Lời khuyên: làm thế nào với một CV IT hay nhảy việc?

Làm thế nào với một CV IT hay nhảy việc?

Chia sẻ kiến thức 24/07/2023

Một CV IT hay nhảy việc với những lần chuyển nơi làm việc liên tiếp có thể khiến bạn nhận được cái nhìn thiếu thiện cảm của các doanh nghiệp.

Vậy, nên làm thế nào với một CV IT hay nhảy việc? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý giúp bạn một vài giải pháp.

Những nhược điểm của một CV IT hay nhảy việc

Một CV với thời gian gắn bó ngắn ngủ giữa các công ty có thể khiến bạn bị gắn mác “hay nhảy việc”. Với bộ phận HR cũng như người quản lý các doanh nghiệp, thì họ thường mong muốn tìm kiếm những ứng viên có khả năng gắn bó lâu dài với công ty. Vì vậy, CV hay nhảy việc có thể khiến ứng viên IT dễ nhận cái nhìn thiếu thiện cảm cũng như định kiến lo ngại bạn cũng sẽ sớm rời bỏ doanh nghiệp.

Ngoài ra, CV IT hay nhảy việc có thể cho thấy sự thiếu kiên nhẫn hoặc không biết cách đặt mục tiêu trên hành trình sự nghiệp của bạn: Không đủ sáng suốt để lựa chọn những công ty/ chỗ làm việc phù hợp, lâu dài và thiếu kiên nhẫn để thích ứng với doanh nghiệp.

Các nhược điểm này có thể được phản ánh đúng hoặc sai, nhưng rõ ràng, nó có mang lại bất lợi cho ứng viên trong quá trình tuyển dụng. Bạn cần khéo léo để có thể khắc phục điều này.

cv it hay nhảy việc
Một CV IT hay nhảy việc với những lần chuyển nơi làm việc liên tiếp có thể khiến bạn nhận được cái nhìn thiếu thiện cảm của các doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: Pexcels)

Gợi ý giúp bạn gia tăng thiện cảm khi có một CV IT hay nhảy vệc

Khi có một CV IT hay nhảy việc, bạn cần làm gì để gia tăng thiện cảm với HR/ nhà quản lý? 

Ý thức được ưu – nhược điểm

Khi bạn ý thức được các ưu – nhược điểm của bản thân, bạn sẽ dễ dàng bày tỏ được suy nghĩ trước nhà tuyển dụng và do đó, gia tăng thiện cảm với họ. Chẳng hạn, bạn có thể khéo léo chia sẻ lý do nhảy việc, hoặc các khó khăn trong giai đoạn thay đổi công việc của mình cũng như cách bạn vượt qua khó khăn đó… 

Thể hiện định hướng công việc rõ ràng

Bạn nên thể hiện được một cách rõ ràng định hướng công việc của mình để nhà tuyển dụng hiểu được con đường mà bạn hướng tới, cũng như tương lai bạn muốn gắn bó, cống hiện cho công ty. Định hướng ấy không chỉ là những lời khẳng định suông, mà nên là các kế hoạch cụ thể, cách hành động… giúp bạn chinh phục mục tiêu của mình. Đồng thời, cần thể hiện rõ công việc/ vai trò ở công việc hiện tại sẽ giúp bạn tiến bước đến tương lai, đến mục tiêu đã đề ra như thế nào.

Bày tỏ sự nghiêm túc, chăm chỉ và ham học hỏi trong công việc

Bạn hãy bày tỏ sự nghiêm túc, tinh thần làm việc chăm chỉ, ham học hỏi với nhà tuyển dụng tại công việc mới. Đây là những tố chất, thái độ cần thiết trong mọi công việc nhưng cách bạn thể hiện nó thực sự sẽ “đi” vào trái tim của nhà tuyển dụng, giúp xòa nhòa đi ấn tượng không tốt khi bạn có một CV hay nhảy việc. 

Hãy để nhà tuyển dụng hiểu rằng, bạn có thể đóng góp được gì và đóng góp như thế nào vào các nhiệm vụ được giao. Song song đó, bạn có thể học hỏi để cải thiện chất lượng làm việc. Đây là những thái độ, tinh thần mà mỗi doanh nghiệp đều đang tìm kiếm ở ứng viên của mình.

Tóm lại, bạn hãy sang suốt chuẩn bị và tìm các cách hay để biến nhược điểm thành ưu điểm, cho nhà tuyển dụng thấy được tinh thần làm việc máu lửa, sẵn sàng gắn bó với công ty ngay từ đầu khi tham dự buổi tuyển dụng. Từ đó, bạn sẽ tạo ra các ấn tượng tốt, cũng như chiếm lĩnh được thiện cảm của nhà tuyển dụng bởi các kĩ năng giao tiếp khéo léo, chín chắn và trưởng thành của mình.

Vân Anh

Tin liên quan:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!