi và đối phó với các cuộc tấn công mạng tiên tiến. Phát hiện và phản hồi điểm cuối (Endpoint Detection and Response, hay EDR) phát hiện các mối đe dọa cấp cao, chẳng hạn như phần mềm độc hại không chứa tệp và lỗ hổng zero-day, chúng đã trốn tránh tuyến phòng thủ và tìm đường xâm nhập vào hệ thống của tổ chức. Nó đóng vai trò là lớp bảo vệ thứ hai sau khi EPP đã được triển khai.

Các công cụ phản ứng và phát hiện điểm cuối kiểm tra toàn bộ vòng đời của một mối đe dọa mạng. Chúng điều tra chặt chẽ cách mà mối đe dọa đã xâm nhập, nó đã ở đâu và làm thế nào để ngăn chặn nó lây lan.

Hầu hết các mối đe dọa nâng cao này có thể tàn phá các mạng cá nhân và công ty. Ví dụ: ransomware mã hóa dữ liệu nhạy cảm và yêu cầu chủ sở hữu dữ liệu trả tiền chuộc để mở khóa. 

EDR có thể giúp phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ mối đe dọa một cách nhanh chóng để dữ liệu của bạn có thể được bảo mật trên các thiết bị đầu cuối.

3.3 Phát hiện và phản hồi mở rộng (XDR)

Phát hiện và phản hồi mở rộng (Extended Detection and Response, hay XDR) theo dõi và ngăn chặn các mối đe dọa an ninh mạng. Trong trường hợp này, nó thu thập và đối chiếu dữ liệu trên nhiều điểm nhập mạng như đám mây, mạng, email, máy chủ và điểm cuối.

Công cụ bảo mật này phân tích dữ liệu tương quan và tìm ra các mối đe dọa nâng cao. Sau khi tiết lộ, mối đe dọa hiện có thể được tập trung xem xét kỹ lưỡng và tách biệt để ngăn chặn việc mất dữ liệu và sụp đổ bảo mật.

XDR là một công cụ bảo mật điểm cuối phức tạp hơn và là sự phát triển của EDR. Nó cung cấp một cái nhìn tổng thể về hệ thống mạng của một tổ chức.

Với hệ thống XDR, các tổ chức được tiếp xúc với mức độ an ninh mạng cao. Ngoài ra, các chuyên gia bảo mật trực tuyến có thể xác định và loại bỏ các lỗ hổng bảo mật.

4. Triển khai bảo mật điểm cuối là rất quan trọng

Bảo mật điểm cuối là rất quan trọng đối với mọi cá nhân hoặc tổ chức, bất kể ở trạng thái hoặc có quy mô nào. Đó là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các cuộc tấn công mạng ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Do khả năng kết nối của các thiết bị đầu cuối với mạng, chúng đã trở thành một mục tiêu dễ dàng. Điều quan trọng là bạn phải bảo vệ các điểm cuối của mình khỏi tội phạm mạng muốn truy cập trái phép.

Triển khai bảo mật điểm cuối bắt đầu bằng việc khảo sát hệ thống mạng của bạn cũng như các điểm cuối được kết nối với chúng. Điều quan trọng là phải biết loại dữ liệu đang đi qua các thiết bị để phát hiện sớm các mối đe dọa.

Hãy nhớ rằng việc thực hiện an ninh mạng là một hoạt động liên tục. Theo dõi các thiết bị điểm cuối của bạn để bạn có thể phát hiện sớm ngay cả những mối đe dọa nhỏ nhất và ngăn chặn chúng trên đường đi.

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/what-is-endpoint-security/

 

Vân Nguyễn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại