Bạn có biết hình thành tư duy lập trình tốt như thế nào?

Hình thành tư duy lập trình tốt như thế nào?

Chia sẻ kiến thức 13/08/2021

Tư duy không phải là khái niệm xa lạ với mọi người trong cuộc sống nhưng tư duy lập trình lại là khái niệm khá mới mẻ và có lẽ chỉ có trong giới công nghệ thông tin.

Tư duy lập trình, hiểu một cách đơn giản là cách lập trình viên sử dụng đầu óc, chất xám của mình để tư duy, phân tích và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Sau đó họ sẽ lựa chọn ra phương án thích hợp và chuyển chúng thành mã code. Thực chất tư duy lập trình là kỹ năng tích lũy được từ quá trình học hỏi, rèn luyện hàng ngày. Vậy làm thế nào để sở hữu một tư lập trình tốt?

1. Hãy “ăn” thật nhiều kiến thức lập trình.

Hãy nạp kiến thức vào bản thân bằng cách đọc thật nhiều vì lập trình giống như giải một bài  toán, có rất nhiều cách để tìm ra cùng một kết quả. Mỗi lập trình viên đều có cách riêng mang đậm tính cá nhân khi viết nên một chương trình của bản thân.

Bạn đang sống trong thời đại công nghệ 4.0 nên việc trau dồi kiến thức bằng cách đọc không thì chưa đủ. Hãy thử học thêm các khóa học online, các nguồn học liệu uy tín về lập trình như blog lập trình viên nổi tiếng, kênh chia sẻ kiến thức hấp dẫn. Chắc chắn bạn sẽ học được khá nhiều điều mới mẻ trên đó. Đồng thời, qua những câu chuyện thực tế về chuyện coding mà họ chia sẻ thì bạn sẽ “thẩm thấu” nhanh hơn rất nhiều và tư duy lập trình sẽ ổn định hơn nhiều đấy.

>>> Xem thêm: Top 20 ngôn ngữ lập trình tốt nhất để học bạn nên biết – Phần 1

2. Code. Code. Code.

Dân lập trình vẫn truyền tai nhau rằng “1 lần đọc không bằng 3 lần code”. Hãy thực hành chạy code ngay lập tức khi bạn có thể. Mỗi lần chạy mã là một lần tư duy của bạn được nâng cấp một cách tự nhiên, và hiểu được tính logic của dòng code đó. Nên nhớ rằng bạn nên gõ sẽ hiệu quả hơn thay vì copy, paste. Đây là một phương pháp “nhai lại” nhưng mỗi lần như vậy những dòng code của bạn sẽ “chỉn chu” hơn, giúp bạn tạo lập tư duy lập trình vững chắc.

3. Hãy suy nghĩ như một tester

Tester là những người tìm kiếm bug nên họ thường không suy nghĩ theo lối thông thường, họ hay đi ngược lại vấn đề và đặt câu hỏi “Tại sao?”.

Bạn có biết đỉnh cao của sự tuy duy chính là trí tò mò. Mô hình 5W1H (What – Where – When – Why – Who – How) sẽ giúp sự tò mò của bạn có cơ sở khoa học hơn. Bạn thấy tên mô hình này khó nhớ à? Vậy hãy gọi vui là “5 vợ (wife) 1 chồng (husband)” để dễ nhớ hơn nhé.

Với dân lập trình thường bắt đầu viết theo hướng nghĩ:

What: Ý tưởng là gì? Ứng dụng nó như thế nào?

Who: Đối tượng hướng đến của bạn là ai?

Where: Bạn định phát triển chương trình ở đâu?

When: Khi nào thì bạn sẽ bắt đầu, và trong bao lâu thì hoàn thành?

Why: Tại sao bạn lại muốn tạo ra nó?

How: Bạn sẽ viết nó như thế nào? Sử dụng ngôn ngữ nào thì phù hợp?

tư duy lập trình
Tester là những người tìm kiếm bug nên họ thường không suy nghĩ theo lối thông thường, họ hay đi ngược lại vấn đề và đặt câu hỏi “Tại sao?”.

Khi bạn đặt nhiều câu hỏi đồng nghĩa với việc bạn đang tìm hiểu vấn đề rất cặn kẽ, như vậy mục đích viết code của bạn sẽ hiệu quả hơn. Bạn hãy nhớ, tư duy của con người chỉ phát triển khi có sự tò mò, và tư duy lập trình cũng vậy.

>>> Xem thêm: Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

4. Vừa chơi game vừa học

Ngoài những lúc học hành căng thẳng sẽ không thể thiếu những giây phút giải trí. Bạn có thể tìm đến những trò chơi trí tuệ như Rubik, Sudoku, Puzzle…để giúp bộ não mình phải hoạt động và tư duy lập trình tốt hơn.

5. Teamwork

Trong tất cả các dự án của lập trình đều đòi hỏi làm việc nhóm, bởi vì bạn sẽ được rèn luyện tư duy lập trình, kỹ năng giao tiếp, phối hợp với đồng đội. Quan trọng nhất là bạn có thể học được những kiến thức hay từ người khác. Hãy tham gia các dự án có nhiều cộng sự, học cách làm việc và tư duy lập trình của người khác, bạn sẽ tạo ra một sản phẩm mang tính cộng đồng và được chào đón nhiều hơn.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm các chủ đề hữu ích:

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại