Quy trình lập trình game đầy đủ dành cho người mới bắt đầu

Quy trình lập trình game đầy đủ dành cho người mới bắt đầu

Chia sẻ kiến thức 23/06/2023

Lập trình game chắc hẳn là một cụm từ quen thuộc đối với bất kỳ ai có ý định theo hướng lập trình game. Nếu như bạn vẫn chưa nắm chắc được quy trình lập trình game đầy đủ cho người mới bắt đầu trong bài viết dưới đây.

1. Lập trình game là gì?

Lập trình game có thể hiểu đơn giản là việc sáng tạo, thiết kế và phát triển những loại game hấp dẫn khác nhau được ứng dụng trên các nền tảng như điện thoại di động, mạng Internet,… Đây là công việc đòi hỏi bạn cần phải có kiến thức lập trình vững chắc.

Những người tạo ra, phát triển trò chơi được gọi là lập trình viên Game (Game Developer). Họ có thể biến được các ý tưởng, khái niệm của mình trở thành hiện thực. 

Quy trình lập tình game
Quy trình lập trình game cho người mới, Nguồn ảnh: Internet

Bằng đồ họa, hành vi AI, cơ chế, các Developer Game sẽ lập trình được một thế giới về trò chơi. Đồng thời còn xây dựng được nền tảng để tựa game có thể hoạt động và đảm bảo được tất cả các khía cạnh phù hợp với kỹ thuật của trò chơi.

2. Quy trình lập trình game cơ bản

Để sản xuất được một tựa Game hoàn chỉnh thì bạn cần phải trải qua được 3 giai đoạn bao gồm: Tiền kỳ – (Pre-Production), Sản xuất (Production) và Post – Production (Hậu kỳ). Tùy vào những thể loại game sẽ đưa ra những cách thức và vị trí làm việc khác nhau, nhưng hầu hết quy trình thì đều phải trải qua 3 giai đoạn dưới đây.

2.1 Pre-Production ( Giai đoạn tiền kỳ)

Tiền kỳ là giai đoạn rất quan trọng, là tiền đề cho sự phát triển ý tưởng cho một trò chơi, đây là công việc bao gồm trong giai đoạn dưới đây: 

  • Bàn bạc và thống nhất để hoàn chỉnh một cốt truyện.
  • Xây dựng nhân vật phù hợp với cốt truyện.
  • Tạo và xây dựng storyboard.
  • Thiết kế các thử thách tăng theo cấp bậc và cách thức hoạt động của trò chơi.
  • Lập bảng biểu chi phí.

Các nhà thiết kế Game là người đảm nhận nhiệm vụ và thực hiện các công việc ở phần tiền kỳ. Sau khi đã xây dựng, hoàn thành và phát triển mọi công đoạn trên, họ cần tổng hợp với một bộ tài liệu ghi chép ý tưởng đầy đủ, cách thức thực hiện cho các bạn thành viên trong những giai đoạn sau đó, cụ thể là các Game Artist nhằm đưa các ý tưởng trở thành hiện thực và bám sát theo như các yêu cầu từ đầu. 

2.2 Production ( Giai đoạn sản xuất )

Giai đoạn sản xuất chiếm một phần lớn về thời gian và tài nguyên trong suốt quá trình thiết kế một trò chơi game điện tử. Hầu hết các công đoạn đều phải đảm bảo được sự tối ưu cũng như hạn chế các sai sót tối thiểu nhất có thể. Một số nhiệm vụ từ mảng Art đều được thực hiện trong khâu sản xuất, bao gồm như: Animation, Modeling, Lighting, Texturing, FX,… và mảng Development được bắt đầu thực hiện song song. 

Tại giai đoạn này, vị trí “ xương sườn” của game đều là những người hỗ trợ kỹ thuật ( Tech Artist) hay những người lập trình game. Tại đây, họ sẽ di chuyển thường xuyên quy trình lập trình game để nhằm đảm bảo được tính liên kết và có thể xử lý các lỗi ngay lập tức.

Cuối giai đoạn sản xuất, bộ phận tester vẫn kiểm tra và phản hồi các vấn đề cần được khắc phục trước ngay khi tung ra ngoài thị trường. Một sản phẩm hoàn chính được đánh giá qua các tính năng trang bị đầy đủ, sản phẩm ổn định và không có lỗi.

Quy trình lập trình game
Lập trình game theo quy trình chuẩn, Nguồn ảnh: Internet

2.3 Post – Production ( Hậu kỳ )

Thông thường bộ phận Marketing truyền thông của nhà phát hành game sẽ đảm nhiệm giai đoạn hậu kỳ trong quy trình lập trình game. Từ giai đoạn sản xuất, những chi tiết trong game có thể được hé lộ với các khán giả công chúng, những hậu kỳ vẫn là giai đoạn được đội ngũ Marketing hoạt động mạnh mẽ, tập trung nhất. Các tựa game sản xuất sẽ được xuất hiện nhiều ngay trên tạp chí, đầu báo, blog hay những review của các streamer, youtuber,…

Đây cũng là một giai đoạn mà các Game Developer tiếp tục cải thiện thêm về trò chơi nếu như có trường hợp bị lỗi mới khác. Thông thường, đối với các nhà phát hành sẽ ra mắt trước các bản dùng thử nhằm mang đến sự trải nghiệm, phản hồi về các lỗi từ khán giả sau khi dùng thử. Từ đó, các Developer Game sẽ thực hiện sửa chữa lỗi, đồng thời ra mắt thêm các tính năng mới mẻ khác nhằm thu hút và giữ chân người chơi.

Trên đây là bài viết chia sẻ đầy đủ về quy trình lập trình game dành cho đối tượng mới bắt đầu cũng như các vị trí quan trọng trong mảng Game. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn  hiểu rõ hơn về quy trình lập trình game cũng như các kiến thức cơ bản liên quan. Đừng quên liên hệ với FUNiX nếu như vẫn còn thắc mắc hay muốn có nhu cầu tư vấn về các khóa học online nhé. Chúc các bạn sớm trở thành các nhà lập trình viên Game tài giỏi, chuyên nghiệp.

>>>> Xem thêm:  Học viên nên lựa chọn học lập trình game ở đâu?

3. Cơ hội việc làm của ngành lập trình game

Ngành lập trình game hiện đang được xem là một ngành có sự tăng trưởng mạnh mẽ, kể cả trong lúc nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái dần. Theo một vài nghiên cứu, có khoảng hơn 12 triệu người chơi tại Việt Nam, tuy nhiên con số này cũng mới chỉ xếp thứ 3 trong lĩnh vực game ở Đông Nam Á. 

Qua những điều kiện thuận lợi trên thì cơ hội tìm kiếm việc làm lập trình là xác suất rất lớn. Một số công ty có thể kể đến như GlassEgg, Gameloft VN, FPT Online,…luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân viên lập trình. Bên cạnh đó, nếu như bạn có khả năng ngoại ngữ tốt thì cơ hội làm việc tại các công ty nước ngoài với một mức lương vô cùng hậu hĩnh là rất lớn.

4. Thành thạo quy trình lập trình game tại FUNiX

FUNiX – Nơi giảng dạy, tư vấn và chia sẻ các kiến thức lập trình bổ ích đến các bạn. Đơn vị đào tạo FUNiX là một địa chỉ đáng tin tưởng trong lĩnh vực đào tạo lập trình game với lộ trình và mô hình giảng dạy FUNiX Way hiện đại:

  • Học Online 100% linh hoạt
  • Sử dụng các tài liệu mở ( MOOC) chuẩn quốc tế
  • Hỏi đáp 1:1 với các mentor hàng đầu trong lĩnh vực CNTT
  • Mỗi học viên được các Hannah chăm sóc, nắm được từng trở ngại vào các thời điểm để kịp thời đồng hành và hỗ trợ. 

Tổng kết

Trên đây là tất cả những kiến thức mà FUNiX muốn chia sẻ đến bạn về quy trình lập trình game đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng với những thông tin bổ ích đó sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về khía cạnh lập trình game này. Chúc các bạn sớm có nhanh chóng trở thành những lập trình viên chuyên nghiệp và được nhiều công ty lớn săn đón trong tương lai.

>>> Tìm hiểu khóa học lập trình game của FUNiX tại đây:

>>> Tham khảo tại: 

Đào Thị Hoa Lài

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!