Kỹ sư lập trình PLC là gì? Ứng dụng của lập trình PLC trong thực tế

Kỹ sư lập trình PLC là gì? Ứng dụng của lập trình PLC trong thực tế

Chia sẻ kiến thức 28/07/2023

Kỹ sư lập trình PLC là gì? Ứng dụng của lĩnh vực này trong thực tế như thế nào? Đây là những yếu tố hàng đầu bạn cần tìm hiểu trước khi lựa chọn có nên theo đuổi con đường sự nghiệp này hay không. Cùng FUNiX tìm hiểu rõ về kỹ sư lập trình PLC trong bài viết dưới đây. 

Kỹ sư lập trình PLC
Kỹ sư lập trình PLC là gì và những ứng dụng phổ biến của lĩnh vực này trong cuộc sống (Nguồn Ảnh: Internet)

1. Lập trình PLC là gì?

Lập trình PLC (Programmable Logic Controller) là thiết bị cho phép lập trình thực hiện các thuật toán điều khiển logic bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó. PLC là một thuật ngữ quen thuộc trong tự động hóa.

Hệ thống PLC gồm các bộ phận chính sau:

  • Bộ nhớ chương trình: RAM, ROM, EPROM.
  • Bộ xử lý trung tâm CPU.
  • Module input/output

PLC mang tới cho người dùng những lợi ích thực tế như:

  • Dễ lập trình, ngôn ngữ lập trình dễ học
  • Dễ bảo quản và sửa chữa khi hỏng hóc
  • Dung lượng bộ nhớ “khủng” 
  • Kết nối tốt với các thiết bị điện/điện tử khác như: máy tính, Module mở rộng…
  • Giá cả hợp lý với túi tiền
Lập trình PLC mang tới nhiều lợi ích trong thực tế cho người sử dụng (Nguồn Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Mức lương lập trình viên Việt Nam mới nhất cập nhật năm 2023

2. Vai trò của PLC trong tự động hóa

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ đặt ra cho không chỉ cá nhân mà các doanh nghiệp đều cần phải đổi mới, tiếp cận để làm chủ. Một trong những giải pháp hàng đầu là các doanh nghiệp cần tự động hóa tối đa nhất các khâu trong sản xuất để tiết kiệm chi phí, tối ưu thời gian, gia tăng sức cạnh tranh.

Các kỹ sư lập trình PLC không đơn thuần là sử dụng thiết bị điều khiển đáp ứng về logic và tốc độ mà còn về truyền thông, trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị điều khiển khác, tạo nên một mạng lưới khép kín.

Bên cạnh đó, một số ngành nghề cần đẩy mạnh ứng dụng, tuyển dụng kỹ sư lập trình PLC để có thể phát triển mạnh mẽ hơn như:

  • Công nghiệp sản xuất: lập trình PLC được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất để điều khiển và giám sát các quy trình phức tạp. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tự động hoá các nhiệm vụ mất nhiều thời gian và công sức như xử lý vật liệu, kiểm soát dây chuyền lắp ráp, kiểm soát chất lượng và quản lý hàng tồn kho,…. Đồng thời, các kỹ sư lập trình PLC cũng giúp việc vận hành máy móc hiệu quả và chính xác, đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra một cách trơn tru.
  • Công nghiệp ô tô: PLC đóng một vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hệ thống robot, dây chuyền lắp ráp và hệ thống băng tải. Bộ lập trình PLC giúp hợp lý hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng nhất.
  • Năng lượng: bộ lập trình PLC được sử dụng trong các nhà máy phát điện, trạm biến áp và hệ thống phân phối. Chúng hỗ trợ kiểm soát và giám sát các quy trình liên quan đến sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Qua đó, người sử dụng có thể quản lý tải hiệu quả, phát hiện lỗi và tối ưu hóa năng lượng trong các cơ sở hạ tầng quan trọng này.
  • Ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát: PLC được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở chế biến thực phẩm và sản xuất nước giải khát. Các quy trình như trộn, kiểm soát nhiệt độ và đóng gói được kiểm soát chính xác và rõ ràng, duy trì các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và nâng cao năng suất.
Lập trình PLC ứng dụng thực tế trong cuộc sống ở đa dạng các lĩnh vực (Nguồn Ảnh: Internet)

3. Kỹ sư lập trình PLC học gì, làm gì?

Kỹ sư lập trình PLC là một ngành nghề đặc thù có tiềm năng công việc và mức lương hấp dẫn

3.1 Kỹ sư lập trình PLC cần học những gì?

Để học lập trình PLC tốt nhất, bạn cần học các kiến thức căn bản như: 

  • Ngôn ngữ lập trình, những lệnh cơ bản khi lập trình PLC.
  • Khoa học lập trình: Trình logic và cách sửa lỗi khi gặp phải sự cố.
  • Phần mềm viết lập trình và mô phỏng như cài đặt phần cứng…
  • Điều khiển các biến mở và tăng ngôn ngữ lập trình tối ưu.

3.2 Công việc của kỹ sư lập trình PLC

Một kỹ sư PLC sẽ đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong tự động hóa bao gồm:

  • Thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống điều khiển PLC, thực hiện các thuật toán điều khiển logic phức tạp
  • Phát triển và triển khai các chương trình điều khiển mới để cải thiện hiệu quả sản xuất và giảm thiểu thời gian
  • Kiểm tra và bảo trì hệ thống điều khiển.
  • Nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới để cải thiện hệ thống điều khiển PLC và sản xuất công nghiệp.
  • Nghiên cứu yêu cầu khách hàng để phát triển các sản phẩm điện của công ty
  • Xây dựng các giải pháp kỹ thuật ứng dụng, các bộ thử nghiệm
  • Thu thập, phân tích, làm các báo cáo thực tế
Kỹ sư PLC đảm nhận các vị trí quan trọng trong tự động hóa hiện nay (Nguồn Ảnh: Internet)

3.3 Mức lương của kỹ sư lập trình PLC

Hiện nay, ngành kỹ thuật tự động hóa có nhu cầu tuyển dụng rất cao. Các doanh nghiệp đưa ra những mức đãi ngộ hấp dẫn để thu hút nhân tài, phát triển đội ngũ nhân lực mạnh cho công ty. Điều này tạo ra cho các kỹ sư lập trình cơ hội việc làm và nghề nghiệp dễ dàng hơn.

Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: công việc, kinh nghiệm, vị trí làm việc sẽ có những mức lương cho kỹ sư lập trình PLC khác nhau. Hiện tại, mức lương của kỹ sư PLC dao động khoảng 12 triệu đồng/tháng, dải lương phổ biến là 9-25 triệu đồng/tháng. Kinh nghiệm, năng lực càng cao thì mức lương nhận được càng tương xứng. 

>>> Xem thêm: Học đại học trực tuyến lập trình – Chương trình học ngang bằng chính quy

4. Khóa học đào tạo kỹ sư lập trình chất lượng tại FUNiX

Kỹ sư lập trình là một ngành nghề có độ bao phủ kiến thức rộng lớn. Vì vậy để có thể phát triển lâu dài và bền vững trong lĩnh vực này, bạn cần phải có một lộ trình chinh phục rõ ràng và cơ sở đào tạo uy tín.

FUNiX đã thiết kế khóa học đào tạo kỹ sư lập trình Software Engineering từ cơ bản tới nâng cao, phù hợp với cả người bắt đầu từ con số 0. Sau khóa học, học viên hoàn toàn đủ khả năng trở thành kỹ sư lập trình chuyên nghiệp, mở rộng cơ hội chinh phục những ngôn ngữ lập trình đa dạng hơn.

Chương trình bao gồm 5 học phần được liên kết với nhau chặt chẽ:

  • Học phần 1: Lập trình cơ bản
  • Học phần 2: Lập trình đối tượng ngôn ngữ Java
  • Học phần 3: Lập trình di động
  • Học phần 4: Tự chọn
  • Học phần 5: Thực tập
FUNiX đào tạo các kỹ sư lập trình chất lượng với kinh nghiệm hơn 7 năm hình thành và phát triển

Đặc biệt, học viên được tạo một môi trường lý tưởng để phát triển với mô hình FUNiX Way hiện đại:

  • Học online 100% linh hoạt, chủ động học mọi lúc mọi nơi
  • Nguồn học liệu uy tín hàng đầu thế giới, liên tục được cập nhật mới: MOOC, Udemy,..
  • Đội ngũ hơn 5000+ Mentor là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực CNTT luôn sẵn sàng hỗ trợ hỏi-đáp 1:1
  • Hannah luôn sát sao, cổ vũ và khích lệ tinh thần học tập của học viên
  • Cộng đồng FUNiX rộng lớn, vừa học vừa mở rộng network cho tương lai

Sau khóa học, học viên được cam kết việc làm tại hơn 100+ doanh nghiệp hàng đầu với mức lương khởi điểm từ 15 triệu/tháng.

>>> Xem thêm: Có nên học FUNiX không? Ưu nhược điểm khi học lập trình tại FUNiX

5. Tổng kết

Học lập trình là một con đường dài cần sự kiên trì và nỗ lực để có thể thành công. Trên con đường đó, nếu lựa chọn được một “cái nôi” đúng đắn, bạn đã có thể rút ngắn được một nửa lộ trình. FUNiX luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn để chinh phục công nghệ một cách dễ dàng và hiệu quả nhất

>>> Tìm hiểu ngay khóa học đào tạo kỹ sư lập trình của FUNiX tại đây:

>>> Bài viết liên quan:

Lập trình nhúng là gì? Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư lập trình nhúng

Khảo sát mức lương kỹ sư lập trình Cloud điện toán đám mây 2023

Sự khác nhau cơ bản giữa học lập trình kỹ sư dữ liệu và kỹ sư phần mềm

Cách học lập trình game đơn giản nhất cho người mới – không cần kiến thức lập trình chuyên nghiệp

Trần Hương

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!