xDebate 30: Học viên FUNiX tranh biện về văn hoá làm thêm giờ

xDebate 30: Học viên FUNiX tranh biện về văn hoá làm thêm giờ

Tin tức 09/06/2022

20h tối nay, sự kiện tranh biện xDebate số 30 sẽ diễn ra trên nền tảng Zoom Meeting với chủ đề: "Không nên khuyến khích văn hóa làm thêm giờ"

Văn hoá làm thêm giờ và những điều bạn chưa biết? 

“Làm thêm giờ” là một trong những nét văn hoá phổ biến của thị trường lao động, đặc biệt tại các quốc gia có có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đạt mức thần kì như Hàn Quốc, Nhật Bản. 

Người Hàn Quốc nổi tiếng làm việc rất chăm chỉ, làm thêm giờ được giới công sở xem là nét văn hoá đặc trưng của quốc gia Đông Á này. “Làm thêm giờ” được người Hàn tự hào và coi đó là động lực chính đưa đất nước này từ một quốc gia lạc hậu, nghèo đói trong thập niên 60-70 của thế kỷ trước, trở thành một đất nước phồn thịnh – một trong 4 “con rồng châu Á”. Tuy nhiên, theo thời gian, người Hàn đã có những suy nghĩ khác về văn hoá làm thêm giờ, đặc biệt là giới trẻ ở xứ sở kim chi. Khi đất nước đã phát triển, chất lượng cuộc sống được cải thiện, người dân Hàn đang có xu hướng cân bằng giữa làm việc chăm chỉ và tận hưởng cuộc sống. 

làm thêm giờ
“Làm thêm giờ” là một trong những nét văn hoá phổ biến của thị trường lao động, đặc biệt tại các quốc gia có có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đạt mức thần kì như Hàn Quốc, Nhật Bản.

Tại Nhật Bản, văn hoá làm thêm giờ còn ăn sâu vào tiềm thức của người dân đất nước này hơn cả Hàn Quốc. Người Nhật quan niệm rằng việc làm thêm giờ, tăng ca là cách cống hiến cho công ty, cống hiến cho sự phát triển trường tồn của đất nước. Họ tự nguyện tăng ca để thể hiện sự hiệu quả và chất lượng cao hơn nữa trong công việc. Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật Bản vận hành và đánh giá nhân viên cũng dựa 1 phần vào số giờ làm việc. Ở xứ sở hoa anh đào, tiêu chí để xét tăng chức, bổ nhiệm vị trí cao hơn có bao gồm số giờ làm việc của mỗi người nhân viên. 

Một số nguyên nhân khác dẫn đến văn hoá này phát triển mạnh mẽ ở Nhật, có thể kể đến như: người Nhật theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo, xã hội Nhật mang tính cộng đồng nên văn hoá làm thêm giờ vô hình chung ảnh hưởng đến tất cả mọi người,… Tuy nhiên, văn hoá làm thêm giờ ở Nhật cũng chứng kiến sự biến tướng 1 cách cực đoan thành văn hoá “làm việc đến chết” – điều khiến lao động nhiều quốc gia có phần e dè khi nghĩ về thị trường lao động Nhật Bản. 

Gần đây, văn hoá làm thêm giờ cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều trong các công ty Việt Nam. Đặc biệt với sự bùng nổ của các start-up, những công ty khởi nghiệp với khối lượng công việc lớn hơn gấp nhiều lần khiến việc làm thêm giờ là điều không thể tránh khỏi. 

Tiêu chuẩn chung hiện nay là 8 tiếng/ngày với hầu hết dân công sở. Việc làm thêm giờ dĩ nhiên sẽ mang lại hiệu quả công việc cao, mức thu nhập tăng, tuy nhiên liệu về lâu, về dài, điều đó có thực sự tốt. khi sức khoẻ, gia đình, tình cảm bị bỏ quên? 

xDebate 30:  “Không nên khuyến khích văn hóa làm thêm giờ”

Chia sẻ về lý do chọn chủ đề cho xDebate 30, chị Bùi Hải Lý – BTC sự kiện xDebate cho biết chủ đề bắt nguồn từ việc trong một talkshow gần đây, chủ tịch Hoàng Nam Tiến của Tập đoàn FPT Telecom đã đưa ra phát biểu được nhiều người quan tâm và bàn luận: “Tôi rất tự hào có thể làm việc 12, 14, 16 giờ/ngày, không có thứ 7, Chủ Nhật, từ năm này qua năm khác. Nhưng tôi vẫn cảm thấy xấu hổ khi gặp các bạn trẻ làm việc 20 giờ/ngày.” Một nửa ý kiến cho rằng, quan điểm này đúng, bởi nếu muốn thăng tiến trong sự nghiệp và thành công, công sức, thời gian bỏ ra phải thật xứng đáng.

làm thêm giờ
xDebate 30:  “Không nên khuyến khích văn hóa làm thêm giờ”

xDebate số 30 chứng kiến sự tham gia của 2 đội chơi với 2 gương mặt quen thuộc là Lê Quang Nhật và Nguyễn Mạnh Cường, đôi bạn thân của trường Mây FUNiX, cùng với các xTer lần đầu tham gia tranh biện: xTer Hàng Đăng Khoa, xTer Nguyễn Minh Nhựt (Đội ủng hộ); xTer Nguyễn Trương Mạnh Quân, xTer Nguyễn Thị Mai Phương (Đội phản đối)

Sự kiện sẽ diễn ra vào 20h tối nay (9/6) trên nền tảng Zoom Meeting Online của FUNiX. 

Minh Tiến

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!