Những hiện vật mở ra bước ngoặt lịch sử nền công nghệ thông tin Việt Nam và thế giới

Những hiện vật mở ra bước ngoặt lịch sử nền công nghệ thông tin Việt Nam và thế giới

Chia sẻ kiến thức 30/04/2022

Vào ngày 4/5 sắp tới, Phòng trưng bày số 2 của Bảo tàng Công nghệ Thông tin Việt Nam sẽ chính thức được khai trương. Hãy cùng nhìn lại những hiện vật đặc biệt, mở ra bước ngoặt lịch sử nền công nghệ thông tin Việt Nam và thế giới hiện đang được trưng bày tại bảo tàng.

Được khai trương vào đầu năm 2020, Bảo tàng Công nghệ Thông tin Việt Nam là nơi trưng bày hơn 1000 hiện vật, sách vở mà TS. Nguyễn Chí Công (người sáng lập bảo tàng) cùng các bạn bè, nhà hảo tâm, chuyên gia và người yêu công nghệ trong và ngoài nước đóng góp qua nhiều năm nay. Trong đó có rất nhiều hiện vật mang giá trị lịch sử to lớn, đánh dấu bước phát triển của nền công nghệ thông tin Việt Nam và thế giới. 

1. Chiếc máy vi tính đầu tiên của Việt Nam – VT80

Ít ai biết rằng, vào năm 1975, chiếc máy vi tính đầu tiên của thế giới Altair 8800 Computer được ra đời tại Mỹ, và chỉ 2 năm đó, vào năm 1977, Việt nam đã chế tạo thành công chiếc máy tính vi tính VT80, trở thành nước thứ ba trên thế giới chế tạo thành công máy vi tính, chỉ sau Mỹ và Pháp. Đây là chiếc máy vi tính đầu tiên tại Việt Nam và cả châu Á, mà lúc này ở cường quốc công nghệ Nhật Bản, người ta vẫn đang dùng những chiếc máy tính khổng lồ. 

TS. Nguyễn Chí Công cùng các thành viên trong nhóm cán bộ kỹ thuật đang trong quá trình nghiên cứu các bộ phận của chiếc máy vi tính VT80.

Tác giả của sáng chế này không ai khác, chính là nhóm cán bộ kỹ thuật của Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ Thông tin), mà TS. Nguyễn Chí Công là một thành viên trong đó. Sở dĩ chiếc máy tính có tên VT80, do sử dụng chip Intel 8080a. Sản phẩm được xây dựng theo kỹ thuật quấn dây điện nối các chân cắm chip, gồm bìa CPU, nhiều RAM/ROM và I/O cùng rất nhiều các linh kiện từ bảng điều khiển đến vỏ máy, nguồn điện. 

Khi việc chế tạo đang hoàn thành và quá trình nghiên cứu diễn ra thuận lợi thì một lần nữa, đất nước lại phải đối mặt với chiến tranh, cùng một số lý do về cơ chế, đã khiến cho việc sản xuất không thành hiện thực. 

2. Những cuốn sách tin học đầu tiên của Việt Nam 

Nhóm những cuốn sách tin học đầu tiên của Việt Nam (Nguồn ảnh: Khoa học Phát triển)

Cuốn sách “MCS-86 Product Description” là một data book tức sách cung cấp dữ liệu mô tả dòng vi xử lý 16 bit đầu tiên của công ty Intel cùng các sản phẩm hỗ trợ do cty này chế tạo. Sách được xuất bản vào tháng 6-1978, bao gồm giới thiệu chung và các đặc tả kĩ thuật của từng linh kiện, kể cả những công cụ phần cứng kết hợp với phần mềm nhằm để phát triển hệ thống.

Tại Việt Nam, cuốn sách “Tin học phổ thông” được TS. Nguyễn Chí Công chắp bút cùng TS. Quách Tuấn Ngọc và bà Bùi Thị Hồng Liên, bà Nguyễn Hoài Phương đang làm việc tại Viện Khoa học và Giáo dục, nơi Thứ trưởng Phạm Minh Hạc từng là Viện trưởng.  Ông Phạm Minh Hạc được thuyết phục rằng môn tin học cơ sở có thể đưa vào dạy trong trường trung học phổ thông. Theo TS. Nguyễn Chí Công: “Đó là một ý tưởng táo bạo và rất mới mẻ trên thế giới cách đây 30 năm, thậm chí còn là một cuộc cách mạng.”

“Sự ra đời của tin học” là cuốn sách được in trong khuôn khổ VIE/88/035 – một dự án của Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển với sự tài trợ của UNESCO. Sách xuất bản năm 1990, do TS. Ngô Ánh Tuyết và Ngô Trung Việt biên soạn, Phạm Ngọc Khôi hiệu đính. Đây là tài liệu thuộc loại phổ cập tin học với các nội dung được trích lục từ nhiều nguồn khác nhau theo thư mục của phương Tây. Điều đó cũng cho thấy sự thay đổi phương pháp từ kiểu phù hợp với giới hàn lâm của Liên Xô cũ chuyển sang loại sách rất gần với giới bình dân và thực tiễn.

3. Các máy tính Macintosh của Apple 

công nghệ thông tin
Các máy tính Macintosh của Apple. (Nguồn ảnh: Khoa học Phát triển)

Máy tính dòng Macintosh do Apple đưa ra lần đầu tiên vào năm 1984. Máy dùng CPU Motorola MC68000, RAM 512kB, giá 2.795USD, chỉ có 1 ổ đĩa mềm để chạy hệ điều hành Mac OS cho phép nối mạng AppleTalk và có giao diện đồ họa hiển thị trên màn hình trắng đen 9 inches với độ phân giải cao.

Máy tính Macintosh Plus do Apple đưa ra năm 1985. Có CPU Motorola MC68000, RAM 1MB, giá 2.599USD với hệ điều hành Mac OS cải tiến, cho phép ê-kíp của TS. Nguyễn Chí Công tạo ra hàng trăm bộ font chữ Việt kiểu vector PostScript và TrueType.

Máy tính Macintosh SE/30 với CPU Motorola MC68030, RAM 1MB, giá 4.369USD  với hệ điều hành Mac OS cải tiến. Apple lần đầu tiên dùng chip 32 bit và ổ đĩa cứng SCSI, chạy nhanh hơn hẳn so với họ máy tương hợp IBM-PC. 

 Theo TS. Công, “dòng Mac này là một cuộc cách mạng, cách mạng ở chỗ nó thay giao diện chữ bằng giao diện đồ họa, thay giao diện bàn phím bằng giao diện con chuột”. Với những chiếc máy tính này, nhóm của TS. Công đã sử dụng để làm những font chữ Việt đầu tiên.

Vào ngày 4/5 sắp tới, Phòng trưng bày số 2 của Bảo tàng Công nghệ Thông tin Việt Nam sẽ chính thức được khai trương, đánh đấu bước hoàn thiện của bảo tàng sau hơn 3 năm khởi công. Trong thời gian tới, Bảo tàng sẽ luôn cập nhật các thông tin mới trên trang web: Bảo tàng Công nghệ Thông tin Việt Nam 

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm các chủ đề hữu ích:

Minh Tiến

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại