5 lý do nên sử dụng dòng lệnh trên Linux | Học CNTT cùng FUNiX

5 lý do nên sử dụng dòng lệnh trên Linux

Chia sẻ kiến thức 02/07/2023

Dòng lệnh Linux là một công cụ mạnh mẽ khiến nhiều người dùng bình thường e ngại. Nhưng có rất nhiều lý do để mọi người yêu thích terminal trong Linux.

 

Nhiều người cho rằng dòng lệnh là lĩnh vực của các nhà phát triển phần mềm hoặc chuyên viên máy tính. Nhưng dòng lệnh chỉ đơn thuần là một cách tương tác khác với máy tính và có một số nhiệm vụ rất dễ thực hiện với giao diện dòng lệnh (command line interface, hay CLI). 
 

Ngay cả khi bạn cần trợ giúp chỉ để cài đặt ứng dụng, bạn vẫn có thể sử dụng dòng lệnh mà không làm hỏng máy của mình. Ngay cả khi bạn đang sử dụng tốt máy tính của mình, đây là 5 số lý do bạn nên học cách sử dụng một vài lệnh.

 

1. Dòng lệnh nhanh hơn

Nhiều người sau khi sử dụng terminal Linux để cài đặt ứng dụng hoặc tải cập nhật đã nhanh chóng ngừng sử dụng cửa hàng ứng dụng Linux. Đó là bởi vì dòng lệnh cho phép bạn cài đặt chương trình trong cùng một khoảng thời gian mà một chương trình như Phần mềm GNOME tải xuống.

Tại sao? Dòng lệnh lược bỏ hết những gì không cần thiết. Bạn không cần phải tải thêm hình ảnh để duyệt qua danh sách ứng dụng. Bạn không cần phải tải lên một giao diện đồ họa, với các bảng và nút. Sau khi bạn nhập một lệnh, quá trình tải xuống gần như bắt đầu ngay lập tức.

Lợi thế về tốc độ này không chỉ áp dụng cho việc cài đặt phần mềm. Bạn có thể sao chép và dán toàn bộ thư mục mà không cần phải mở trình quản lý tệp.

Không phải đợi ứng dụng mở. Không cần điều hướng giữa các thư mục và đánh dấu những thư mục cần sao chép. Không phải chờ thanh tải. Chỉ cần nhập lệnh, nhấn Enter và điều kỳ sẽ diệu xảy ra. 

2. Bạn có thêm thông tin

Tải xuống các bản cập nhật hệ thống bằng thiết bị đầu cuối Gnome trong Ubuntu
 

Không giống như hầu hết các ứng dụng có giao diện người dùng đồ họa (GUI), terminal thường cho bạn biết chính xác những gì nó đang làm.

Ví dụ nếu terminal đang kiểm tra kho hệ thống, nó sẽ báo cho bạn biết. Nếu nó đang trong quá trình tải xuống, nó sẽ cho bạn biết (cùng với lượng dữ liệu bạn đang tải và tốc độ tải). Nếu một lỗi xảy ra, nó cũng sẽ cho bạn biết. 

3. Thích hợp cho các nhiệm vụ lớn hoặc định kỳ

Giả sử bạn muốn thao tác với hàng trăm hoặc hàng nghìn tệp cùng một lúc. 

Ví dụ bạn muốn chỉnh sửa siêu dữ liệu (metadata), nhưng bạn không muốn làm điều đó với từng file một. Đây là một công việc phù hợp cho terminal, nơi bạn có thể thao tác tất cả tệp cùng một lúc. Giả sử bạn muốn đổi tên hàng loạt các tệp hoặc thay đổi cách sắp xếp chúng trong các thư mục. 

Dòng lệnh cũng rất thích hợp cho các nhiệm vụ mà bạn phải làm đi làm lại nhiều lần. Có thể bạn muốn sao lưu các tệp từ thư mục chính, ngoại trừ một số thư mục nhất định, vào ổ cứng mà bạn vừa cắm vào. Bạn có thể thực hiện tác vụ duy nhất một lần trong terminal và lưu lệnh đó lại. Trong tương lai, bạn chỉ cần copy và paste lệnh để thực hiện lại tác vụ.

Dòng lệnh cũng cho bạn cơ hội tự động hóa và viết kịch bản (script). Bạn có thể viết một tập lệnh shell (về cơ bản là một tệp văn bản chứa đầy các lệnh) để tự động thực hiện tác vụ theo định kỳ. Nhờ đó, bạn tiết kiệm cho mình công sức phải sao chép và dán mỗi lần.

4. Bạn có thể tự sửa chữa máy tính của mình

Chế độ khôi phục Ubuntu

Lượng thông tin terminal cung cấp giúp việc gửi báo cáo lỗi dễ dàng hơn. Thông báo cho nhà phát triển rằng ứng dụng của họ bị treo trong khi tải xuống bản cập nhật chỉ có mức độ hữu ích nhất định.

 

Nhà phát triển biết có vấn đề, nhưng trừ khi họ có thể sao chép lỗi, họ không biết phải sửa gì. Nhưng một lỗi trong dòng lệnh cho họ biết chính xác chuyện gì đã xảy ra. Họ có thể không biết “tại sao”, nhưng ít nhất họ đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian để biết “cái gì”.

Bên cạnh đó, bạn có thể tự giải quyết các sự số với máy tính một cách dễ dàng hơn. Làm quen với dòng lệnh sẽ tăng khả năng bạn có thể sửa chữa máy của chính mình. Nếu bạn bật máy tính nhưng chỉ nhìn thấy một màn hình trống, bạn vẫn có thể đăng nhập vào một terminal. Sau đó, sau khi kiểm tra các forum hoặc trang web phù hợp, bạn có thể bắt gặp các hướng dẫn để giúp bạn khôi phục PC của mình.

5. Tạo máy chủ cho media và sao lưu

Các dịch vụ từ xa đã thay đổi cách nhiều người sử dụng thiết bị của mình. Khi dữ liệu của bạn được lưu trực tuyến, bạn có thể dễ dàng truy cập cùng một thông tin từ nhiều thiết bị. Nhưng cách tiếp cận này thường tốn kém, đi kèm với rủi ro về quyền riêng tư và bảo mật.

May mắn thay, nhiều lựa chọn thay thế nguồn mở và miễn phí đã xuất hiện, giúp bạn dễ dàng chạy máy chủ của riêng mình và lưu trữ các tệp của riêng bạn trên một thiết bị có giá rẻ như Raspberry Pi. Bạn có thể truyền phát video tới bất kỳ thiết bị nào của mình hoặc thiết lập bảng kanban để các thành viên trong gia đình bạn sử dụng.

Vấn đề là, các cách này này yêu cầu một mức độ kiến ​​thức nhất định về dòng lệnh để thiết lập và chạy lần đầu tiên. 

Học cách sử dụng terminal Linux!

Học cách sử dụng dòng lệnh giúp bạn làm được nhiều việc hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn. Bạn có thể sử dụng kiến thức này để trở thành quản trị viên hệ thống, nhà phát triển phần mềm hoặc nhà thiết kế web.

Hoặc bạn có thể vẫn chỉ là một người dùng máy tính thông thường và tiếp tục sử dụng tất cả các ứng dụng có giao diện đồ họa mà bạn đã biết. Nhưng nếu sự cố xảy ra, bạn có thể yên tâm hơn khi biết rằng có nhiều khả năng bạn sẽ khắc phục được sự cố. 

Tìm hiểu ngay chương trình học công nghệ thông tin trực tuyến tại FUNiX ở đây:

Vân Nguyễn

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/reasons-for-regular-people-love-linux-command-line/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại