Thực tập sinh lập trình nhúng IoT làm gì? Cần có kỹ năng nào?
Table of Contents
Thực tập sinh lập trình nhúng IoT là chặng đường đầu tiên mà bất kỳ kỹ sư lập trình nhúng nào cũng cần trải qua để có thể trở thành một chuyên gia chuyên nghiệp. Trong quá trình thực tập, bạn sẽ được tham gia vào các dự án thực tế để tích lũy kinh nghiệm cũng như chứng minh khả năng của bản thân.
Hãy cùng FUNiX tìm hiểu chi tiết hơn về công việc và kỹ năng cần thiết để trở thành một thực tập sinh nhúng xuất sắc qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về công việc và kỹ năng cần có của thực tập sinh nhúng (Nguồn ảnh: Internet)
1. Thực tập sinh lập trình nhúng IoT là gì?
Thực tập sinh nhúng là người đang tham gia chương trình thực tập để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ nhúng, phát triển phần mềm và phần cứng trong hệ thống nhúng. Thực tập sinh nhúng thường làm việc tại phòng lập trình trong các công ty công nghệ, dưới sự hướng dẫn của một lập trình viên có kinh nghiệm.
Vị trí này là một bước quan trọng để bắt đầu sự nghiệp trong lập trình nhúng. Thời gian làm thực tập sẽ tạo cơ hội cho thực tập sinh nhúng nắm bắt kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trước khi chuyển tiếp đến những vị trí có trách nhiệm lớn hơn trong lĩnh vực công nghệ nhúng.
Thực tập sinh lập trình nhúng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ nhúng (Nguồn ảnh: Internet)
<<< Xem thêm: Top những điều cần biết khi tham gia tuyển dụng kỹ sư lập trình nhúng
2. Công việc thực tập sinh lập trình nhúng
Thực tập sinh lập trình nhúng IoT thường chưa được đảm nhận trực tiếp các hoạt động trong một dự án cụ thể mà chỉ hỗ trợ kỹ sư nhúng thực hiện công việc như:
- Phát triển và kiểm thử phần mềm: Thực tập sinh sẽ được giao nhiệm vụ hỗ trợ việc viết mã hoặc kiểm thử hoạt động của phần mềm, đảm bảo rằng phần mềm đáp ứng đúng các yêu cầu và hoạt động ổn định.
- Xử lý lỗi và Debug: Thực hiện kiểm thử và xác định lỗi trong phần cứng hoặc phần mềm, có thể được hướng dẫn để tham gia vào quá trình xử lý lỗi và debug.
- Phân tích, thiết kế và lựa chọn giải pháp: Đối với những thực tập sinh lập trình nhúng IoT có kinh nghiệm, họ có thể tham gia vào việc hỗ trợ lập trình viên trong quá trình nghiên cứu và đánh giá giải thuật công nghệ, cũng như lựa chọn ngôn ngữ lập trình cho hệ thống.
- Báo cáo: Viết báo cáo hoặc hỗ trợ phần nào đó của báo cáo và tài liệu kỹ thuật trong quá trình nghiên cứu.
Ngoài ra, thực tập sinh nhúng cũng có thể được giao các nhiệm vụ khác tùy thuộc vào đặc thù của dự án. Điều này giúp họ tiếp cận với nhiều khía cạnh của công việc, cung cấp cơ hội học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và phát triển kỹ năng của mình.
<<<Xem thêm: Có thể trở thành kỹ sư lập trình nhúng chỉ thông qua học lập trình nhúng online hay không?
3. Thực tập sinh lập trình nhúng IoT có được trả lương không?
Các công ty thường chi trả một mức lương cứng hoặc hỗ trợ các khoản phụ cấp cho thực tập sinh như chi phí ăn uống và đi lại. Mức lương cứng có thể thay đổi tùy thuộc vào thị trường làm việc, điều kiện kinh doanh của từng công ty và cả kinh nghiệm cá nhân của ứng viên.
Tuy nhiên, khi ứng tuyển vào vị trí thực tập nhúng, bạn không nên đặt quá nhiều tâm trí vào vấn đề lương thưởng. Quá trình thực tập là cơ hội để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thực tế và xây dựng mạng lưới quan hệ. Điều này sẽ là nền tảng quan trọng hỗ trợ bạn tiến bước đến vị trí kỹ sư nhúng trong tương lai.
Thực tập sinh IoT thường được hỗ trợ lương cứng và phụ cấp (Nguồn ảnh: Internet)
<<<Xem thêm: Trang bị khóa học lập trình nhúng cho tương lai cùng FUNiX
4. Những kỹ năng thực tập sinh lập trình nhúng IoT cần có
Quá trình thực tập không chỉ là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm và phát triển kỹ năng, mà còn giúp bạn xác định rõ hơn hướng sẽ đi trong sự nghiệp. Để đạt hiệu quả tốt nhất trong thời gian thực tập, thực tập sinh nhúng cần phải chuẩn bị những kỹ năng:
4.1 Kỹ năng chuyên môn
Những kỹ chuyên môn thực tập sinh nhúng IoT cần nắm vững như:
- Ngôn ngữ lập trình: Kiến thức ngôn ngữ lập trình là một yêu cầu cơ bản và bắt buộc đối với thực tập sinh nhúng. Trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, ngôn ngữ C được coi là nền tảng quan trọng nhất. Các ngôn ngữ như C++, Python, Java, JavaScript,… đều đóng vai trò quan trọng. Thực tập sinh nhúng cần hiểu rõ cách các ngôn ngữ hoạt động và có kỹ năng viết mã linh hoạt.
- Hệ thống nhúng và IoT: Bạn cần nắm vững những kiến thức liên quan đến lập trình nhúng, làm việc với vi xử lý, vi điều khiển,…. Đồng thời, bạn cũng cần nghiên cứu cách vi điều khiển tương tác với thiết bị ngoại vi trong IoT.
- Lập trình phần mềm: Các công việc của lập trình phần mềm như thiết kế, phát triển và kiểm thử. Để thực hiện tốt việc này, thực tập sinh lập trình nhúng IoT cần nắm vững về ngôn ngữ lập trình và framework, giao thức giao tiếp, nền tảng điện toán đám mây, điện tử số và analog, hệ điều hành thời gian thực, xử lý tín hiệu và hình ảnh…
- Kiến thức cơ bản trong ngành công nghệ thông tin: Các kiến thức này bao gồm hệ thống máy tính, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, phát triển web, cơ sở dữ liệu, khoa học dữ liệu, bảo mật thông tin…
Những kỹ năng chuyên môn thực tập sinh nhúng IoT cần nắm vững (Nguồn ảnh: Internet)
<<<Xem thêm: Laptop lập trình nhúng nên sử dụng loại nào? Cấu hình ra sao?
4.2 Kỹ năng mềm
Những kỹ năng mềm cần có đối với thực tập sinh lập trình nhúng IoT như:
- Kỹ năng lắng nghe và quan sát để học cách xử lý công việc cũng như xây dựng mối quan hệ công sở.
- Kỹ năng làm việc nhóm để hỗ trợ cá công việc và học hỏi kiến thức, kinh nghiệm.
- Kỹ năng ứng phó với căng thẳng để thích nghi với áp lực công việc và tạo động lực vượt qua khó khăn.
- Kỹ năng tự đánh giá: Tự đánh giá thành tựu và sai phạm cá nhân, nhận phản hồi từ đồng nghiệp và cấp trên để liên tục hoàn thiện bản thân.
Với những thông tin được chia sẻ như trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của thực tập sinh lập trình nhúng IoT và những kỹ năng cần có của thực tập sinh. Bạn hãy chuẩn bị hành trang kỹ càng để chứng minh năng lực của bản thân và phát triển thành kỹ sư lập trình nhúng chuyên nghiệp.
Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học về Lập trình nhúng, hãy tham khảo Khóa học lập trình nhúng IoT với LUMI tại FUNiX. Tham gia khóa học, học viên sẽ được xây dựng lộ trình cá nhân hóa theo nguồn tài liệu MOOC (Khóa học trực tuyến đại chúng mở) uy tín, nhận được sự hỗ trợ của các Mentor là các chuyên gia đang làm việc tại các công ty công nghệ giải đáp thắc mắc 1-1 trong quá trình học. Các Hannah (cán bộ chăm sóc học viên) luôn đồng hành cùng bạn để thúc đẩy cũng như tạo động lực học tập.
Khóa học lập trình nhúng IoT với LUMI gồm 4 môn học chính: Lập trình C cơ bản, tổng quan về IoT & lập trình nhúng C cho vi điều khiển, lập trình nhúng C cho vi điều khiển nâng cao, mạng truyền thông không dây. Sau đó, bạn sẽ được làm đồ án cuối khóa và học cách trở thành lập trình viên chuyên nghiệp.
Sau khi hoàn thành chương trình học, học viên có thể ứng tuyển vào các vị trí như firmware engineer, embedded software engineer…Bạn cũng có thể tự phát triển thiết bị thông minh như cảm biến môi trường, thiết bị thông minh….
Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được hỗ trợ thực tập, tìm kiếm việc làm tại hơn 100 doanh nghiệp công nghệ đối tác của FUNiX sau khi hoàn thành chương trình.
<<< Xem thêm các bài viết hay hơn tại đây:
Tại sao nên chọn STM32? Cách tạo project lập trình nhúng STM32 với CubeMX
Thị trường lập trình nhúng tuyển dụng sôi động 2023. Gợi ý bạn những kỹ năng cần thiết
Nam sinh gen Z học lập trình nhúng IoT đón đầu xu hướng việc làm công nghệ
Dương Thị Ly A (tổng hợp).
Bình luận (0
)