Bí quyết giúp dân ngoại đạo chinh phục nghề IT nhanh chóng
Table of Contents
Nhờ cách học hợp lý, tinh thần quyết tâm, nhiều bạn trẻ là dân non-IT khi chuyển nghề lập trình viên đã có thể đạt được mức đãi ngộ và năng lực không thua kém dân trong nghề chính hiệu.
Dân non-IT chuyển nghề thành công chỉ sau 6 tháng
Đỗ Đình Quang Anh – vốn là sinh viên năm cuối ngành Kỹ thuật ô tô, nhưng lại cảm thấy không phù hợp với ngành và lựa chọn chuyển nghề IT. Theo học khóa lập trình online ở FUNiX, Quang Anh cho biết cậu đã chuyển nghề thành công sau 6 tháng, và nhận được mức lương không thua kém một sinh viên IT mới ra trường. Quang Anh cũng tiết lộ, cậu sẽ có ba tháng học việc trước khi vào làm chính thức.
“Như mình được biết, lương học việc chỉ tầm 2 – 3 triệu đồng/ tháng dưới hình thức phụ cấp. Ngay cả nhiều bạn sinh viên công nghệ, khi vào các công ty học việc cũng phải trải qua thời gian làm việc với mức lương như thế này. Tuy nhiên có lẽ mình may mắn hơn khi được nhận lương như một fresher developer dù chỉ mới hoàn thành khóa lập trình trực tuyến ở FUNiX” – Quang Anh chia sẻ.
Bên cạnh lương, thì kiến thức bài bản được trang bị từ khóa học cùng giúp Quang Anh nhanh chóng bắt nhịp với thực tế công việc. Cậu nhận xét, khóa học ở FUNiX đã cung cấp một “khung sườn” chắc chắn để cậu có thể tiếp tục nâng cao trình độ của một lập trình viên Java.
“Thuận lợi của mình khi học FUNiX là ngoài kiến thức, còn được học hỏi từ rất nhiều mentor. Mỗi khi có thắc mắc, mình hỏi đều được giải đáp ngay. Khi mình băn khoăn về chuyên ngành hẹp, mình đã được mentor coaching riêng một buổi, làm rõ các thắc mắc về nghề. Nhờ vậy mình đã chọn đi theo hướng lập trình Java và sau khi đi làm thì thấy rất phù hợp” – Quang Anh chia sẻ.
Bạn Mai Xuân Kim – một giáo viên Sinh học cũng được nhận mức lương tốt của một lập trình viên sau khóa học online chuyển nghề tại FUNiX. Kim cho biết, nghề giáo viên và nghề IT là hai thế giới khác, thử thách người chuyển việc như anh.
“Hai ngành khác nhau hoàn toàn nhưng về bản chất cả hai đều là diễn đạt, chuyển hóa ý tưởng từ vô hình thành hữu hình: đối với giáo viên là kiến thức và kỹ năng của học sinh; đối với lập trình viên, đây là chương trình, ứng dụng”, anh nói thêm.
Không thua kém dân IT chính hiệu
Thành thật mà nói, một khóa học kéo dài chỉ 6 tháng, khó có thể trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng cho một bạn trẻ non-IT theo ngành lập trình bằng một người được đào tạo tới 4 năm chuyên môn. Tuy nhiên, thái độ, sự nỗ lực và tinh thần chinh phục nghề nghiệp sẽ là chìa khóa để mỗi người tạo được sức bật cho mình.
Với dân non-It nhưng có nền tảng là kinh nghiệm, kiến thức của ngành nghề nhất định, cùng tư duy và các kĩ năng sẵn có, các bạn cũng có không ít thuận lợi khi theo ngành IT. Nhờ tư duy tốt, các bạn có thể sớm khám phá, chinh phục kiến thức và nghiên cứu các vấn đề gặp phải; còn nhờ kinh nghiệm, các bạn có thể nhanh chóng bắt nhịp với công việc. Đặc biệt, với tinh thần ham học hỏi, sẵn “đi đến cùng” với quyết định chuyển nghề, các bạn sẽ dũng cảm nhận thách thức về mặt kiến thức cũng như công việc.
Với nền tảng này, khi được đào tạo bài bản bởi khóa học nghề được thiết kế sát với nhu cầu thực tiễn doanh nghiệp, các bạn non-IT cũng sẽ nhanh chóng vào nghề, tự tin với các cơ hội nghề nghiệp mới.
Trong khi đó, nhiều bạn dân IT chính gốc nhưng vì thiếu điều kiện thực hành, kiến thức nặng về lý thuyết và không có kĩ năng làm việc, thì khi ứng tuyển vẫn có thể bị doanh nghiệp từ chối, thậm chí vào công việc chuyên môn vẫn phải đào tạo lại, nhận mức lương thấp…
Do vậy, nếu bạn là dân non-IT nhưng có ý định học nghề lập trình, các bạn đừng lo nghĩ nhiều mà hãy xác định mình quyết tâm đến đâu để thử sức với nghề nhé!
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)