Một số cách giúp bảo vệ phần cứng máy tính phổ biến

Một số cách bảo vệ phần cứng máy tính phổ biến

Chia sẻ kiến thức 29/06/2023

Phần cứng máy tính là các bộ phận dễ bị tổn hại. Không chỉ vậy, việc thay đổi/sửa chữa các bộ phận này cũng khá tốn kém về mặt chi phí.

Phần cứng máy tính rất phức tạp và do đó có thể rất dễ hỏng. Ngay cả một khi bị hư hại rất nhỏ cũng có thể khiến nó không sử dụng được, vì vậy bạn cần phải bảo vệ nó.

Tầm quan trọng của bảo vệ phần cứng máy tính

Phần cứng máy tính là các bộ phận dễ bị tổn hại. Không chỉ vậy, việc thay đổi/sửa chữa các bộ phận này cũng khá tốn kém về mặt chi phí. Một số thiết bị ví dụ như chuột máy tính có thể không đắt tiền, nhưng nhiều bộ phận ví dụ như thiết bị đầu cuối PC thì lại khác. Do đó, cần thận trọng khi thao tác với các bộ phận này để đảm bảo thiết bị máy tính của bạn được bảo vệ. Nhưng chính xác thì bạn nên bắt đầu từ đâu? Xét cho cùng, có rất nhiều loại phần cứng máy tính khác nhau và bạn cần biết nên phân loại chúng như thế nào, hoặc làm thế nào để bảo vệ chúng đúng cách. Hãy theo một số biện pháp bảo vệ phần cứng máy tính phổ biến nhất dưới đây nhé.

phần cứng máy tính
Phần cứng máy tính rất phức tạp và do đó có thể rất dễ hỏng (ảnh: ezylinkit.com.au)

Bảo vệ phần cứng máy tính của bạn

Có nhiều lựa chọn khi nói đến việc bảo vệ phần cứng máy tính của bạn khỏi bị hư hại và các giải pháp hữu ích hay được sử dụng nhất là:

Vỏ máy tính:

Vỏ và tháp máy tính thường được chế tạo từ nhựa và không có khả năng chịu đựng khi bị hư hỏng. Và, trong quá trình làm việc với nhiều thao tác trên máy, những tác động này có thể nhanh chóng tích tụ lại gây ra hư hại. Do đó, để bảo vệ các phần cứng bên trong máy, bạn nên bắt đầu sử dụng vỏ máy tính. Những vỏ bọc này, có thể được khoá lại để đảm bảo an toàn cho máy, chống trộm cắp đồng thời cũng giúp các thiết bị đầu cuối được bảo vệ đầy đủ .

Sử dụng thiết bị chống truyền điện

Xung điện có thể làm hỏng cả bo mạch chủ và ổ cứng, vì vậy điều quan trọng là phải sử dụng thiết bị chống truyền điện. Khi bộ bảo vệ tăng áp phát hiện ra rằng điện áp đầu vào quá cao, nó sẽ giải phóng lại nguồn điện áp dư thừa. Điều này bảo vệ mọi thiết bị trên hệ thống mạch và giảm nguy cơ gây hư hỏng về điện.

Túi chống shock laptop:

Những tiến bộ trong công nghệ tạo ra những chiếc máy tính xách tay ngày càng nhẹ hơn và mỏng hơn bao giờ hết. Điều nàykhiến chúng dễ di chuyển hơn, nhưng cũng dễ tạo ra các tổn hại cho máy. Bảo vệ máy tính xách tay của bạn trong quá trình vận chuyển là rất quan trọng. Cách đơn giản nhất là đầu tư một chiếc túi chống shock cho laptop để giảm thiểu những va đập không thể tránh khỏi mà nó sẽ gặp phải khi bạn di chuyển xung quanh.

Túi chống shock là một giải pháp an toàn cho laptop của bạn (ảnh: citimuzik.com)

Tấm bảo vệ màn hình laptop:

Một chiếc máy tính xách tay sẽ dễ bị rơi hoặc va đập hơn máy tính bàn. Điều này có nghĩa là nguy cơ hư hỏng màn hình của laptop cao hơn nhiều. Đáng buồn là chi phí thay màn hình của một chiếc laptop tương đương với giá của một chiếc máy mới. Do đó, bạn có thể giảm thiểu trầy xước hoặc các tổn hại nặng hơn bằng miếng dán bảo vệ màn hình. Bạn cũng có thể mua các tấm bảo vệ màn hình chịu lực làm từ kính cường lực để tối đa hóa khả năng bảo vệ màn hình.

Thiết kế hệ thống thông gió đầy đủ:

Tất cả phần cứng IT đều có xu hướng nóng lên khi khối lượng công việc phải xử lý nhiều. Đây là lý do tại sao PC được thiết kế với quạt làm mát bên trong và lỗ thông gió. Tuy nhiên, những lỗ thông gió này cần được lắp đặt hợp lí để phân tán nhiệt thừa một cách chính xác. Nếu bạn bất cẩn khi đặt máy tính ở vị trí sát tường thì có khả năng các lỗ thông gió này sẽ bị chặn. Điều này có thể dẫn đến nhiệt độ bên trong tăng vọt, có thể làm cháy ổ cứng của bạn. Theo khảo sát, khoảng cách lý tưởng giữa máy tính của bạn và bất kỳ thứ gì khác phải luôn là 7 – 9 cm.

Quỳnh Anh (dịch từ ophtek.com)

Link bài gốc: https://ophtek.com/how-to-protect-your-it-hardware-from-damage/

Tin liên quan:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại