Tốc độ Internet Việt Nam thấp hơn mức trung bình thế giới
Trong tháng 9, một số chuyên gia nhận địnH tốc độ Internet tại Việt Nam có thể sẽ không cải thiện do tuyến cáp AAE-1 gặp lỗi và do tiếp tục bị ảnh hưởng từ sự cố với tuyến cáp AAG xảy ra hồi tháng 7. Điều này có thể tác động đến việc học tập và làm việc từ xa của người dùng.
- Hiến kế giúp bạn dẹp nỗi sợ chuyển ngành sang IT
- Cha mẹ Việt khuyến khích con học lập trình online thế nào
- Trẻ em học lập trình để trang bị kỹ năng cần thiết cho tương lai
- Con gái thích học lập trình, ba mẹ có nên cho con học hay không?
- Khám phá lập trình trí tuệ nhân tạo - tương lai mới của nhân loại
Table of Contents
Trong tháng 9, một số chuyên gia nhận định rằng tốc độ Internet tại Việt Nam có thể sẽ không thể cải thiện do tuyến cáp AAE-1 gặp lỗi và do tiếp tục bị ảnh hưởng từ sự cố với tuyến cáp AAG xảy ra hồi tháng 7/2021. Điều này có thể tác động tiêu cực đến việc học tập và làm việc từ xa của người dùng.
Chật vật online vì đứt cáp, mạng chậm, web treo…
Những ngày đầu tháng 9, khi việc học tập trực tuyến sôi nổi trở lại do học sinh, sinh viên bước vào năm học mới và bắt buộc phải học online thay vì đến trường truyền thống vì Covid. Tuy nhiên, một lần nữa, người dùng Việt Nam thở than khi tình trạng vào mạng Internet kém, mạng chậm, thậm chí là không vào được mạng. Tình trạng này khá phổ biến ở nhiều tỉnh thành, nhiều người không thể truy cập các đường link để vào lớp học trực tuyến.
Tình trạng này đặc biệt phổ biến vào buổi tối. Không chỉ “bó tay” với các lớp học online, mà nhiều người dùng Internet còn không thể vào nổi Youtube, hay Facebook “chậm rì rì”.
Chị Minh – Nam Định, người đang cho hai con nhỏ học online than phiền, dù truy cập mạng để vào lớp học trực tuyến sớm cho các con, nhưng chị đã không thể login vào phòng Zoom lớp học tiếng Anh của hai bé vì mạng kém. Nhiều phụ huynh trong group lớp học của chị Minh cho rằng, lý do khiến học sinh không vào lớp được là do đứt cáp quang và học sinh học trực tuyến nhiều nên băng thông không thể đáp ứng đủ. Lớp học có khá đông bạn không vào được.
Chị Hằng (Hải Phòng) thì chia sẻ nhà mình mấy ngày gần đây cũng “chạy quanh nhà” để “hứng sóng wifi”: Zoom đang chạy cũng bị treo, chỉ có cách vào lớp học sớm hơn thường lệ… Tình trạng mạng kém, đứt mạng ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập, online của người dân, nhất là trong bối cảnh Covid khiến cuộc sống dịch chuyển sang hình thức trực tuyến nhiều.
Nhiều xTer FUNiX cũng phản ánh gặp tình trạng mạng chậm, yếu, khiến cho việc truy cập khóa học online không được nhanh chóng như bình thường. Khi tìm kiếm thông tin tham khảo, phải vào một số link Youtube để xem bài giảng/ nội dung chia sẻ về kỹ thuật, có lúc các bạn thậm chí không thể truy cập.
“Buổi tối là thời điểm mình hay tranh thủ học IT online, vì ban ngày còn phải đi làm, lo công việc chính, nhưng mấy tối gần đây khá mất thời gian do mạng load chậm. Thỉnh thoảng cũng thấy hơi… bực vì tốc độ mạng chậm như sên. Nhưng dù sao đây cũng không phải tính trạng hiếm gặp nên đành khắc phục bằng cách F5 nhiều lần, hoặc là chờ đợi. Khi vào các link Zoom đông người, thì mình chọn cách log out- log in nhiều lần để khắc phục tình trạng không truy cập được” – bạn Hạnh Nguyên, một xTer cho biết.
Tốc độ tải xuống thấp hơn mức trung bình toàn cầu.
Theo dữ liệu mới công bố của Speedtest, tốc độ tải xuống của mạng di động tại Việt Nam đạt 42,46 Mb/giây trong tháng 7, thấp so với mức trung bình thế giới là 55,07 Mb/giây. Với Internet băng rộng cố định, Việt Nam đạt tốc độ tải xuống 78,43 Mb/giây, kém xa chỉ số 107,50 Mb/giây trên thế giới.
Điểm sáng là tốc độ tải lên của Internet Việt Nam vượt mốc trung bình, như mạng di động là 19,25 Mb/giây so với 12,35 Mb/giây, còn băng rộng cố định là 68,38 Mb/giây so với 58,27 Mb/giây.
So với tháng 5, Việt Nam tụt 2 bậc trên bảng xếp hạng Internet di động nhưng tăng một bậc về Internet băng thông rộng cố định. Kết quả tốt nhất mà Việt Nam đạt được là vào tháng 4/2020. Khi đó, tốc độ Internet di động tại Việt Nam xếp thứ 49 trên thế giới với 34,80 Mb/giây, vượt mức trung bình toàn cầu.
Kết quả của Speedtest tương đồng với dữ liệu Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cung cấp. Theo số liệu tháng 7, mạng di động tại Việt Nam đạt tốc độ tải xuống 40,15 Mb/giây, tải lên 19,77 Mb/giây, độ trễ 45,69 ms.
Với mạng băng thông rộng cố định, dữ liệu của VNNIC có sự chênh lệch lớn khi tốc độ tải xuống thấp hơn nhiều, chỉ 58,88 Mb/giây, tải lên 56,45 Mb/giây và độ trễ 16,69 Mb/giây.
Thời gian qua, tốc độ Internet thế giới có xu hướng ổn định thay vì tăng trưởng mạnh như hồi đầu năm, khi nhiều quốc gia đẩy mạnh hạ tầng, đặc biệt là mạng di động với các hệ thống 5G mới. Riêng tại Việt Nam, tốc độ mạng giảm nhẹ do một số sự cố liên quan đến cáp quang biển trong tháng 7, trong đó tuyến AAG gặp vấn đề 2 lần.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)