Những yêu cầu của nghề Business Analyst dưới góc độ chuyên gia
Business Analyst đang trở thành lựa chọn nghề nghiệp của nhiều bạn trẻ. Đây là vị trí quan trọng có tính quyết định đến thành công của một dự án, một sản phẩm, do đó có những yêu cầu rất khắt khe.
- Làm chuyên viên phân tích kinh doanh business analyst cần học gì
- Mô tả công việc của Chuyên viên phân tích nghiệp vụ BA
- Tìm hiểu về việc trở thành một nhà phân tích kinh doanh
- Business analyst intern - Thực tập phân tích kinh doanh
- Nhà phân tích kinh doanh business analyst là gì? Tổng quan về vai trò và trách nhiệm
Table of Contents
Tham dự xTalk 110: Business Analyst – Cơ hội, thách thức và định hướng phát triển, các chuyên gia và nhà quản lý đã có những chia sẻ rất bổ ích về những yêu cầu để trở thành một BA. Ba khách mời tham dự chương trình là: Chị Phạm Thị Xuân Lộc, BA Senior tại Khối Công nghệ, Ngân hàng MSB; Anh Bùi Minh Quang, Scrum Master tại VNG và anh Lê Hoàng Vũ, Senior BA tại FPT Apac (Singapore)
> Nghề Business Analyst (BA) là gì?
“Nghề BA cần học thật nhanh”
Đây là khẳng định của Scrum Master Bùi Minh Quang (VNG). Anh cho rằng các BA làm việc tại các công ty outsource cần phải rèn luyện kỹ năng học thật nhanh, tiếp thu và hiểu các kiến thức mới vì các dự án chỉ kéo dài nhiều nhất là 6 tháng – 1 năm. Khi sang các dự án mới, có những kiến thức chuyên môn mà các bạn có thể chưa từng biết đến. Anh Quang chia sẻ: “Bản thân mình trước đây, dự án đầu tiên mình làm về hệ thống quản lý thư viện, 6 tháng sau lại làm đến lĩnh vực khai thác khoáng sản, 1 năm sau chuyển sang xử lý rác thải, 6 tháng tiếp theo làm về quảng cáo,… Các bạn luôn phải học thật nhanh các kiến thức mới để tồn tại hoặc phải tìm kiếm được những dự án dài hạn hơn.”
Trong quá trình tìm hiểu về nghề BA, một người “đàn anh” đã chia sẻ với anh Bùi Minh Quang (VNG) rằng để trở thành một BA giỏi, cần đến hơn 40 kỹ năng và có lẽ là không ai có thểcó đủ, do đó, mình cần biết mình mạnh ở kỹ năng nào cũng như biết cách sử dụng kỹ năng thích hợp cho từng dự án.
Cần lựa chọn hướng đi phù hợp để đáp ứng yêu cầu của nghề
Tại Việt Nam hiện nay, nghề Business Analyst khá phổ biến trong lĩnh vực CNTT. Từ thực đó, anh Lê Hoàng Vũ, Senior BA tại FPT Apac (Singapore) cho rằng để làm được IT BA, các bạn cần phải sở hữu một số nhóm kiến thức như sau:
- Kiến thức về công nghệ thông tin: hiểu quy trình làm phần mềm như thế nào, cấu trúc một phần mềm ra sao, logic phần mềm chạy như thế nào,…
- Kiến thức về nghiệp vụ: làm phần mềm cho lĩnh vực nào phải hiểu về lĩnh vực đó
- Tư duy logic để truyền đạt cho các bên liên quan
- Kỹ năng mềm: giao tiếp, lắng nghe,… Trong một số trường hợp, nếu làm việc máy móc sẽ không bao giờ tháo gỡ được các vấn đề. Do đó, kỹ năng mềm sẽ giúp các bạn kiểm soát, thương lượng và thuyết phục khách hàng.
- Kỹ năng viết tài liệu.
Về mặt kiến thức nghiệp vụ, các bạn có 2 lựa chọn:
- Nếu là BA Outsource: học rất nhanh để hiểu
- Nếu lựa chọn làm BA cho một lĩnh vực cụ thể nào đó (ví dụ như Ngân hàng, Bảo hiểm,…) hãy lựa chọn làm việc cho một công ty để tập trung tìm hiểu sâu về nghiệp vụ của lĩnh vực đó và gắn bó đường dài với nó.
Anh Vũ chia sẻ rằng bản thân mình từng là một BA outsource, làm tất cả các lĩnh vực nhưng không lựa chọn một chuyên môn cụ thể để theo đuổi. Hiện tại, khi đã U40, anh nhận thấy có một sự chênh lệch về tốc độ học một lĩnh vực mới so với người trẻ. Do đó, anh đưa ra lời khuyên rằng khi bạn còn trẻ, bạn có thể làm BA outsource để rèn luyện sự nhanh nhạy cũng như tìm ra cái mà bạn yêu thích nhất. Khi cảm thấy đủ, hãy dừng lại và chọn cho mình một lĩnh vực cụ thể và tập trung thời gian, tâm huyết cho nó.
Với những bạn fresher hoặc chưa từng học về BA, mentor Phạm Thị Xuân Lộc, BA Senior tại Khối Công nghệ, Ngân hàng MSB cho biết sinh viên non IT hoặc mới ra trường chưa có cái nhìn tổng quan về hệ thống, nên trải qua vị trí Tester hoặc lập trình để trau dồi thêm kinh nghiệm, và hiểu về quy trình. “Khi còn “non” về kiến thức và kinh nghiệm, mình sẽ không thể tư vấn cho khách hàng, phân tích được hệ thống. Do đó, muốn trở thành BA, các bạn hãy đi từ thấp lên cao, trải qua từng vị trí để đáp ứng được yêu cầu của nghề. Những công việc thực tế thường sẽ không giống những môn học mà bạn học trên giảng đường, do đó phải tự tích luỹ kinh nghiệm qua các dự án.” – nữ mentor chia sẻ.
Minh Tiến
>> Nghề Business Analyst (BA) là gì?
Bình luận (0
)