Tác động của IoT đối với sự phát triển của logistics toàn cầu

Tác động của IoT đối với sự phát triển của logistics toàn cầu

Chia sẻ kiến thức 07/08/2023

Trong tương lai, IoT sẽ không chỉ tác động lớn đến ngành logistics và vận tải mà còn mở rộng sang sản xuất, thương mại điện tử, thương mại bán lẻ, xây dựng và nhiều lĩnh vực khác.

Thị trường logisctis đang trở nên năng động và cạnh tranh hơn bao giờ hết, không chỉ do tình hình thế giới có nhiều thay đổi mà một nguyên nhân khác đó là sự tiến sâu của Internet vạn vật (IoT) vào lĩnh vực này. Theo báo của KPMG – một trong những tập đoàn kiểm toán hàng đầu thế giới, những thách thức mới của thị trường buộc các bên tham gia phải có những đổi mới trong hoạt động kinh doanh, xây dựng lại chuỗi cung ứng hiện có và ứng dụng IoT hiện đại vào quá trình hậu cần và vận tải quốc tế. 

IoT trong logistics là gì? 

IoT có thể được ví như một cánh cửa thần kỳ, có thể giao bất kỳ thứ gì mà bạn mong muốn chỉ bằng một cú nhấp chuột từ điện thoại thông minh. Đây là những cảm biến thông minh trong vận tải, cho phép theo dõi trạng thái của hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Hiện nay, khi nói về IoT, người ta thường nghĩ đến những thiết bị và công cụ thông minh có thể chạm vào được. Tuy nhiên, chắc chắn trong tương lai, triển vọng của IoT sẽ còn xa hơn rất nhiều. 

iot
IoT có thể được ví như một cánh cửa thần kỳ, có thể giao bất kỳ thứ gì mà bạn mong muốn chỉ bằng một cú nhấp chuột từ điện thoại thông minh. (Ảnh: Internet)

Ứng dụng của IoT trong logistics

Quản lý kho và hàng tồn kho 

Cảm biến IoT theo dõi hàng tồn kho và cung cấp dữ liệu có thể được sử dụng trong quá trình phân tích xu hướng để dự đoán các yêu cầu về hàng tồn kho trong tương lai. Từ dữ liệu IoT cung cấp, hàng hoá được di chuyển tự động với sự hỗ trợ của cần cẩu sắp xếp, giúp giảm thời gian sản xuất và chi phí nhân công, giảm bớt gánh nặng cho con người và giúp tránh tình trạng thiếu, thừa hàng do hoạt động kiểm tra thủ công có thể có những sai sót. 

Theo dõi hàng hoá từ khi mua đến khi giao hàng

Giám sát truyền thống hiện nay đang quét mã các đơn hàng giữa các điểm giao hàng. Trong khi đó, công nghệ RFID hay nhận dạng qua tần số vô tuyến, là phương pháp mới giúp đơn giản hoá quy trình theo dõi bằng cách kết nối với cloud (đám mây), gửi dữ liệu vị trí thường xuyên hơn so với việc quét mã thủ công bởi các mã QR thường sử dụng cách quét quang học cho từng sản phẩm gây lãng phí thời gian. 

Thẻ RFID đã hạn chế được điều này. Trung bình, độ chính xác của mức tồn khi thường dao động trong khoảng 65%, nhưng RFID đã tăng tỷ lệ này lên đến 95%. Việc giám sát hàng hoá, dữ liệu theo RIFD sẽ giúp xác định được những người vận chuyển và tài xế một cách hiệu quả, xác định các tuyến giao hàng thuận tiện và gợi ý những lựa chọn cho nhân viên giao hàng mới, v.v. 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!