Ngoài 35 tuổi chuyển việc làm thế nào để luôn tự tin?
Ngoài 35 tuổi chuyển việc hoặc chuyển ngành không đơn giản. Vấn đề tuổi tác có thể khiến nhiều người e ngại, nhất là khi họ bắt đầu ở những lĩnh vực mới.
Table of Contents
Ngoài 35 tuổi chuyển việc hoặc chuyển ngành không đơn giản. Vấn đề tuổi tác có thể khiến nhiều người e ngại, nhất là khi họ bắt đầu ở những lĩnh vực mới. Vậy làm thế nào để luôn tự tin trong công việc? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Thử thách chuyển việc ở tuổi ngoài 35
Ở tuổi ngoài 35, việc thay đổi bất cứ điều gì trong cuộc sống có thể đã đủ khiến bạn phải cân nhắc, lo lắng rất nhiều – hơn là ở tuổi 20 hay thậm chí ở tuổi 30. Bạn đã 35 tuổi, có thể đã có những vấn đề nhất định về sức khỏe; có gia đình, con cái cần chăm sóc, có cha mẹ già và những gánh nặng tài chính phải xử lý… Chính vì vậy, mọi đổi thay, trong đó có chuyển việc đều vô cùng quan trọng. Bởi nếu quyết định sai, bạn có thể sẽ phải đánh đổi bằng rất nhiều thứ, hay là mất nhiều thời gian để có thể tìm được sự bình ổn: Chuyển việc không thành công có thể dẫn đến thất nghiệp, sụt giảm thu nhập, gia tăng áp lực tài chính…v…v…
Chưa kể ở tuổi 35 nếu không thành công khi chuyển việc, bạn có thể thất vọng và hoài nghi năng lực của mình, điều mà có thể đánh gục bất kì ai thiếu quyết tâm, bản lĩnh.
Ngoài 35 tuổi chuyển việc làm thế nào để luôn tự tin?
Khi đã xác định được những vấn đề mình cần đối mặt, những rủi ro có thể gặp phải, thì bạn đã đi được một nửa chặng đường, để có thể tự tin với quyết định mình đưa ra.
Có sự chuẩn bị từ trước
Khi chuyển việc ở tuổi 35, để tự tin nhất, bạn nên có sự chuẩn bị từ trước: Một khoản tài chính dự phòng để có thể đối phó tình huống xấu nhất là chuyển việc không thành công, thu nhập giảm hoặc không có thu nhập; Chuẩn bị về mặt kiến thức, mối quan hệ để chuyện tìm việc thuận lợi… Đừng đánh giá thấp vai trò của việc học hỏi cũng như network, cho dù bạn đã ngoài 35 tuổi. Bởi lẽ, trong nền kinh tế tri thức như hiện nay thì bất kì ai cũng cần khẳng định được bản thân bằng tri thức. Và cũng chẳng nên ngại ngùng nếu cần tìm đến các mối quan hệ, network mà bạn có để tìm việc, vì suy cho cùng, đó cũng chính là những tài sản quý báu mà bạn đã mất nhiều năm để gây dựng được.
Tin liên quan:
- 3 lý do nên học lập trình trước tuổi 18
- Sinh viên IT nên làm gì để dễ tìm việc khi ra trường
- Doanh nghiệp IT khát nhân lực kỳ vọng và tìm thấy gì ở FUNiX?
- Những lý do ngành công nghệ thông tin hấp dẫn giới trẻ
- Doanh nghiệp IT đánh giá cao FUNiX vì đào tạo đề cao tính tự học
- 5 cách tìm việc IT khôn ngoan cho người ít kinh nghiệm
- Nhân sự nghỉ việc từ công ty lớn khó khăn thích nghi với startup
Hãy chuẩn bị thật kĩ, càng kĩ lưỡng càng tốt để khi bước vào hành trình chuyển việc thực sự, bạn có thể toàn tâm toàn ý cho công việc cùng mục tiêu mình đề ra.
Giữ tâm thế của người chủ động, ham học hỏi
Rào cản tuổi tác chỉ thực sự là rào cản, khi bạn cho phép mình chủ quan, kiêu ngạo hoặc từ chối việc học hỏi và làm việc chủ động. Trái lại, bạn giữ được tinh thần làm việc chủ động tối đa, luôn sẵn sàng học những điều mới, từ đồng nghiệp, cấp trên… dù là người trẻ tuổi hơn thì chắc chắn bạn không chỉ nhận được sự tôn trọng của đồng nghiệp mà còn nhận được phần thưởng xứng đáng: Học thêm các kiến thức mới; Luôn là người chủ động trong công việc, được tin cậy và đánh giá cao. Nhờ đó, dù làm bấ kì công việc nào, bạn cũng sẽ xây dựng được niềm tin, uy tín và thành công sẽ đến.
Quỳnh Anh
Tin liên quan:
- 3 lý do nên học lập trình trước tuổi 18
- Sinh viên IT nên làm gì để dễ tìm việc khi ra trường
- Doanh nghiệp IT khát nhân lực kỳ vọng và tìm thấy gì ở FUNiX?
- Những lý do ngành công nghệ thông tin hấp dẫn giới trẻ
- Doanh nghiệp IT đánh giá cao FUNiX vì đào tạo đề cao tính tự học
- 5 cách tìm việc IT khôn ngoan cho người ít kinh nghiệm
- Nhân sự nghỉ việc từ công ty lớn khó khăn thích nghi với startup
- Gợi ý giúp bạn tìm kiếm công việc IT mơ ước
- 3 điều đơn giản dân IT nên làm ngay khi công việc đình trệ
- Từ người nhút nhát trở thành nhân viên IT tự tin, xông xáo
- Mẹo giúp bạn luôn ở thế chủ động trong công việc IT
- Dân Công nghệ thông tin khi nào nên nghĩ đến nhảy việc?
Bình luận (0
)