Bí quyết gia tăng tỉ lệ trúng tuyển ngành CNTT
Có những bí quyết gia tăng tỉ lệ trúng tuyển ngành CNTT giúp bạn tự tin hơn trên hành trình tìm việc cũng như có thêm động lực để thử sức với những cơ hội mới.
- Sai lầm khiến sinh viên IT khó tìm việc hậu tốt nghiệp đại học
- 2 ứng viên ngang tài ngang sức lên sóng Cơ hội cho ta số thứ 5 (mùa 2)
- 3 cách giúp sinh viên kiếm việc sớm ngành CNTT
Table of Contents
Có những bí quyết gia tăng tỉ lệ trúng tuyển ngành CNTT giúp bạn tự tin hơn trên hành trình tìm việc cũng như có thêm động lực để thử sức với những cơ hội mới.
Khi ứng viên đỏ mắt tìm việc CNTT
Nhiều ứng viên đỏ mắt khi tìm việc CNTT dù thị trường đang khát nhân lực. Nguyễn Toàn, tốt nghiệp ĐH ngành CNTT từ năm 2021 nhưng chưa thể tìm được việc như ý tại Hà Nội. Do áp lực kinh tế, anh chuyển về quê sống nhưng cũng chưa tìm được việc vì nhu cầu tuyển dụng CNTT ở tỉnh càng hạn chế. Toàn cho biết, anh làm tạm một số công việc bán thời gian, tuy có mức thu nhập tương đối nhưng không có bảo hiểm, không có hợp đồng dài hạn.
Thanh Tú (Hà Tĩnh) cũng tốt nghiệp ngành CNTT gần một năm nhưng chưa có việc như ý. Anh cho biết tìm một vị trí phù hợp khả năng, kinh nghiệm mỏng và tấm bằng Cử nhân CNTT không thuộc trường top thật sự vất vả.
Trong khi nhiều doanh nghiệp than thiếu nhân lực, thì bản thân các ứng viên như Tú, Toàn cũng đang đỏ mắt tìm việc. Một bộ phận không nhỏ thậm chí còn thất nghiệp hay chấp nhận làm trái ngành vì mãi không có việc phù hợp.
Có những bí quyết gia tăng tỉ lệ trúng tuyển ngành CNTT giúp bạn tự tin hơn trên hành trình tìm việc cũng như có thêm động lực để thử sức với những cơ hội mới. (Ảnh minh họa: Internet)
Tin liên quan:
- 3 lý do nên học lập trình trước tuổi 18
- Sinh viên IT nên làm gì để dễ tìm việc khi ra trường
- Doanh nghiệp IT khát nhân lực kỳ vọng và tìm thấy gì ở FUNiX?
Bí quyết gia tăng tỉ lệ trúng tuyển ngành CNTT
Vậy làm thế nào để gia tăng tỉ lệ trúng tuyển ngành CNTT, có thêm nhiều những cơ hội việc làm ngành này, không đánh mất thời gian của tuổi trẻ một cách lãng phí?
Quyết liệt trau dồi kiến thức
Một trong những bí quyết đầu tiên để gia tăng tỉ lệ trúng tuyển ngành CNTT chính là phải quyết liệt trau dồi kiến thức. Có kiến thức vững chắc thì bạn sẽ có sự tự tin khi ứng tuyển, cũng như thuyết phục được các nhà tuyển dụng một cách dễ dàng.
Trau dồi kiến thức cần được thực hiện liên tục, khoa học và hiệu quả. Không nên chỉ học gạo mà cần tìm cơ hội thực hành để nâng cao tay nghề. Nếu kiến thức trong nhà trường không đủ, cần tìm thêm các nguồn học ngoài nhà trường: Các khóa học bổ sung; Các sách báo hay nguồn tài liệu uy tín; Tìm người chỉ dạy…
Quyết liệt tìm việc
Quyết liệt hơn khi tìm việc cũng là một bí quyết gia tăng tỉ lệ trúng tuyển ngành CNTT. Thay vì chỉ rải một vài hồ sơ ở một số vị trí nhất định, hãy học thêm kiến thức và mở rộng phạm vi ứng tuyển của mình. Hãy đầu tư nhiều cho CV, tự luyện kĩ năng phỏng vấn đề không bị khớp trước nhà tuyển dụng.
Hãy bày tỏ tinh thần quyết liệt, thái độ tốt, sẵn sàng cống hiến, nhiệt tình khi làm việc trước nhà tuyển dụng và thật tâm như vậy. Dù năng lực bạn còn hạn chế nhưng nếu bạn có thái độ tốt, còn trẻ và có sự nhiệt tình, nhiều nhà tuyển dụng sẽ dành sự quan tâm cho bạn.
Quyết liệt tìm nguồn lực hỗ trợ
Hãy quyết liệt tìm nguồn hỗ trợ nếu bạn đang thật sự khát việc làm. Thay vì chỉ dựa vào bản thân, hãy kêu gọi người thân quen cung cấp thông tin tuyển dụng hoặc giới thiệu. Ngoài ra, các đơn vị đào tạo có cam kết việc làm cũng có thể là nguồn lực hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc tìm việc sau khi ra trường.
Chẳng hạn nếu bạn theo cọc CNTT trực tuyến tại FUNiX thì nơi đây sẽ là cầu nối để bạn có thể thoải mái chọn việc CNTT tốt. FUNiX là đối tác của hơn một trăm doanh nghiệp hàng đầu về IT, có lượng đối tác tin cậy đặt hàng nhân lực dồi dào, do đó, bạn chẳng cần lo về đầu ra khi học FUNiX.
Quỳnh Anh
>>TIN LIÊN QUAN:
- Những lý do ngành công nghệ thông tin hấp dẫn giới trẻ
- Doanh nghiệp IT đánh giá cao FUNiX vì đào tạo đề cao tính tự học
- 5 cách tìm việc IT khôn ngoan cho người ít kinh nghiệm
- Nhân sự nghỉ việc từ công ty lớn khó khăn thích nghi với startup
Bình luận (0
)