Phát triển sản phẩm công nghệ thông tin có những vị trí công việc nào
Ngành công nghệ thông tin được chia thành 2 mảng chính là phát triển sản phẩm công nghệ thông tin và vận hành sản phẩm. Trong đó, sản phẩm công nghệ thông tin là phần mềm, phần cứng hay dịch vụ.
- Công bố chủ nhân giải thưởng xCode - Lập trình thuật toán 2023
- Đi làm lương thấp nên chuyển nghề gì hợp thời nhất?
- Cử nhân Cơ điện tử chuyển nghề lập trình viên sau 7 tháng học online
- Hành trình từ học viên FUNiX trở thành trưởng nhóm tại FPT Software
- Lập trình viên xuất phát điểm muộn nên rèn tư duy và kỹ năng như thế nào?
Table of Contents
Có rất nhiều vị trí công việc liên quan tới phát triển sản phẩm công nghệ thông tin để những người đam mê theo đuổi. Những chia sẻ của FUNiX dưới đây sẽ giúp các bạn trẻ có định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho tương lai.
Nhận định về cơ hội nghề nghiệp trong ngành công nghệ thông tin
Với sự phát triển mạnh mẽ, công nghệ thông tin đang ngày càng thâm nhập sâu vào đời sống con người. Công nghệ thông tin được ví như hạ tầng cho những hoạt động kinh doanh, dịch vụ của các lĩnh vực, ngành nghề. Các phần mềm phục vụ cho những ngành này không thể tự nhiên mà sản sinh, chúng ra đời từ nhân lực công nghệ thông tin. Chính điều đó đã khiến nhu cầu về nhân lực của các công ty, doanh nghiệp luôn trong tình trạng “khan hiếm”.
Ngành công nghệ thông tin được chia thành 2 mảng chính là phát triển sản phẩm công nghệ thông tin và vận hành sản phẩm. Trong đó, sản phẩm công nghệ thông tin là phần mềm, phần cứng hay dịch vụ.
Các vị trí công việc liên quan tới phát triển sản phẩm công nghệ thông tin
Sau đây là 5 vị trí công việc có liên quan đến hoạt động phát triển sản phẩm công nghệ thông tin. Mỗi một vị trí công việc sẽ có những đặc điểm và yêu cầu riêng biệt.
Kỹ sư phần mềm (Software Engineer)
Kỹ sư phần mềm có khả năng đảm nhận nhiều công việc trong ngành công nghệ thông tin. Vì họ có có kiến thức, kỹ năng sâu về khoa học máy tính. Kỹ sư phần mềm có thể phân tích yêu cầu, nghiên cứu giải pháp kỹ thuật, quản trị dự án phần mềm hay khi cần có thể trực tiếp lập trình,…
Bạn cần học bằng kỹ sư phần mềm nếu muốn theo đuổi vị trí công việc này. Thời gian đào tạo trình độ kỹ sư phần mềm ở các trường đại học từ 4 đến 5 năm. Đối với những người đi làm có thể theo học các chương trình đại học trực tuyến như bằng Kỹ sư phần mềm của Đại học FUNiX.
Chuyên gia phân tích hệ thống (System Analyst)
Chuyên gia phân tích hệ thống là vị trí công việc liên quan đến hoạt động phát triển sản phẩm công nghệ thông tin. System Analyst chịu trách nhiệm phân tích yêu cầu nghiệp vụ, tiến hành mô tả thành các yêu cầu với hệ thống phần mềm cần xây dựng.
Công việc của họ là phân tích và thiết kế, tham gia vào những công đoạn đầu tiên trong phát triển hệ thống phần mềm. Sau đó mới chuyển cho lập trình viên viết mã thành phần mềm. Yêu cầu của vị trí công việc là kỹ thuật và khả năng phân tích nghiệp vụ thực tế ứng dụng vào việc xây dựng phần mềm.
Lập trình viên phần mềm (Software Developer)
Đây là vị trí công việc xây dựng các phần mềm máy tính, song hành với việc sửa chữa và nâng cấp chương trình đó. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì vị trí lập trình viên phần mềm là phổ biến nhất.
Đa số các lập trình viên làm việc trong các công ty viết phần mềm thương mại, hoặc làm việc trong công ty gia công phần mềm. Ngoài ra, lập trình viên còn có thể làm tại các công ty trong lĩnh vực khác. Các công ty, doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu về nguồn nhân lực lập trình viên. Bởi xu hướng chuyển dịch từ lao động, sản xuất thủ công sang vận hành bằng hệ thống máy tính.
Vị trí công việc lập trình đòi hỏi bằng công nghệ thông tin, khoa học máy tính. Do nhu cầu gia tăng, nhiều doanh nghiệp tuyển nhân lực có kinh nghiệm, khả năng mà không cần bằng cấp. Trước khi ứng tuyển vào các tập đoàn công nghệ, công ty thì bạn cần có chứng chỉ về lập trình và đã thực hiện một số dự án thực tế.
Kỹ thuật viên kiểm thử phần mềm (Tester)
Kỹ thuật viên kiểm thử phần mềm là vị trí công việc liên quan đến hoạt động phát triển sản phẩm công nghệ thông tin. Tester có nhiệm vụ là lên kế hoạch và thực hiện những hoạt động kiểm thử. Mục đích là kiểm tra những lỗi, đảm bảo phần mềm đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn trước khi phát hành.
Yêu cầu đối với kỹ thuật viên kiểm thử phần mềm không đòi hỏi quá sâu về kỹ thuật lập trình. Tuy nhiên, người làm cần có tính kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận và đọc hiểu tốt các tài liệu. Vì thế mà nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành nghề khác nhưng vẫn đảm nhận chức vụ Tester. Các bạn nữ giới rất phù hợp với vị trí công việc này bởi tính tỉ mỉ, cẩn thận.
Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật (Technical Writer)
Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật thường làm việc cho các viện nghiên cứu, công ty máy tính hay cơ quan chính phủ. Nhiệm vụ của họ là chuyển thông tin kỹ thuật thành những bản tóm tắt, hướng dẫn dễ hiểu. Nhu cầu về vị trí công việc được kỳ vọng sẽ tăng lên khi công nghệ mới liên tục phát triển. Vị trí công việc yêu cầu có chuyên môn về kỹ thuật, bằng cao đẳng về truyền thông báo chí hoặc tiếng anh.
Trên đây là những vị trí công việc liên quan tới hoạt động phát triển sản phẩm công nghệ thông tin. Hy vọng sẽ giúp các bạn trẻ có những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Để trang bị cho mình những hành trang tốt nhất, hãy tham gia khóa học lập trình tại FUNiX. Chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị cùng những kiến thức, kỹ năng để chinh phục niềm đam mê.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)