Internet of Things - IoT là gì? Giải thích đơn giản về IoT

Internet of Things – IoT là gì? Giải thích đơn giản về IoT

Chia sẻ kiến thức 30/03/2022

Internet of Things (Internet vạn vật), hay viết tắt là “IoT”, là khái niệm mở rộng sức mạnh của internet vượt ra khỏi phạm vi máy tính và điện thoại thông minh vươn đến một đẳng cấp khác, từ quá trình cho đến môi trường. Dưới đây là tất cả những điều bạn cần biết.

Internet vạn vật (IoT) đã phát triển trong vài năm gần đây và các dự đoán cho thấy sẽ còn phát triển nhanh hơn nữa trong những năm tới. IoT là trung tâm của những tiến bộ công nghệ trong mọi ngành công nghiệp có thể tưởng tượng ra. Điều này có vẻ hơi cường điệu, nhưng gần như không ngày nào chúng ta không gặp phải IoT theo một cách nào đó. Vậy thì IoT là gì? Internet vạn vật liên tục được mở rộng, dưới đây là mọi thứ bạn cần biết về Internet vạn vật vào lần tiếp theo khi bạn thấy nó xuất hiện trên bản tin.

1. IoT là gì?

Nếu bạn chỉ Google “IoT là gì?” sẽ ra nhiều câu trả lời không cần thiết về mặt kĩ thuật. Như trường hợp này chẳng hạn:

“Internet vạn vật (IoT) là một hệ thống bao gồm các thiết bị máy tính, máy móc cơ khí và kỹ thuật số, vật thể, động vật hoặc con người có liên quan với nhau được cung cấp các mã nhận dạng duy nhất và khả năng truyền dữ liệu qua mạng mà không yêu cầu tương tác giữa con người với nhau hoặc con người tương tác với máy tính. ”

— Một lời giải thích kỹ thuật không cần thiết về IoT

Bạn không hề đơn độc nếu bạn cảm thấy khó hiểu sau khi đọc đâu. Hầu hết mọi người đều không có nhu cầu và cũng không cần phải đi sâu vào sự phức tạp của IoT như thế. Trong bài này, tôi sẽ cung cấp cho bạn lời giải thích đơn giản về Internet vạn vật và cách thức hoạt động của nó.

Trước khi chúng ta bắt đầu, hãy lưu ý rằng “Internet Vạn Vật” và “IoT” có thể và sẽ được sử dụng thay thế cho nhau.

Giải thích về IoT: Đơn giản và không mang tính kỹ thuật

Bạn có thể đang đọc bài này trên máy tính để bàn hoặc máy tính bảng. Nhưng dù đang đọc bằng bất kỳ thiết bị nào, chúng đều chắc chắn được kết nối với Internet.

Kết nối mọi thứ với internet mang lại nhiều lợi ích đáng kinh ngạc. Tất cả chúng ta đều đã thấy những lợi ích này thông qua điện thoại thông minh, laptop và máy tính bảng, nhưng kết nối internet cũng mang đến lợi ích với mọi thứ khác. Vâng, ý tôi là mọi thứ luôn.

Internet Vạn Vật có nghĩa là lấy tất cả mọi thứ trên thế giới và kết nối chúng với internet.

Tôi nghĩ rằng sự khó hiểu nảy sinh không phải vì khái niệm này quá hẹp, mà là vì nó quá rộng và được định nghĩa quá mơ hồ. Thật khó để định nghĩa khái niệm này khi có rất nhiều ví dụ và khả năng IoT mang lại.

Để rõ ràng hơn, tôi nghĩ điều quan trọng là phải hiểu rõ lợi ích của việc kết nối mọi thứ với internet.

>>> Xem thêm: Tầm quan trọng và ứng dụng của Internet of Things (IoT)

2. Tại sao IoT lại quan trọng

Khi một thứ gì đó được kết nối với internet, điều đó có nghĩa là nó có thể gửi thông tin hoặc nhận thông tin, hoặc cả hai. Khả năng gửi và / hoặc nhận thông tin này làm cho mọi thứ trở nên thông minh và tất nhiên, thông minh hơn là tốt hơn.

Hãy lấy điện thoại thông minh làm ví dụ một lần nữa. Bạn có thể nghe bất kỳ bài hát nào trên thế giới, nhưng không phải vì điện thoại của bạn có chứa mọi bài hát trên thế giới đâu. Đó là bởi vì mọi bài hát trên thế giới đều được lưu trữ ở một nơi khác (nơi đó được gọi là “cloud”) và khi điện thoại của bạn yêu cầu một bài hát sẽ nhận thông tin để phát trực tuyến bài hát đó.

Để trở nên thông minh, một vật không cần phải có siêu bộ nhớ hoặc siêu máy tính bên trong nó. Tất cả những gì phải làm là liên kết tới siêu bộ nhớ hoặc siêu máy tính. Được kết nối là một điều thật tuyệt vời.

Trong Internet Vạn Vật, tất cả mọi thứ có thể được xếp thành ba loại:

  • Những vật cảm biến thu thập thông tin và sau đó gửi đi.
  • Những vật nhận thông tin và sau đó tiến hành hoạt động trên đó.
  • Những vật làm cả hai điều trên.

Và cả ba loại này đều có những lợi ích to lớn cũng như hỗ trợ lẫn nhau.

2.1 Thu thập và gửi thông tin

Điều này có nghĩa là cảm biến (sensors). Cảm biến có thể đo được nhiệt độ, chuyển động, độ ẩm, chất lượng không khí, ánh sáng và hầu hết mọi thứ mà bạn có thể nghĩ đến. Cảm biến, khi được ghép nối với kết nối internet, cho phép thu thập thông tin từ môi trường, từ đó giúp đưa ra quyết định tốt hơn.

(Cảm biến đo độ ẩm của đất)
Nguồn ảnh: Sparkfun

Trong trang trại, việc tự động nhận thông tin về độ ẩm của đất có thể cho người nông dân biết chính xác khi nào cây trồng cần được tưới nước. Thay vì tưới quá nhiều hoặc quá ít (cái nào cũng có thể dẫn đến hậu quả xấu), người nông dân có thể đảm bảo rằng cây trồng nhận được lượng nước cần thiết chính xác.

Cũng giống như các giác quan của chúng ta cho phép chúng ta thu thập thông tin, các cảm biến cho phép máy móc hiểu được môi trường quanh chúng.

2.2 Tiếp nhận và tác động đến thông tin

Tất cả chúng ta đều rất quen thuộc với máy móc hoạt động dựa trên thông tin đầu vào. Một máy in nhận một tài liệu gì đó xong rồi in ra giấy. Cửa gara xe nhận được tín hiệu không dây và tự động mở. Việc điều khiển từ xa trên máy móc hoạt động là điều quá phổ biến.

Vậy thì sao? Sức mạnh thực sự của IoT phát sinh khi mọi thứ có thể làm cả hai điều trên: thu thập thông tin và gửi nó đi, nhưng cũng tiếp nhận thông tin và tác động đến nó.

2.3 Làm cả hai

Hãy quay trở lại với ví dụ về việc trồng trọt. Các cảm biến thu thập thông tin về độ ẩm của đất. Bây giờ, người nông dân có thể kích hoạt hoặc tắt hệ thống tưới tiêu khi cần. Với các hệ thống hỗ trợ IoT, bạn thực sự không cần phải có người nông dân nào ở đó. Thay vào đó, hệ thống tưới có thể tự hoạt động khi cần thiết, dựa trên độ ẩm của đất.

Và không chỉ dừng lại ở đó, tất cả thông tin này về độ ẩm của đất, cập nhật hệ thống tưới tiêu đang tưới cây ở mức độ nào và cây trồng thực sự phát triển như thế nào đều có thể được thu thập và gửi đến siêu máy tính trên đám mây chạy các thuật toán nhằm phân tích tất cả thông tin này, dẫn đến các mô hình có thể được sử dụng để dự đoán các điều kiện trong tương lai và ngăn ngừa tổn thất.

Và đó chỉ là ví dụ về một loại cảm biến. Còn thêm nhiều các loại cảm biến khác nữa như ánh sáng, chất lượng không khí và nhiệt độ, và các thuật toán này có thể khai thác được nhiều điều hơn nữa. Với hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn trang trại đều thu thập thông tin, các thuật toán này có thể tạo ra các insight đáng kinh ngạc về cách làm cho cây trồng phát triển tốt nhất, giúp nuôi sống số lượng dân số ngày càng tăng trên thế giới.

>>> Xem thêm: Một số cách ứng dụng để triển khai ứng dụng IoT

3. Định nghĩa cơ bản về IoT

IoT là gì? : Internet Vạn Vật, hay IoT, là về việc mở rộng sức mạnh của kết nối internet ngoài máy tính cho toàn bộ những sự vật, quy trình và môi trường khác. Những thứ được kết nối sẽ trở nên thông minh hơn và được sử dụng để thu thập thông tin, gửi thông tin hoặc cả hai.

Tại sao IoT lại quan trọng? : IoT cung cấp cho các doanh nghiệp và mọi người cái nhìn sâu sắc hơn và kiểm soát các đối tượng và môi trường hiện đang nằm ngoài tầm với của internet. Theo đó, IoT giúp các doanh nghiệp và con người kết nối nhiều hơn với thế giới xung quanh và làm những công việc có ý nghĩa hơn, ở cấp cao hơn.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm chuỗi bài viết liên quan:

IoT là gì và tại sao IoT lại quan trọng

Hướng dẫn về IoT và các hệ thống nhúng

Lợi ích kinh doanh của IoT

 

Nguyễn Hải Nam

Dịch từ bài: Home Smart IoT Home: Domesticating the Internet of Things

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!