Dùng học liệu MOOCs miễn phí để đào tạo - liệu FUNiX có lừa đảo?

Dùng học liệu MOOCs miễn phí để đào tạo – liệu FUNiX có lừa đảo

Góc nhìn 17/06/2021

Quan điểm học liệu MOOCs là tài liệu cóp nhặt, là miễn phí đang khiến cho nhiều người tố FUNiX lừa đảo khi thu tiền người học mà lại cho sử dụng tài liệu này. 

FUNiX bị tố lừa đảo vì sử dụng học liệu MOOCs – các tài liệu hoàn toàn miễn phí trên mạng Internet bởi người ta thường có quan niệm rằng: “Trên đời không có miếng bánh nào là miễn phí huống chi là miếng bánh ngon”. Tài liệu học mà miễn phí thì chắc gì đã tốt và có hiệu quả. Quan niệm này có thể đúng trong nhiều trường hợp, nhưng nó chưa hẳn đã chính xác khi chúng ta nói về học liệu MOOCs.

1. Học liệu MOOC là gì?  

Theo dòng chảy của sự phát triển với tốc độ nhanh đến chóng mặt của Internet trên toàn thế giới, Giáo dục cũng phát triển ngày càng mạnh mẽ với tính tương tác và tính mở – hai yếu tố quan trọng trong giáo dục hiện đại. Điều này đòi hỏi sự hình thành của các tài liệu giúp giáo dục có thể miễn phí và phổ biến trên toàn cầu. Học liệu MOOC xuất hiện vào năm 2008 bởi hai tác giả Dave Cormier và Bryan Alexander. Đây được xem như một bước phát triển của mô hình đào tạo trực tuyến – e-learning vốn đã rất phát triển trước đó. Khoá học đầu tiên của MOOC được thử nghiệm với tên gọi “Connectivism and connective Knowledge” giúp 2.200 học viên trên toàn thế giới có thể được học tập miễn phí qua mạng. Tuy chưa có một định nghĩa rõ ràng và chính xác về học liệu MOOC, nhưng có thể hiểu nôm na MOOC là “các khoá học được thiết kế cho một số lượng lớn người tham dự, các khoá học này có thể được truy cập ở bất cứ nơi nào và cho bất kỳ ai nếu như họ có thể kết nối với Internet. Là nguồn mở cho tất cả mọi người, không đòi hỏi phải chứng thực trình độ mới có thể tham gia, cung cấp các khoá học trực tuyến hoàn chỉnh và hoàn toàn miễn phí” (theo OpenupEd). Bản thân tên gọi MOOC – Massive Open Online Courses – cũng thể hiện được khá đầy đủ khái niệm của nó: Massive – đại trà, nhắm vào số đông người học; Open – tính mở, không giới hạn , đảm bảo khoá học luôn hoàn toàn miễn phí; Online – môi trường học tập trực tuyến; Course – khoá học hoàn chỉnh, được thiết kế hoàn toàn phù hợp với đặc thù dạy học trực tuyến. 

 Học liệu MOOCs xuất hiện vào năm 2008

Học liệu MOOCs xuất hiện vào năm 2008 (Ảnh Internet)

MOOC có hai loại mô hình đang phát triển mạnh: xMOOC và cMOOC. Tuy đều hoạt động trên nền tảng trực tuyến nhưng xMOOC (Traditional Extended Course) hoạt động theo cơ chế dạy học truyền thống, nội dung được cung cấp bởi người giảng. Ngược lại, cMOOC (Conective Knowledge) xây dựng tính tự học – tự quản lý tiến độ học tập của mình cho các học viên trên một cộng đồng học tập mà phần lớn là tại các mạng xã hội. 

Hai mô hình phát triển của học liệu MOOCs

Hai mô hình phát triển của học liệu MOOC (Ảnh: Internet)

Học liệu MOOC có một số hạn chế: thông tin bị nhiễu loạn và thiếu tổ chức vì phần lớn nội dung được tạo ra bởi người dùng, thế nên đòi hỏi học viên phải có am hiểu và kĩ năng công nghệ thông tin cao, các giáo viên phải viết cách thiết kế bài giảng hiệu quả để có thể khai thác được hết các ưu điểm của MOOC. Ngoài ra, các tài liệu trên nền tảng MOOC được cung cấp bằng tiếng anh, ít nhiều tạo nên rào cản về ngôn ngữ đối với một bộ phận người học. 

Tuy nhiên, MOOC ra đời nhằm mang đến nhiều lợi ích cho nền giáo dục trên toàn thế giới. Học viên chỉ cần có kết nối là học được, môi trường học tập không còn bị giới hạn bởi thời gian hay khoảng cách địa lý. Hơn nữa, MOOC còn giúp học viên phát huy sự chủ động tự học, tự tìm kiếm thông tin. Nội dung trên nền tảng MOOC luôn dễ dàng được chia sẻ, cải thiện khả năng học tập suốt đời bởi người ta có thể học trên nền tảng này ở mọi lứa tuổi.

2. MOOC được ứng dụng như thế nào?

  Liệu học liệu MOOC có phải “của rẻ là của ôi” không khi mà nó ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Có thể kể đến khoá học “Justice” (Công lý) của giáo sư ngành Triết học Chính trị của ĐH Harvard – Michael Sandel. Nhờ MOOC, khoảng 4 triệu sinh viên tên thế giới đã tiếp cận được với khoá học của ông thay vì chỉ vài trăm sinh viên như trước đây. Nó nổi tiếng đến mức đại học Harvard đã có một website riêng cho khóa học này.

 Hay như câu chuyện của giáo sư Robert Muller (Đại học UC Berkeley – Mỹ) đã có bài viết với tuyên bố: Internet đã phát triển đủ để thành lập ra những trường đại học với chất lượng của Mỹ, với giá cả của các nước thứ 3, điều này đã làm rõ thêm cách tiếp cận về tư duy học tập trong thời đại số: bỏ qua các nguyên tắc truyền thông, kết nối trực tiếp, tận dụng tiềm năng công nghệ để đưa được nguồn tri thức tới những người có nhu cầu học hỏi. Ông còn miêu tả chi tiết mười lăm nguyên tắc của “trường đại học” này: không kiểm tra đầu vào, các khoá học luôn mở,…

Học liệu MOOCs giúp hàng triệu học viên có thể học khoá học Justice từ xa

 Học liệu MOOCs giúp hàng triệu học viên có thể học khoá học Justice từ xa (Ảnh: Internet).

Những ví dụ thực tế về áp dụng MOOC và thu được hiệu quả cao tại Việt Nam có thể kể đến công ty TOPICA, được thành lập vào năm 2008 với những khoá học đào tạo trực tuyến đầu tiên. Đến nay, TOPICA đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều tổ chức giáo dục tại Việt Nam triển khai mô hình này, thế nhưng vẫn chưa gặt hái được thành công: dự án ASEAN Cyber Uni (2011) do thiếu mô hình sư phạm và sự chủ động từ các thành viên, Cyber University (2014) do thiếu sự chỉ đạo cụ thể về hướng đi. .

 3. Thực tế FUNiX lừa đảo hay không?

FUNiX lại lựa chọn MOOC để áp dụng vào hệ thống giáo dục của mình, “quảng cáo” rất nhiều gương mặt, câu chuyện đã học tập thành công các khoá học CNTT Online, liệu có phải FUNiX đang lừa đảo, quảng cáo trá hình để dụ dỗ học viên. Như đã nói ở trên, để sử dụng MOOC một cách hiệu quả và khắc phục các khuyết điểm của nó, cần một đội ngũ có kĩ năng công nghệ thông tin cao. Nền tảng MOOCs tại FUNiX là những nghiên cứu, bài giảng của những chuyên gia hàng đầu trên toàn thế giới – được các Mentor – những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam chắt lọc, cập nhật thành hệ thống theo từng môn học một cách chuyên nghiệp, mang đến sự tiện lợi cho người học. Bên cạnh đó, FUNiX cũng hoàn toàn xoá bỏ được rào cản ngôn ngữ của học liệu MOOCs nhờ đội ngũ dịch thuật chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn sâu rộng, giúp người học có thể học ngay chỉ cần một thiết bị được kết nối Internet.  

Không chỉ khắc phục được các hạn chế của MOOCs, FUNiX còn phát huy được các thế mạnh của riêng mình nhờ vào tinh thần “FUNiX Way” – giải pháp tổng thể để giúp người học tự học trên mạng, khai thác hiệu quả kho tri thức khổng lồ và cộng đồng nghề được kết nối, với khẩu hiệu “dạy không bằng dỗ”, học không bằng hỏi” FUNiX luôn khuyến khích học viên “tự học”, kích thích sự “không ngại đặt câu hỏi” ở các học viên nhờ vào đội ngũ Mentor – không chỉ là giáo viên mà còn là những chuyên gia thuộc các doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam – với kiến thức chuyên môn cao cả về lý thuyết lẫn thực tế. Trong quá trình tự học, nếu gặp vấn đề thắc mắc cần giải đáp hay bất kì khó khăn nào, học viên đều được hỗ trợ kết nối với 1:1 với Mentor. Bên cạnh đó, Hannah cũng là một đội ngũ “hậu phương” vững chắc luôn đồng hành và hỗ trợ sinh viên suy trì tiến độ và cảm hứng học tập. Tinh thần “FUNiX Way” còn thể hiện ở việc đánh giá quá trình học tập của học viên qua việc đặt câu hỏi, tạo những cộng đồng nghề lớn mạnh hỗ trợ học viên từ khi bắt đầu cho đến cả lúc đã kết thúc khoá học và vào làm tại các doanh nghiệp. Các khoá học tại FUNiX đều được cá thể hoá, phù hợp với từng cá nhân, nhằm tận dụng triệt để những ưu thế của MOOCs, đem đến chất lượng đầu ra không hề thua kém, thậm chí tốt hơn so với mô hình giảng dạy truyền thống. 

Mô hình học trực tuyến của FUNiX đã có những lợi thế vượt trội hơn mô hình giảng dạy truyền thống. Mô hình học trực tuyến của FUNiX đã có những lợi thế vượt trội hơn mô hình giảng dạy truyền thống.

Có thể nói, việc dùng MOOC – khá nhiều trong số đó là học liệu miễn phí để đào tạo có phí không phải là lừa đảo. Học liệu MOOCs là một miếng bánh “có thể ăn được”, nhưng có “ngon” hay không lại phụ thuộc vào các “đầu bếp”. FUNiX đã chứng thực biết cách chế biến món ăn “MOOC” thành một miếng  bánh ngon, và còn nó có thể ngon hơn nữa tuỳ thuộc vào từng học viên. Nhờ “món bánh này”, hơn 10.000 học viên học CNTT online tại FUNiX đã hoàn thành khoá học, đảm bảo cho học viên  có thể áp dụng ngay vào thực tế.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm các chủ đề hữu ích:

Ngọc Nguyễn 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại