Học lập trình Visual Studio cần chuẩn bị gì? Một số tính năng của Visual Studio
Với những bạn đam mê và phát triển theo hướng lập trình C# và VB+ thì Visual Studio là một phần mềm không thể thiếu. Tuy nhiên với những người mới tìm hiểu về học lập trình Visual Studio chắc hẳn đang rất tò mò phần mềm này là gì. Thắc mắc đó sẽ được FUNiX giải đáp cho bạn.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
Table of Contents
Với những bạn đam mê và phát triển theo hướng lập trình C# và VB+ thì Visual Studio là một phần mềm không thể thiếu. Tuy nhiên với những người mới tìm hiểu về học lập trình Visual Studio chắc hẳn đang rất tò mò phần mềm này là gì. Thắc mắc đó sẽ được FUNiX giải đáp cho bạn.
1. Visual Studio được hiểu như thế nào?
Được coi là con đẻ của Microsoft, Visual Studio chính là một trong số công cụ giúp hỗ trợ lập trình website có một không hai và chưa có phần mềm nào thay thế được nó. Ngôn ngữ lập trình C# và VB+ là hai ngôn ngữ được sử dụng trong Visual Studio để lập trình hệ thống dễ dàng hơn.
Để hiểu rõ hơn thì bạn có thể xem thêm nội dung tại đây.
Với lợi thế là một phần mềm lập trình hệ thống được sản xuất trực tiếp từ Microsoft, Visual Studio từ lúc ra đời cho đến hiện tại đã được nâng cấp rất nhiều phiên bản sử dụng khác nhau. Điều này vô cùng tiện lợi cho người dùng khi có thể lựa chọn phiên bản phù hợp với máy của mình.
2. Visual Studio và những tính năng nổi bật
Sau khi được tìm hiểu về Visual Studio là gì, tiếp theo đây hãy cùng FUNiX khám phá những tính năng nổi bật của học lập trình Visual Studio này. Ngoài việc cho phép người dùng lựa chọn giao diện chính thì liệu còn có những tính năng đặc biệt nào khác.
>>> Xem thêm: Học lập trình Blockchain tại FUNiX: Cam kết việc làm sau 6 tháng
2.1 Biên tập mã
Giống như các IDE khác, Visual Studio cũng cung cấp trình soạn thảo mã để hỗ trợ hoàn thiện mã và làm rõ ràng cú pháp bằng cách sử dụng đến IntelliSense. Ngoài việc sử dụng cho các biến, hàm và các phương pháp, công cụ này còn áp dụng cho cấu trúc truy vấn hoặc vòng điều khiển.
Bên cạnh đó trình biên tập mã của Visual Studio còn giúp cài đặt dấu trang ở trong mã, người dùng có thể dễ dàng thực hiện các điều hướng để thu hẹp các khối mã lệnh hay tìm kiếm gia tăng. Đặc biệt, chức năng biên dịch mã nền giúp cung cấp thông tin phản hồi lỗi và được đánh dấu bằng gạch sóng đỏ.
2.2 Phân cấp dạng lưu trữ dữ liệu
Hầu hết các tệp lưu trữ đoạn mã code tại Visual Studio đều được đặt ở trong các thư mục tương đương nhau. Với những tệp được đánh dấu quan trọng thì phần mềm này cũng cung cấp các thư mục dùng để phân cấp. Giúp cho người dùng dễ dàng tìm kiếm và lưu trữ các tài liệu.
>>> Xem thêm tại đây: 5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX
2.3 Trình gỡ lỗi
Visual Studio còn có một trình gỡ lỗi, vừa có thể lập trình gỡ lỗi cấp máy lại vừa gỡ lỗi cấp mã nguồn. Tính năng này được hoạt động cùng với cả hai mã quản lý giống như ngôn ngữ máy. Ngoài ra thì còn có thể sử dụng để gỡ lỗi ứng dụng viết bằng ngôn ngữ được Visual Studio hỗ trợ.
2.4 Thiết kế
Tính năng thiết kế của Visual Studio gồm có ba loại thiết kế như sau:
- Windows Forms Designer: Với mục đích xây dựng GUI cho Windows Forms để tạo các nút điều khiển bên trong hoặc khóa chúng vào bên cạnh mẫu. Việc điều khiển trình bày dữ liệu có thể sẽ kết nối được với các nguồn truy vấn hoặc cơ sở dữ liệu.
- WPF Designer: Tính năng này cho phép người dùng thả, kéo ẩn dụ. Mục đích của chức năng này để tăng sự tương tác giữa người dùng và máy tính nhắm mục tiêu vào Windows Presentation Foundation.
- Web Designer/ Development: Tại Visual Studio cũng cung cấp thiết kế website và trình soạn thảo cho phép tạo lập trang web qua chức năng kéo thả. Điều này giúp người dùng xây dựng trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
>>> Xem ngay tại đây: Lập trình Blockchain là gì? Top 8 ngôn ngữ lập trình cho blockchain
3. Cần chuẩn bị những gì khi học lập trình Visual Studio?
Khi bắt đầu học ở một lĩnh vực nào bạn cũng cần phải xây dựng cho bản thân một lộ trình học và tìm hiểu hiệu quả. Để học lập trình Visual Studio dễ dàng hơn, FUNiX sẽ mách bạn những điều mà bạn cần chuẩn bị.
- Dành thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu trước các kiến thức liên quan đến phần mềm Visual Studio.
- Làm quen với hai ngôn ngữ lập trình VB+ và C#.
- Tự học thông qua sách và các nguồn tài nguyên mạng.
- Tham khảo các khóa học về lập trình Visual Studio để có cơ hội thực hành nhiều hơn.
4. Tại sao nên dùng phần mềm Visual Studio?
Được coi là một trong số những công cụ lập trình có một không hai, Visual Studio là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các lập trình viên muốn theo học lập trình Visual Studio. Đặc biệt là khi ở công cụ này còn sở hữu những điểm mạnh vượt trội hơn bất kì IDE nào khác như:
- Phần mềm Visual Studio hỗ trợ lập trình bằng nhiều loại ngôn ngữ lập trình như: C#, F#, C/C++, HTML, JavaScript,…
- Với những người mới làm quen với lập trình thì giao diện của Visual Studio rất dễ dàng để tập sử dụng.
- Visual Studio còn hỗ trợ người dùng xây dựng ứng dụng một cách chuyên nghiệp bằng cách sử dụng công cụ kéo, thả.
- Ngoài ra còn có thể hỗ trợ Debug một cách mạnh mẽ như xem giá trị của biến trong quá trình chạy, hỗ trợ debug từng câu lệnh, Break Point.
- Nhiều lập trình viên trên thế giới lựa chọn Visual Studio để sử dụng.
>>> Xem thêm tại đây: Giải thích về nghề lập trình Blockchain cho người mới
Kết luận
FUNiX đã vừa chia sẻ đến cho các bạn một số thông tin về lập trình Visual Studio. Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho bạn lựa chọn được phiên bản Visual Studio phù hợp cũng như có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi học lập trình Visual Studio.
Kim Thảo
>>> Xem thêm nhiều nội dung hơn tại đây:
- Trở thành một lập trình viên blockchain chuyên nghiệp cần những gì?
- Tất cả những gì bạn cần biết về công nghệ Blockchain
- Top 6 Ứng dụng Blockchain trong đời sống các ngành nghề lĩnh vực
Bình luận (0
)