Hướng dẫn chi tiết các bước lập trình game trong Scratch
Table of Contents
Công nghệ hiện đại ngày càng phát triển, việc tạo ra một trò chơi thú vị và ấn tượng không còn là điều quá khó khăn khi đã có nền tảng lập trình đồ họa Scratch. Scratch là một nền tảng mạnh mẽ giúp người mới bắt đầu có thể sáng tạo nhiều trò chơi khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết từng bước lập trình game trong Scratch từ việc tạo nhân vật đến thiết lập bối cảnh, hiệu ứng, âm thanh đến quyết định chiến thắng. Hãy theo dõi ngay bạn nhé.
1. Lập trình Scratch là gì?
Scratch là một ngôn ngữ lập trình đơn giản và thân thiện với người dùng, giao diện kéo thả giúp bạn dễ dàng tạo ra các tựa game, chương trình máy tính nhờ vào những khối xây dựng sẵn. Để hiểu rõ hơn về Scratch giúp quá trình lập trình game hiệu quả hơn, bạn hãy tìm hiểu về thành phần và loại block cơ bản để xây dựng game trong Scratch như sau.
>>Xem thêm: Tất tần tật các điều phải biết khi học lập trình game Unity
1.1 Thành phần của một dự án Scratch
Một dự án lập trình game trong Scratch sẽ có những thành phần:
- Stage: Nền tảng hiển thị hoạt động của chương trình, những gì được tạo ra mọi người sẽ nhìn thấy tại đây.
- Sprite: Hình ảnh/ biểu tượng bạn muốn sử dụng trong chương trình có thể có nhiều script và block điều khiển riêng biệt.
- Script: Chuỗi lệnh được kết hợp để tạo nên những hành động nhất định.
1.2 Các loại block xây dựng game cơ bản
Khi lập trình game trong Scratch, bạn sẽ được cung cấp rất nhiều block để tạo game như:
- Block điều khiển: Giúp chương trình có thể kiểm soát luồng logic và sau đó quyết định thực thi code. Các loại block điều khiển phổ biến như “Nếu…thì” để kiểm tra điều kiện, nếu đúng thì hành động, “Lặp lại” để thực hiện lặp lại hành động nhiều lần, “Kết thúc” dùng để dừng tất cả các chương trình.
- Block sự kiện: Giúp chương trình có thể phản ứng với sự kiện được kích hoạt gồm nhiều dạng như: “Bắt đầu” giúp thực hiện hành động nhất định, “Click chuột” khi người chơi bấm vào sprite, thực hiện hành động.
- Block âm thanh và hình ảnh: Giúp chương trình tạo ra âm thanh và hiển thị hình ảnh, một số block phổ biến gồm “Phát âm thanh” để tạo file âm thanh trong game, “Đặt nền” giúp đặt hình ảnh làm nền cho Stage.
>>Xem thêm: Biến ý tưởng thành sản phẩm game thông qua lập trình game Unity
2. Các bước lập trình game trong Scratch
Để xây dựng được một tựa game với ngôn ngữ Scratch, bạn cần thực hiện các bước:
2.1 Bước 1: Xác định ý tưởng game
Việc đầu tiên bạn cần làm chính là xác định ý tưởng trò chơi, bạn muốn sáng tạo thể loại trò chơi gì, ví dụ như giải trí, bắn súng hay đua xe…Hãy lên kế hoạch thật cụ thể về cách hoạt động của game.
2.2 Bước 2: Phác họa giao diện game
Lập trình game trong scratch có thể sử dụng khối “set backdrop” để đặt hình nền, bạn có thể chọn hình ảnh từ thư viện hoặc tải lên tệp của riêng bạn. Tiếp đến là tạo hình nhân vật, bạn hãy xây dựng hình ảnh nhân vật chính và đặt nhân vật ở vị trí khởi đầu trên màn hình. Sử dụng khối “say” hoặc “think” để hiển thị thông điệp cho người chơi, ví dụ “Nhấn mũi tên để di chuyển.”
Sau đó hãy tạo nút hoặc biểu tượng đồ họa cho tương tác người chơi, sử dụng biến để theo dõi điểm số và thời gian. Tạo các đối tượng đồ họa khác như vật cản, mục tiêu, tạo sự đa dạng và thử thách cho trò chơi. Với những màu sắc, hình ảnh và kích thước bắt mắt sẽ giúp giao diện hấp dẫn và thú vị hơn.
>>Xem thêm: Unity so với Unreal: Chọn gì cho dự án của bạn thành công
2.3 Bước 3: Tạo nhân vật
Khi lập trình game trong Scratch, bạn thực hiện như sau mở trình biên tập Scratch, trong phần “Nhân vật” nhấn vào nút “Chọn nhân vật mới” để chọn một nhân vật có sẵn từ thư viện hoặc tạo nhân vật mới bằng cách vẽ, thiết kế. Sau đó kéo và thả nhân vật vào màn hình biên tập, sử dụng khối lệnh để điều khiển nhân vật.
2.4 Bước 4: Xử lý sự kiện
Để xử lý sự kiện cho từng nhân vật trong Scratch, bạn có thể áp dụng các khối lập trình để định rõ hành động và phản ứng của từng nhân vật trong trò chơi, vụ thể:
- Sử dụng khối “when this sprite clicked” để biết sự kiện khi người chơi nhấp chuột vào nhân vật.
- Sử dụng khối “when this sprite touches [object]” để phản ứng khi nhân vật va chạm với đối tượng cụ thể để xác định hành động như mất mạng, tích điểm, thay đổi hình dạng…
- Sử dụng các khối di chuyển như “glide”, “move”, hoặc “go to” để xử lý khi nhân vật thực hiện hành động di chuyển.
- Sử dụng khối “when [key] keypress” để phản ứng khi người chơi nhấn một phím cụ thể, một số hành động như di chuyển, nhảy, bắn,…
- Sử dụng các khối theo thời gian như “wait” hoặc “repeat” để thực hiện hành động theo khoảng thời gian cố định.
2.5 Bước 5: Lập trình hành động
Áp dụng các khối lập trình game trong Scratch để xác định hành động của nhân vật trong trò chơi. Ví dụ, trong trò chơi bắn súng, bạn có thể dùng khối “move” để di chuyển nhân vật và sử dụng khối “if” để kiểm tra xem nhân vật đã bắn trúng mục tiêu chưa.
>>Xem thêm: Cách học lập trình game trên điện thoại từ con số 0
2.6 Bước 6: Xử lý va chạm và xung đột
Áp dụng khối lập trình “if touching” để kiểm tra xem nhân vật của bạn có va chạm với các đối tượng khác trong trò chơi hay không. Sử dụng khối “broadcast” để gửi thông điệp và xử lý va chạm dựa trên thông điệp đó.
2.7 Bước 7: Điều khiển luồng chương trình
Áp dụng khối điều khiển như “repeat” và “forever” để tạo vòng lặp và kiểm soát luồng chương trình. Điều này cho phép bạn thực hiện hành động lặp đi lặp lại hoặc theo điều kiện cụ thể. Trong việc tạo trò chơi, lựa chọn độ khó phù hợp rất quan trọng để duy trì sự thú vị và không gây nhàm chán cho người chơi. Để đối phó, sử dụng các khối điều kiện để điều chỉnh độ khó của trò chơi.
2.8 Bước 8: Hiệu ứng âm thanh, hình ảnh
Trong việc xây dựng trò chơi, hãy thêm hiệu ứng âm thanh và hình ảnh để tạo sự sống động. Lập trình game trong Scratch bạn sẽ được cung cấp khối lập trình âm thanh và hình ảnh để làm cho trò chơi của bạn thêm hấp dẫn và sinh động. Bạn có thể kéo và thả khối lập trình âm thanh để điều chỉnh phát lại, tạm dừng hay ngừng âm thanh.
2.9 Bước 9: Kiểm tra và sửa lỗi
Bạn hãy điều chỉnh độ phân giải của trò chơi để phù hợp với máy tính người chơi hoặc tinh chỉnh tốc độ khung hình (framerate) để trò chơi chạy mượt mà. Đồng thời, thay đổi tốc độ khung hình giúp trải nghiệm ổn định và hấp dẫn hơn, tránh giật lag và tối ưu hiệu ứng và hoạt hình theo tốc độ máy tính, tăng trải nghiệm chơi và tránh hiện tượng giật lag.
>>Xem thêm: 10+ Phần mềm lập trình game trên điện thoại
2.10 Bước 10: Chia sẻ và chơi game
Khi tựa game đã hoàn tất, bạn có thể xuất bản game để chia sẻ nó đến với người khác. Có thể share lên web Scratch, chia sẻ liên kết hoặc chơi trực tiếp trong trình chỉnh sửa phần mềm.
Với những bước lập trình game trong Scratch được chia sẻ như trên sẽ giúp bạn có thể tự xây dựng và sáng tạo trò chơi để theo đuổi đam mê của mình. Để hiểu sâu hơn về Scratch, bạn hãy tham gia ngay khóa học lập trình Scratch tại FUNiX nhé. Với khóa học này, bạn sẽ được học lập trình Scratch cơ bản – nâng cao và có lộ trình trở thành một công dân số thực thụ. Ngoài ra, việc học thuận lợi, hiệu quả hơn rất nhiều nhờ có đội ngũ hannah FUNiX đồng hành cùng bạn, các mentor hỗ trợ 1:1 giải đáp mọi thắc mắc giúp quá trình học đạt kết quả tốt nhất.
Lập trình nhúng lương bao nhiêu? Cơ hội việc làm tương lai
Kỹ sư lập trình nhúng tuyển dụng 2023 – Học FUNiX cam kết đầu ra
Tổng hợp chi phí các khóa học lập trình Backend hiện nay
Làm sao để trở thành một lập trình viên Full Stack Web Developer?
Dương Thị Ly A.
Bình luận (0
)