Bật mí 3 kinh nghiệm trả lời phỏng vấn tuyển dụng IT
Cùng khám phá 3 kinh nghiệm trả lời phỏng vấn tuyển dụng IT trong bài viết sau đây và áp dụng linh hoạt cho hoàn cảnh riêng của bạn khi gặp gỡ nhà tuyển dụng để thu về những kết quả tốt nhất nhé!
- Chuyên gia khoa học dữ liệu chia sẻ bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng ngành IT
- [Infographic] Báo cáo thị trường CNTT nhộn nhịp nửa đầu năm 2023
- [Infographic] “Tuyệt chiêu” chinh phục nhà tuyển dụng IT tại Việt Nam
- 4 lợi ích khi đi làm sớm, sinh viên CNTT càng nên tìm hiểu
- Doanh nghiệp Việt trả lương fresher IT lên tới 18 triệu đồng
Table of Contents
Với kinh nghiệm trả lời phỏng vấn tuyển dụng IT được học hỏi từ người đi trước, bạn sẽ có thêm “sức mạnh” để đối diện với những câu hỏi hay tình huống khó nhằn.
Cùng khám phá 3 kinh nghiệm trả lời phỏng vấn tuyển dụng IT trong bài viết sau đây và áp dụng linh hoạt cho hoàn cảnh riêng của bạn khi gặp gỡ nhà tuyển dụng để thu về những kết quả tốt nhất nhé!
Bật mí 3 kinh nghiệm trả lời phỏng vấn tuyển dụng IT
Cách trả lời phỏng vấn tuyển dụng IT cũng phần nào thể hiện bản lĩnh, sự sáng tạo của bạn. Vì vậy, đừng ngại thể hiện suy nghĩ, tiếng nói của mình khi cần thiết. Dưới đây là 3 kinh nghiệm trả lời phỏng vấn tuyển dụng IT thú vị:
Sẵn sàng đưa ra giải pháp
Một tình huống éo le khi bạn đi phỏng vấn là nhà tuyển dụng IT đưa ra một câu hỏi, bài toán công nghệ mà bạn hoàn toàn không biết, không trả lời được. Ứng xử sai lầm sẽ là: Trả lời “tôi không biết.
Vậy ứng xử khôn ngoan là gì? Thay vì trả lời “không biết”, bạn hãy cố gắng đưa ra nhiều giải pháp thay thế nhất có thể. Việc đưa ra những giải pháp ngoài lề cho thấy nỗ lực tìm kiếm đáp án, mở rộng vấn đề của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp, kiến thức chuyên môn khác để giải quyết câu hỏi của nhà tuyển dụng. Nó cho thấy khả năng sáng tạo cũng như tinh thần “không bỏ cuộc” của bạn.
Điều này sẽ gây ấn tượng nhất định với nhà tuyển dụng, đôi khi có thể là lý do khiến bạn được chọn. Hãy nhớ rằng, các kiến thức chuyên môn là vô cùng, và nhà tuyển dụng chưa chắc đã tìm kiếm một ứng viên “biết tất cả mọi thứ”. Điều họ quan tâm không kém chính là thái độ làm việc, những kĩ năng mềm khác của bạn trong công việc.
Thẳng thắn trả lời mức lương kỳ vọng
Các câu hỏi về lương luôn là câu hỏi “nóng” trong buổi phỏng vấn và đôi khi sẽ làm khó bạn. Để tránh tình huống này, bạn cần tìm hiểu trước về dải lương, mức offer cho vị trí mà mình ứng tuyển cũng như mức lương mong muốn của bản thân để có cơ sở chia sẻ, thương lượng với nhà tuyển dụng.
Trong trường hợp nhà tuyển dụng hỏi về mức lương ở công ty cũ (với ứng viên đã có kinh nghiệm đi làm) nhưng bạn không sẵn lòng chia sẻ, bạn có thể cân nhắc trao đổi một cách tế nhị để nhà tuyển dụng hiểu được, mức lương cũ cần bảo mật, nhưng bạn sẵn sàng nỗ lực để nhận được một mức lương mong muốn nào đó. Hãy gợi ý mức lương mong muốn một cách thẳng thắn nhưng tế nhị và khéo léo để có thể nhận được offer như ý.
Khéo léo đặt câu hỏi thể hiện sự quan tâm chân thành
Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn có câu gì để hỏi hay không, đừng chỉ lắc đầu mà hãy đưa ra một số câu hỏi về định hướng cho công việc, định hướng của công ty, các hướng công nghệ mà công ty tập trung hoặc những yêu cầu ngoài lề mà công việc không chỉ ra trong phần mô tả. Đặt câu hỏi cho thấy bạn đã tìm hiểu về công ty, thực sự quan tâm đến công việc cũng như có tinh thần cầu tiến, mong muốn gắn bó với doanh nghiệp. Đó có thể là một trong những điểm cộng dành cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng IT.
Một vài lưu ý nhỏ khi đi phỏng vấn tuyển dụng IT
Bên cạnh các kinh nghiệm kể trên, bạn có thể lưu ý nho nhỏ như là tìm hiểu kĩ công việc, nhấn mạnh vào các kinh nghiệm phù hợp với JD của nhà tuyển dụng; thể hiện tinh thần xông pha, nhiệt huyết với công việc…
Khinghiên cứu kĩ mô tả công việc mà mình ứng tuyển. Qua đó, bạn sẽ hiểu được vị trí này cần những yêu cầu, kĩ năng gì để có thể chuẩn bị thật tốt, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nhà tuyển dụng. Bạn không nên chỉ tập trung vào kĩ năng mình có, kinh nghiệm mình có, mà còn phải làm sao cho thấy bạn hoàn toàn phù hợp với mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra. Và hầu hết nội dung trong mô tả công việc cũng sẽ được hỏi sâu hơn nữa ở vòng test hoặc phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng IT sau đó.
Vân Anh
Tin liên quan:
- Bí quyết tìm nơi thực tập ngành IOT dành cho sinh viên
- Nam sinh Gen Z học Lập trình nhúng IoT để mở rộng cơ hội việc làm
- 2 thách thức khi học code của dân trái ngành và cách hóa giải
- Bí quyết giúp dân trái ngành cải thiện cách tự học IT
- FUNiX – 1Office ký thoả thuận hợp tác chiến lược phát triển Udemy Business tại Việt Nam
- Lãnh đạo FUNiX – Udemy gặp gỡ các doanh nghiệp đối tác
- Băn khoăn thường gặp của người trẻ học lập trình mobile
- Làm thế nào để hiểu framework một cách nhanh nhất
- Cách sắp xếp thời gian học trực tuyến cho người đi làm chuyển nghề IT
- Nên học tiếng Anh trước hay học IT trước?
- Nam sinh lớp 10 trường Quốc tế tại Sài Gòn mê học lập trình trực tuyến
- Vì sao sinh viên CNN cần trang bị kỹ năng tìm việc IT
Bình luận (0
)