Non IT chuyển ngành nên chọn làm công ty Product hay công ty Outsource?
Bài viết dưới đây đưa ra một vài gợi ý giúp bạn Non IT chuyển ngành nên chọn làm công ty Product hay công ty Outsource dựa trên những chia sẻ của người trong cuộc.
- 4 điều cần chuẩn bị để chuyển nghề IT suôn sẻ cho người lao động
- FUNiX - bệ phóng vững chắc để bước vào lĩnh vực công nghệ
Table of Contents
Non IT chuyển ngành nên chọn làm công ty Product hay công ty Outsource là băn khoăn của rất nhiều người, đặc biệt những ai chuyển nghề ở tuổi 30.
Bài viết dưới đây đưa ra một vài gợi ý giúp bạn Non IT chuyển ngành nên chọn làm công ty Product hay công ty Outsource dựa trên những chia sẻ của người trong cuộc.
Băn khoăn của dân nonIT chuyển ngành
Một trong những băn khoăn đầu tiên của dân nonIT chuyển ngành khi đứng trước ngưỡng cửa tìm việc chính là nên chọn làm công ty Product hay công ty Outsource? Đây là câu hỏi khá quan trọng bởi đặc thù của những doanh nghiệp này khác nhau. Trong khi công ty Product thiên về phát triển sản phẩm riêng, cung cấp những dịch vụ, sản phẩm trực tiếp cho khách hàng thì công ty outsource sẽ hoàn toàn là gia công sản phẩm cho các đơn vị, khách hàng khác nhau. Vì đặc thù sản xuất là khác nhau nên các công ty này cũng đặt ra những tiêu chí tuyển dụng và quản lý nhân viên riêng. Nếu như công ty product đề cao khả năng sáng tạo, khích lệ nhân viên phát triển và đóng góp các sáng kiến để hoàn thiện sản phẩm hoặc thậm chí tạo ra sản phẩm mới, thì công ty outsource đề cao tính chuyên nghiệp, làm việc theo các nguyên tắc và quy trình có sẵn.
Chính vì vậy, khi bắt đầu vào làm việc, mỗi nhân viên mới sẽ có điều kiện khác nhau để phát triển bản thân và rất có thể bước khởi đầu này sẽ ảnh hưởng dài lâu đến sự nghiệp, định hình cá tính của bạn trong công việc.
Non IT chuyển ngành nên chọn làm công ty Product hay công ty Outsource
Vậy rút cục, dân Non IT chuyển ngành nên chọn làm công ty Product hay công ty Outsource?
Lựa chọn công ty product nếu có khả năng thích ứng nhanh, đa năng
Lời khuyên đưa ra là bạn cần lắng nghe chính bản thân cũng như hiểu được thiên hướng của mình. Nếu bạn là người năng động, thích trải nghiệm những cái mới, sẵn sàng dịch chuyển cả về địa điểm làm việc lẫn các vị trí, tìm kiếm nhiều cơ hội mới mẻ, thậm chí là đột phá và ở độ tuổi còn trẻ, thì lựa chọn công ty outscource t là hoàn toàn phù hợp với bạn. Các công ty này thường thích tuyển nhân vân trẻ tuổi, có thể cùng lúc tham gia nhiều dự án, tìm hiểu nhiều công nghệ khác nhau và đòi hỏi sự thích ứng nhanh với công việc do sự đa dạng về khách hàng và dự án của họ.
Bạn cũng được kì vọng là một người đa năng – tức là sẵn sàng nhận các nhiệm vụ khác nhau và không ngại “xông pha” để đón những cơ hội mới, đáp ứng những kì vọng khác nhau của những đối tác khác nhau.
Lựa chọn công ty product nếu thích sự ổn định, tỉ mỉ
Nếu là người thiên về yêu thích sự ổn định, có sự điềm đạm và chín chắn trong công việc, thích tìm hiểu sâu một hướng công nghệ nhất định thì dường như công ty product phù hợp hơn dành cho bạn. Đặc biệt khi các bạn đã bước vào ngưỡng tuổi 30-40, thì xu hướng là cẩn thận, tỉ mỉ và đào sâu sẽ thích hợp với bạn. Lúc này, môi trường làm việc ở các công ty làm sản phẩm sẽ lý tưởng hơn khi có nhiều “đất” cho bạn thử nghiệm cũng như cống hiến kiến thức, kinh nghiệm đã có của mình. Tại công ty product, bạn cũng ít bị giới hạn bởi các khuôn khổ nên bạn cũng dễ dàng đóng góp các ý kiến, suy nghĩ của mình cho tập thể, từ đó góp phần phát triển bản thân tốt hơn.
Dù khác biệt nhưng cả công ty product và công ty outsource đều mang đến cho bạn nhiều cơ hội. Hãy sáng suốt đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và chúc bạn sẽ gặt hái được những thành công trong ngành nghề IT mà mình đang theo đuổi.
Vân Anh
Tin liên quan:
- Cách sắp xếp thời gian học trực tuyến cho người đi làm chuyển nghề IT
- Nên học tiếng Anh trước hay học IT trước?
- Nam sinh lớp 10 trường Quốc tế tại Sài Gòn mê học lập trình trực tuyến
- Làm thế nào với một CV IT hay nhảy việc?
- Gặp gỡ hannah Phạm Nguyễn Tường Vi – nữ hannah xinh đẹp, tâm huyết
- Rộng mở cơ hội việc làm freelance IT cho học viên FUNiX
- Vì sao sinh viên CNN cần trang bị kỹ năng tìm việc IT
- Chàng trai Bình Định vừa làm rẫy vừa học IT
- Chuyển nghề lập trình viên ở tuổi 35
- Cậu bé 13 tuổi thiết kế trang web cho công ty của mẹ
- So sánh Công nghệ Flashblade với các giải pháp lưu trữ truyền thống
- Tận dụng Predictive Analytics (Phân tích Dự đoán) để cải thiện kết quả học tập
- Thực hư cơ hội lấy bằng đại học ở tuổi 20 nhờ học trực tuyến
Bình luận (0
)